Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sởVừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở.Chương trình nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền trong nhân dân nâng cao nhận thức về: pháp luật tiếp công dân; khiếu nại, giải quyết khiếu nại; tố cáo và giải quyết tố cáo; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý... tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế khiếu nại sai, góp phần bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Qua đó từng bước giảm dần tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở để khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, đông người.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia với chính quyền cùng cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mục đích của Chương trình còn nhằm thông qua hoạt động phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; đồng thời thông qua các hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.
Một số nội dung quan trọng của Chương trình như:
Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; đồng thời, giải thích về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh thỏa thuận hòa giải hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực, pháp luật; phổ biến kinh nghiệm tuyền truyền đối với việc giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp;
Chủ động tham gia phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết các tranh chấp ngay tại cơ sở khi có mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân thông qua các biện pháp hòa giải, tuyên truyền, giáo dục, giải thích chính sách, pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải;
Tăng cường hoạt động gáim sát của Ban Thanh tra nhân dân, Bán Giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải ở cơ sở để phòng ngừa, hạn chế phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; phát hiện và kiến nghị chính quyền giải quyết kịp thời những thiếu sót, vụ việc tiêu cực; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở cơ sở;
Giám sát một số chuyên đề: việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản án và đối thoại với nhân dân; việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc thực hiện chính sách về triển khai, quản lý dự án BT, BOT; việc thi hành pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; việc thực hiện chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình quản lý chợ; công tác xét xử các vụ án hành chính liên quan đến quyết định hành chính và hành vi hành chính của tòa án các cấp;
Lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã có kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới mà công dân vẫn tiếp tục tục khiếu nại, tố cáo; những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, "điểm nóng" để xem xét, kiện nghị với cơ quan có thẩm quyền về hướng xử lý, giải quyết. Qua đó ngăn ngừa khiếu kiện đông người...
Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở
15/10/2018
Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở.
Chương trình nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền trong nhân dân nâng cao nhận thức về: pháp luật tiếp công dân; khiếu nại, giải quyết khiếu nại; tố cáo và giải quyết tố cáo; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý... tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế khiếu nại sai, góp phần bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Qua đó từng bước giảm dần tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở để khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, đông người.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia với chính quyền cùng cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mục đích của Chương trình còn nhằm thông qua hoạt động phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; đồng thời thông qua các hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.
Một số nội dung quan trọng của Chương trình như:
Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; đồng thời, giải thích về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh thỏa thuận hòa giải hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực, pháp luật; phổ biến kinh nghiệm tuyền truyền đối với việc giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp;
Chủ động tham gia phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết các tranh chấp ngay tại cơ sở khi có mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân thông qua các biện pháp hòa giải, tuyên truyền, giáo dục, giải thích chính sách, pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải;
Tăng cường hoạt động gáim sát của Ban Thanh tra nhân dân, Bán Giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải ở cơ sở để phòng ngừa, hạn chế phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; phát hiện và kiến nghị chính quyền giải quyết kịp thời những thiếu sót, vụ việc tiêu cực; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở cơ sở;
Giám sát một số chuyên đề: việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản án và đối thoại với nhân dân; việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc thực hiện chính sách về triển khai, quản lý dự án BT, BOT; việc thi hành pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; việc thực hiện chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình quản lý chợ; công tác xét xử các vụ án hành chính liên quan đến quyết định hành chính và hành vi hành chính của tòa án các cấp;
Lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã có kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới mà công dân vẫn tiếp tục tục khiếu nại, tố cáo; những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, "điểm nóng" để xem xét, kiện nghị với cơ quan có thẩm quyền về hướng xử lý, giải quyết. Qua đó ngăn ngừa khiếu kiện đông người...