Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách hành chínhNgày 6/3, Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã thay mặt lãnh đạo Bộ đến dự và chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai công tác năm 2008 của Trung tâm Tin học. Theo Thứ trưởng, trong năm 2008, Trung tâm Tin học cần ưu tiên xây dựng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, tập trung để hoàn tất qui trình xử lý, quản lý văn bản và công việc ở cơ quan Bộ, tiếp đến áp dụng cho toàn ngành; đốc thúc “làm sống lại” các hộp thư điện tử với việc triển khai sử dụng hiệu quả hộp thư điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành và chuyên môn ở các đơn vị chuyên môn. Thứ trưởng chỉ đạo, trong năm 2008 phải tiến hành khảo sát việc sử dụng hộp thư điện tử vào hoạt động tại các Sở Tư pháp và cơ quan THADS, tạo thói quen để đến tháng 5, tất cả các đơn vị thuộc Bộ phải sử dụng hộp thư điện tử và Cổng thông tin điện tử, cuối năm 60% Sở Tư pháp và 30% cơ quan THADS (ở các tỉnh, thành phố lớn) có thể đưa hộp thư điện tử vào ứng dụng trong hoạt động. Phấn đấu đến năm 2009, có thể triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và chuyên môn tại các cơ quan tư pháp cấp tỉnh, huyện và năm 2012 có thể xuống đến cán bộ tư pháp cấp xã. Thứ trưởng hy vọng, việc sử dụng hộp thư điện tử sẽ góp phần tiết kiệm chi phí hành chính, thời gian, nhân lực, thay văn bản giấy bằng văn bản điện tử, đưa hệ thống máy tính trong cơ quan Bộ thành hệ thống thông tin, trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị của Bộ Tư pháp nói riêng và của toàn ngành Tư pháp nói chung. Trước mắt, để thực hiện được các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trên, Trung tâm Tin học cần xây dựng một số đơn vị điểm ứng dụng công nghệ thông tin, sau đó nhân rộng hiệu quả của hoạt động này ra toàn ngành.Theo khảo sát sơ bộ, đến nay, 70% người sử dụng khi vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp với mục đích để tra cứu các thông tin về pháp luật. Vì thế, Thứ trưởng chỉ đạo năm tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Tin học là phải làm giàu thông tin (bao gồm cả các hướng dẫn nghiệp vụ, các thủ tục tư pháp) của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để giảm thời gian tập huấn cho cán bộ, tăng cường hiệu quả tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật cho người dân, góp phần giảm những phiền hà cho người dân khi thực hiện các hoạt động liên quan đến các cơ quan tư pháp. Đồng thời góp phần hiệu quả cho việc áp dụng qui trình ISO trong hoạt động của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương. Xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên ngành (về cán bộ, chấp hành viên, luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, giám định viên, các văn bản đã thẩm định, các văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo…) để phục vụ cho công tác quản lý của Bộ Tư pháp, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giấy tờ.Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh việc thúc đẩy tổ chức thử nghiệm giao ban điện tử giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các cơ quan Tư pháp địa phương (trước mắt là các Sở Tư pháp) đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử; giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo Bộ với tổ chức, công dân qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 1 lần/năm để giải đáp những vướng mắc, cũng như nắm được sự quan tâm của người dân về các hoạt động tư pháp.Năm 2007, việc trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin ở Bộ Tư pháp đã được đánh giá vào hạng khá so với các cơ quan Bộ và ngang Bộ. Điều này khẳng định việc thành lập Trung tâm Tin học của Bộ Tư pháp và chủ trương tổ chức lại Trung tâm Tin học thành Cục Công nghệ thông tin là đúng đắn và cũng là cố gắng lớn của tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm trong điều kiện thiếu nhân lực và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhận định, hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhu cầu tham khảo các vấn đề pháp luật và thủ tục tư pháp của người dân. Vì vậy, trong năm 2008, Trung tâm cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thực hiện được 9 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, góp phần quan trọng cho việc áp dụng qui trình ISO trong quản lý và hoạt động của Bộ Tư pháp, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương./.Hương Giang - Báo Pháp luật Việt Nam
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách hành chính
06/03/2008
Ngày 6/3, Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã thay mặt lãnh đạo Bộ đến dự và chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai công tác năm 2008 của Trung tâm Tin học.
Theo Thứ trưởng, trong năm 2008, Trung tâm Tin học cần ưu tiên xây dựng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, tập trung để hoàn tất qui trình xử lý, quản lý văn bản và công việc ở cơ quan Bộ, tiếp đến áp dụng cho toàn ngành; đốc thúc “làm sống lại” các hộp thư điện tử với việc triển khai sử dụng hiệu quả hộp thư điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành và chuyên môn ở các đơn vị chuyên môn. Thứ trưởng chỉ đạo, trong năm 2008 phải tiến hành khảo sát việc sử dụng hộp thư điện tử vào hoạt động tại các Sở Tư pháp và cơ quan THADS, tạo thói quen để đến tháng 5, tất cả các đơn vị thuộc Bộ phải sử dụng hộp thư điện tử và Cổng thông tin điện tử, cuối năm 60% Sở Tư pháp và 30% cơ quan THADS (ở các tỉnh, thành phố lớn) có thể đưa hộp thư điện tử vào ứng dụng trong hoạt động. Phấn đấu đến năm 2009, có thể triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và chuyên môn tại các cơ quan tư pháp cấp tỉnh, huyện và năm 2012 có thể xuống đến cán bộ tư pháp cấp xã. Thứ trưởng hy vọng, việc sử dụng hộp thư điện tử sẽ góp phần tiết kiệm chi phí hành chính, thời gian, nhân lực, thay văn bản giấy bằng văn bản điện tử, đưa hệ thống máy tính trong cơ quan Bộ thành hệ thống thông tin, trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị của Bộ Tư pháp nói riêng và của toàn ngành Tư pháp nói chung. Trước mắt, để thực hiện được các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trên, Trung tâm Tin học cần xây dựng một số đơn vị điểm ứng dụng công nghệ thông tin, sau đó nhân rộng hiệu quả của hoạt động này ra toàn ngành.
| |
Theo khảo sát sơ bộ, đến nay, 70% người sử dụng khi vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp với mục đích để tra cứu các thông tin về pháp luật. Vì thế, Thứ trưởng chỉ đạo năm tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Tin học là phải làm giàu thông tin (bao gồm cả các hướng dẫn nghiệp vụ, các thủ tục tư pháp) của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để giảm thời gian tập huấn cho cán bộ, tăng cường hiệu quả tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật cho người dân, góp phần giảm những phiền hà cho người dân khi thực hiện các hoạt động liên quan đến các cơ quan tư pháp. Đồng thời góp phần hiệu quả cho việc áp dụng qui trình ISO trong hoạt động của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương. Xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên ngành (về cán bộ, chấp hành viên, luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, giám định viên, các văn bản đã thẩm định, các văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo…) để phục vụ cho công tác quản lý của Bộ Tư pháp, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giấy tờ.
Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh việc thúc đẩy tổ chức thử nghiệm giao ban điện tử giữa lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các cơ quan Tư pháp địa phương (trước mắt là các Sở Tư pháp) đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử; giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo Bộ với tổ chức, công dân qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp 1 lần/năm để giải đáp những vướng mắc, cũng như nắm được sự quan tâm của người dân về các hoạt động tư pháp.
Năm 2007, việc trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin ở Bộ Tư pháp đã được đánh giá vào hạng khá so với các cơ quan Bộ và ngang Bộ. Điều này khẳng định việc thành lập Trung tâm Tin học của Bộ Tư pháp và chủ trương tổ chức lại Trung tâm Tin học thành Cục Công nghệ thông tin là đúng đắn và cũng là cố gắng lớn của tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm trong điều kiện thiếu nhân lực và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhận định, hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhu cầu tham khảo các vấn đề pháp luật và thủ tục tư pháp của người dân. Vì vậy, trong năm 2008, Trung tâm cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thực hiện được 9 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, góp phần quan trọng cho việc áp dụng qui trình ISO trong quản lý và hoạt động của Bộ Tư pháp, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương./.
Hương Giang - Báo Pháp luật Việt Nam