Trong Quý I/2024, Bộ Tư pháp đã triển khai toàn diện, đầy đủ và đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Trong Quý I/2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
05 văn bản do Bộ Tư pháp trình là (i) Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 6; (ii) Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng, pháp lệnh năm 2024; (iii) Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 19/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; (iv) Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”; (v) Nghị định số 26/2024/NĐ-CP ngày 01/3/2024 của Chính phủ quy định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Đồng thời, Bộ Tư pháp đã trình
05/05 văn bản, đề án
[1] theo Chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm tiến độ trình Quốc hội đúng thời hạn các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, chẳng hạn như: (1) dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); (2) dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định, đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tiếp tục được thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL. Từ ngày 01/01/2024 – 31/3/2024, trên cơ sở đề nghị thẩm định của các Bộ, ngành gửi về, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với 08 đề nghị xây dựng VBQPPL
[2]; 34 dự án, dự thảo VBQPPL
[3].
3. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát VBQPPL tiếp tục được quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn ban hành văn bản của các bộ, ngành, địa phương và sự phản ánh, kiến nghị của cơ quan báo chí, người dân, tổ chức; tổ chức triển khai thực hiện các Quyết định về việc kiểm tra văn bản theo chuyên đề
[4].
Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2023
[5], góp phần minh bạch, dễ tiếp cận các VBQPPL thuộc lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý; báo cáo kết quả hoạt động năm 2023 và Kế hoạch công tác năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL
[6]. Bên cạnh đó, thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức xem xét, xử lý đối với kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, ngày 01/4/2024, Bộ Tư pháp đã có Tờ trình số 34/TTr-BTP báo cáo của Chính phủ xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024. Bộ Tư pháp cũng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao thêm về rà soát, đề xuất phương án, lộ trình xử lý hơn 500 thủ tục hành chính theo 19 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ.
4. Công tác theo dõi thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật được tập trung thực hiện. Trong Quý I/2024, Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024
[7], trong đó tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm, quản lý thuế, lĩnh vực xuất bản, in ấn và phát hành xuất bản phẩm…
Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm phổ biến, quán triệt quy định mới của Luật Đất đai năm 2024 trong ngành Tư pháp, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả; nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật Đất đai năm 2024 và trách nhiệm của Bộ, ngành Tư pháp trong việc thi hành Luật Đất đai, ngày 22/3/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố.
5. Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý... tiếp tục được tăng cường. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan tiếp tục hoàn thiện đối với các dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, như: dự án Luật Công chứng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Công tác thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước, như: Xử lý vi phạm hành chính, bồi thường nhà nước, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, công chứng, trợ giúp pháp lý... được chú trọng thực hiện. Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cả nước đã thụ lý 5.330 vụ việc TGPL tham gia tố tụng và có 3.160 vụ việc kết thúc. Tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng khá trở lên.
Trong thời gian báo cáo, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an nghiên cứu đẩy nhanh việc kết nối các phần mềm phục vụ thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dựng VneID tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế; thực hiện phân quyền cho Sở Tư pháp tra cứu thông tin có trong cơ sở dữ liệu LLTP của Trung tâm LLTP quốc gia, theo đó, tính đến nay có
56/63 Sở Tư pháp thực hiện thử nghiệm tính năng phân quyền.
Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản đã giải quyết kịp thời khoảng
230.000 Phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên; Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự và Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông
[8] (tăng 09% so với cùng kỳ năm 2023). Tỷ lệ Phiếu trực tuyến chiếm khoảng 84% trên tổng số Phiếu đăng ký và Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
6. Công tác cải cách hành chính được Bộ Tư pháp chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đạt nhiều kết quả tích cực. Việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện. Bộ đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm về rà soát VBQPPL phục vụ triển khai Đề án; tiếp tục hoàn thiện các tính năng kỹ thuật Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung
, kịp thời hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai 02 nhóm TTHC liên thông liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử. Theo đó, tính từ ngày 10/7/2023 đến ngày 21/3/2024:
(i) Tổng số hồ sơ đăng ký khai sinh:
756.900 hồ sơ, trong đó: 696.366 hồ sơ đã hoàn thành (chiếm 92%), 45.318 hồ sơ từ chối giải quyết (chiếm 6%), 15.216 hồ sơ đang giải quyết (chiếm 2%);
(ii) Tổng số hồ sơ đăng ký khai tử:
158.483 hồ sơ, trong đó: 150.290 hồ sơ đã hoàn thành (chiếm 94,8%), 5.050 hồ sơ từ chối giải quyết (chiếm 3,2%), 3.143 hồ sơ đang giải quyết (chiếm 2%). Việc sửa đổi các VBQPPL để thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp được thực hiện quyết liệt, đến nay hầu hết các văn bản đang ở giai đoạn hoàn thiện trước khi ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
7. Ngày 10/4/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm
(tính từ tháng 10/2023 – hết tháng 3/2024). Theo đó, công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. 06 tháng đầu năm đã thi hành xong 242.304 việc và trên 47.595 tỷ đồng. Trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỷ đồng.
Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự được tập trung chỉ đạo. Tính từ 01/10/2023 đến 29/02/2024, cơ quan THADS thu hồi được số tiền 8.960 tỷ 312 triệu 295 nghìn đồng.
Trong 06 tháng đầu năm 2024, Tòa án nhân dân các cấp đã chuyển giao cho các cơ quan THADS 1.387 bản án hành chính. Các cơ quan THADS thực hiện theo dõi 1.387 bản án, số cũ chuyển sang là 776 việc, số tiếp nhận mới là 611 việc; các cơ quan hành chính đã thi hành xong 400 việc (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 107 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 121 bản án); đang tiếp tục thi hành 979 bản án (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 374 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 605 bản án).
8. Trong thời gian từ nay đến hết Quý II/2024, Bộ Tư pháp tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sau đây:
8.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; các Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
8.2. Tiếp tục tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; tập trung hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua tại Kỳ họp thứ 7 trong lĩnh vực quản lý của Bộ như: Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và các Báo cáo của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng trình Quốc hội tại Kỳ họp.
8.3. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp.
8.4. Bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2024; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế. Chú trọng thi hành tốt các vụ án lớn, có nhiều người được thi hành án, thu hồi tài sản trong các các vụ án về kinh tế, tham nhũng.
8.5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bồi thường nhà nước; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; đăng ký biện pháp bảo đảm; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt, hiệu quả hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn thông tin mạng. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án này. Tập trung sửa đổi VBQPPL để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan hoạt động kinh doanh.
8.6. Tiếp tục tham mưu triển khai Nghị định số 26/2024/NĐ-CP ngày 01/3/2024 của Chính phủ quy định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp và Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 cua Thủ trướng Chính phủ về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
8.7. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác cán bộ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Bộ. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, Đề án vị trí việc làm, thực hiện sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ.
Trên đây là Thông cáo báo chí về một số kết quả công tác tư pháp nổi bật trong Quý I và nhiệm vụ trọng tâm Quý II/2024, Bộ Tư pháp xin thông tin tới các cơ quan thông tấn, báo chí./.
[1] Gồm: (i) Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; (ii) Đề nghị xây dựng Luật THADS (sửa đổi); (iii) Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi); (iv) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (v) Nghị quyết của Quốc hội cho phép thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An.
[2] Bao gồm: 05 Luật, 03 Nghị quyết của Quốc hội.
[3] Bao gồm: 06 Luật, 02 Nghị quyết của Quốc hội, 20 Nghị định, 06 Quyết định.
[4] Bao gồm: (i) Kiểm tra chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015 - 2023; (ii) Kiểm tra chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023; (iii) Kiểm tra chuyên đề về các văn bản QPPL có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền.
[5] Quyết định số 105/QĐ-BTP ngày 25/01/2024.
[6] Báo cáo số 132/BC-TCT ngày 15/3/2024 của Tổ công tác.
[7] Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
[8] Phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên:
160.288 phiếu; Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự:
3.122 phiếu; Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông:
69.156 phiếu.