Thông báo tuyển dụng công chức năm 2015

Căn cứ chỉ tiêu biên chế công chức hành chính năm 2015 được giao và nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp thông báo chỉ tiêu tuyển dụng công chức Bộ Tư pháp năm 2015, cụ thể như sau:

1.   Chỉ tiêu và vị trí việc làm cần tuyển:

STT

Đơn vị

Số biên chế cần tuyển

Vị trí việc làm cần tuyển

1

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật

2

Chuyên viên pháp lý

2

Vụ Thi đua - Khen thưởng

1

Chuyên viên pháp lý

3

Vụ Pháp luật hình sự - hành chính

3

Chuyên viên pháp lý

4

Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế

2

Chuyên viên pháp lý

5

Vụ Pháp luật quốc tế

3

Chuyên viên pháp lý

6

Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

2

Chuyên viên pháp lý

7

Vụ Hợp tác quốc tế

3

Chuyên viên pháp lý

8

Vụ Tổ chức cán bộ

2

Chuyên viên pháp lý

9

Cục Bổ trợ tư pháp

2

Chuyên viên pháp lý

10

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

3

Chuyên viên pháp lý

11

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

2

Chuyên viên pháp lý

12

Thanh tra Bộ

1

Chuyên viên pháp lý

13

Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

5

Chuyên viên pháp lý

1

Chuyên viên

14

Cục Kiểm soát thủ tục hành chính

8

Chuyên viên

15

Cục Trợ giúp pháp lý

1

Chuyên viên

1

Văn thư trung cấp

16

Văn phòng Bộ

1

Lưu trữ viên

1

Thư viện viên

2

Kế toán viên

 

Tổng cộng

46

 

2. Điều kiện dự tuyển

2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:

Người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

đ) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

e) Về trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học tương đương trình độ B trở lên.

2.2. Tiêu chuẩn theo yêu cầu vị trí dự tuyển

2.2.1. Đối với ngạch chuyên viên pháp lý của 13 đơn vị thuộc Bộ

a) Về trình độ chuyên môn

- Đăng ký dự thi tại Vụ Pháp luật quốc tế: Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi chuyên ngành pháp luật quốc tế đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường đại học trong nước; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành pháp luật quốc tế đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường ở nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sỹ luật, tiến sỹ luật.      

- Đăng ký dự thi tại Vụ Hợp tác quốc tế: Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi chuyên ngành luật đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường đại học trong nước; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường ở nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sỹ luật, tiến sỹ luật.

- Đăng ký dự thi tại các đơn vị còn lại: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật (điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên hoặc điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học theo hệ thống tín chỉ đạt từ 3,0 trở lên) đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường đại học trong nước; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật đối với thí sinh tốt nghiệp tại các trường ở nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sỹ luật, tiến sỹ luật.

b) Về trình độ ngoại ngữ

+ Đăng ký dự thi tại Vụ Hợp tác quốc tế: Có chứng chỉ tiếng Anh với trình độ tương đương IELTS 6.5 trở lên.

+ Đăng ký dự thi tại Vụ Pháp luật quốc tế: Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 4/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ B2 trở lên).

+ Đăng ký dự thi tại các đơn vị còn lại: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

2.2.2. Đối với ngạch chuyên viên của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

a) Về trình độ chuyên môn

- Thí sinh đăng ký vào Cục Kiểm soát thủ tục hành chính:

+ Vị trí theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC), cải cách TTHC thuộc lĩnh vực tài chính chung và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC của tỉnh Cao Bằng, Lào Cai: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành tài chính, ngân hàng.

+ Vị trí theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC của các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, luật.

+ Vị trí thư ký tổng hợp Hội đồng tư vấn cải cách TTHC và theo dõi công tác hợp tác quốc tế: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành ngoại ngữ, kinh tế.

+ Vị trí theo dõi công tác truyền thông về công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC (Tham gia viết tin, bài về hoạt động của Hội đồng Tư vấn, Cục Kiểm soát TTHC), giúp việc Văn phòng Ban chỉ đạo Đề án 896: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật, ngoại ngữ.

+ Vị trí thực hiện nhiệm vụ thư ký Ban I của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật, kinh tế.

+ Vị trí theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường (Môi trường, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu) và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC của các địa phương Điện Biên, Lai Châu: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế.

+ Vị trí theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC, cải cách TTHC của các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

+ Vị trí kiểm soát TTHC thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (lĩnh vực người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em…) và trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm soát TTHC của tỉnh Quảng Ninh: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

- Thí sinh đăng ký vào Cục Trợ giúp pháp lý: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật, kinh tế đối ngoại, ngoại giao, tài chính.

- Thí sinh đăng ký vào Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin.

b) Về trình độ ngoại ngữ

- Thí sinh đăng ký vào Cục Kiểm soát thủ tục hành chính:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

+ Riêng vị trí thực hiện nhiệm vụ thư ký Ban I của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC: Có chứng chỉ tiếng Anh với trình độ tương đương TOEFL 555 trở lên.

- Thí sinh đăng ký vào Cục Trợ giúp pháp lý: Có chứng chỉ tiếng Anh với trình độ tương đương IELTS 6.5 trở lên.

- Thí sinh đăng ký vào Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

c) Về kinh nghiệm thực tiễn:

 Thí sinh đăng ký vào Cục Kiểm soát thủ tục hành chính: Có 01 năm kinh nghiệm trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

2.2.3. Đối với ngạch kế toán viên của Văn phòng Bộ

a) Về trình độ chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành tài chính, kế toán.

b) Về trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

2.2.4. Đối với ngạch lưu trữ viên của Văn phòng Bộ

a) Về trình độ chuyên môn: bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành lưu trữ.

b) Về trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

2.2.5. Đối với ngạch văn thư trung cấp của Cục Trợ giúp pháp lý

a) Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành văn thư lưu trữ.

b) Về trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A1 hoặc trình độ A trở lên).

2.2.6. Đối với ngạch thư viện viên của Văn phòng Bộ

a) Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thư viện.

b) Về trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2/6 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ A2 hoặc trình độ B trở lên).

2.3. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển

- Không cư trú tại Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

3. Môn thi

1. Môn Kiến thức chung: Thi viết (180 phút).

2. Môn Nghiệp vụ chuyên ngành: Thi viết (180 phút); thi trắc nghiệm (45 phút).

Thí sinh đăng ký vào Vụ Hợp tác quốc tế sẽ thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng tiếng Anh.

3. Môn Ngoại ngữ: Thi viết (90 phút) (thí sinh chọn một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu vị trí cần tuyển, trừ trường hợp vị trí dự tuyển yêu cầu bắt buộc có trình độ tiếng Anh).

Thí sinh đăng ký vào Vụ Hợp tác quốc tế không phải thi môn ngoại ngữ.

4. Môn Tin học: Thi trắc nghiệm (45 phút).

Đề thi tin học theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều kiện miễn thi một số môn quy định tại Điều 9 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

4. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức

Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Đối với các đơn vị không có hoặc không có đủ thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu tuyển dụng, trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện việc điều chuyển thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển đã đăng ký dự tuyển tại các đơn vị tuyển dụng hết chỉ tiêu.

5. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức                                              

Đối với người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài, Hội đồng tuyển dụng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người dự tuyển, đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất ý kiến quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp nói trên.

6. Quy trình, thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

6.1. Tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển tại đơn vị

Mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào 01 vị trí việc làm cần tuyển. Thí sinh đăng ký vào đơn vị nào thì nộp hồ sơ tại đơn vị đó. Thủ trưởng các đơn vị có vị trí thi tuyển tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi và thực hiện sơ tuyển. 

Phương thức sơ tuyển:

Việc sơ tuyển được đánh giá dựa trên kết quả điểm của 03 tiêu chí đánh giá sau:

STT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

THANG ĐIỂM TỐI ĐA

1.

Kết quả học tập toàn khóa

100

2.

Thí sinh phù hợp với yêu cầu đặc thù của vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị

50

3.

Kết quả phỏng vấn

50

Kết quả học tập tính theo điểm trung bình chung học tập toàn khóa của thí sinh và quy đổi về thang điểm 100.

Ví dụ: Thí sinh có điểm trung bình chung toàn khóa là 8,0, quy đổi: 80 điểm.

Đối với thí sinh có điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học theo hệ thống tín chỉ, thang điểm 100 tương ứng với điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học là 4,00.

Thí sinh được xét qua vòng sơ tuyển được xác định như sau:

- Phải tham gia phỏng vấn tại đơn vị;

- Tổng số điểm sơ tuyển của 03 tiêu chí đánh giá đạt từ 100 điểm trở lên.

Ghi chú: Đối với trường hợp là Tiến sỹ hoặc có bằng Đại học trở lên ở nước ngoài hoặc theo Chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Việt Nam và Trường Đại học nước ngoài thì không xét kết quả học tập. Điểm xét qua vòng sơ tuyển là tổng điểm của tiêu chí 2 và 3 đạt từ 50 điểm trở lên.

Số lượng hồ sơ thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển gửi về Vụ Tổ chức cán bộ phải     đảm bảo có tính cạnh tranh (số dư ít nhất là 01 hồ sơ so với chỉ tiêu tuyển dụng).

Trường hợp đơn vị không có hoặc không có đủ hồ sơ đăng ký thi tuyển theo yêu cầu của ngạch tuyển dụng, đơn vị phải báo cáo về Hội đồng tuyển dụng để xem xét, giải quyết.

 Khi có Quyết định công nhận kết quả thi tuyển, trên cơ sở phê duyệt          của Lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ phối hợp với các đơn vị thực hiện việc       điều chuyển thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển từ các đơn vị đã tuyển dụng hết chỉ tiêu đến những đơn vị còn chỉ tiêu nhưng không có hoặc không có đủ thí sinh trúng tuyển.

Căn cứ kết quả sơ tuyển tại các đơn vị, Hội đồng tuyển dụng công chức công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.

6.2. Thành phần hồ sơ

- Đơn xin đăng ký dự thi ghi rõ vị trí việc làm đăng ký dự thi (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ);

- Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định (khai sau ngày 01/10/2015, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp (sau ngày 01/10/2015);

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Bản Photo (không cần chứng thực) các giấy tờ sau:

+ Bằng tốt nghiệp và Bảng điểm toàn khóa theo yêu cầu ngạch tuyển dụng;

+ Các chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch tuyển dụng;

+ Các giấy tờ xác nhận thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (nếu có);

Khi nộp hồ sơ, đề  nghị mang theo bản gốc của các giấy tờ nêu trên để đối chiếu.

- 02 ảnh cỡ 4 x 6 (chụp sau ngày 01/10/2015);

- 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc.

6.3. Thời gian nhận hồ sơ và sơ tuyển

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển từ ngày 02/11 - 01/12/2015.

- Các đơn vị tổ chức sơ tuyển trong khoảng thời gian từ 02/12-07/12/2015.

7. Thời gian tổ chức thi tuyển:

Kỳ thi tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2015 dự kiến tổ chức trong tháng 12/2015.

Thí sinh đủ điều kiện dự thi nộp lệ phí dự thi tại Vụ Tổ chức cán bộ (Phòng Công tác cán bộ) theo quy định tại Thông tư số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức.

Hội đồng tuyển dụng không trả lại hồ sơ đối với thí sinh không trúng tuyển.

Điện thoại liên hệ: Phòng Công tác cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp, 58 - 60 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Điện thoại: 04.62739367./.