Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 99/QĐ-BTP ngày 09/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tiếp nhận không qua thi tuyển, điều động, tiếp nhận công chức vào Bộ Tư pháp; căn cứ chỉ tiêu biên chế công chức hành chính năm 2019 được giao và nhu cầu tiếp nhận công chức của các đơn vị, Bộ Tư pháp thông báo nhu cầu tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
1. Tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức
STT |
CHỈ TIÊU |
VỊ TRÍ VIỆC LÀM CẦN TIẾP NHẬN |
ĐƠN VỊ |
1 |
01 |
Kế toán (dự kiến bổ nhiệm Kế toán trưởng) |
Cục Công nghệ thông tin |
2 |
01 |
Quản lý hạ tầng Kỹ thuật và đảm bảo an toàn thông tin |
Cục Công nghệ thông tin |
3 |
02 |
Quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu |
Cục Công nghệ thông tin |
2. Tiếp nhận người đang là công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp
STT |
CHỈ TIÊU |
VỊ TRÍ VIỆC LÀM CẦN TIẾP NHẬN |
ĐƠN VỊ |
1 |
01 |
Quản lý nhân sự và đội ngũ công chức, viên chức |
Vụ Tổ chức cán bộ |
3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người có nguyện vọng được tiếp nhận
3.1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung
a) Có lý lịch rõ ràng;
b) Bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tiếp nhận;
c) Có đủ sức khỏe đảm nhận công tác; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
d) Cam kết công tác tại Bộ Tư pháp ít nhất 05 năm trở lên;
đ) Bảo đảm còn thời gian công tác từ 7 năm trở lên tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
e) Có kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tiếp nhận từ 05 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (trừ công chức làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự); xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất;
f) Không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào hoặc bị xử lý hình sự kể cả đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tiếp nhận.
3.2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
3.2.1. Đối với đối tượng tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức
- Đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ, và:
+ Đối với vị trí Kế toán (dự kiến bổ nhiệm Kế toán trưởng Cục Công nghệ thông tin): Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kế toán; tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình ngạch kế toán viên và tương đương. Ngoài ra, thí sinh phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Kế toán trưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
+ Đối với vị trí Quản lý hạ tầng Kỹ thuật và đảm bảo an toàn thông tin: Tốt nghiệp đại học trở lên trong các chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông; đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên;
+ Đối với vị trí Quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin, toán tin, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm; đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên.
3.2.2. Đối với đối tượng tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp
Đang là công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có trình độ cử nhân luật hoặc quản lý nhân sự trở lên; có kinh nghiệm trong công tác tổ chức cán bộ; đang công tác tại các cơ quan, đơn vị có nguyện vọng chuyển công tác về Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, các thí sinh phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của pháp luật.
4. Cách thức, nội dung, hình thức kiểm tra, sát hạch
4.1. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với công chức có nhu cầu chuyển công tác, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp.
4.2. Nội dung, hình thức kiểm tra, sát hạch
- Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người đăng ký tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm có nhu cầu tiếp nhận.
- Sát hạch về trình độ hiểu biết chung (bộ máy nhà nước; tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, của đơn vị tiếp nhận; công chức, công vụ):
Hình thức: Phỏng vấn (Thời gian từ 15 - 30 phút);
- Sát hạch về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn:
Hình thức: Người đăng ký tiếp nhận chuẩn bị chuyên đề liên quan đến vị trí tiếp nhận theo yêu cầu của Hội đồng kiểm tra, sát hạch; bảo vệ trước Hội đồng (thời gian chuẩn bị chuyên đề: 01 tuần; thời gian bảo vệ và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chuyên đề: 30 - 45 phút).
5. Cách tính điểm và xác định người được tiếp nhận trong kỳ kiểm tra, sát hạch
Cách tính điểm và xác định người
được tiếp nhận trong kỳ kiểm tra, sát hạch thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế tiếp nhận không qua thi tuyển, điều động, tiếp nhận công chức vào Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 99/QĐ-BTP ngày 09/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
6. Quy trình, thời gian tiếp nhận hồ sơ
6.1. Tiếp nhận hồ sơ
Mỗi ứng viên chỉ được đăng ký và nộp hồ sơ vào 01 vị trí cần tiếp nhận.
6.2. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị được tiếp nhận có ý kiến đồng ý của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác và cam kết công tác tại Bộ Tư pháp ít nhất 5 năm trở lên;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
c) Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí tiếp nhận; quyết định tuyển dụng; quyết định nâng bậc lương gần nhất của cơ quan có thẩm quyền; sổ Bảo hiểm xã hội;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác, có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
đ) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ;
e) Bản sao giấy khai sinh;
g) Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
6.3. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, tổ chức sơ tuyển
a) Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Đối với vị trí tiếp nhận vào Cục Công nghệ thông tin: Văn phòng Cục Công nghệ thông tin Bộ Tư pháp, số 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội;
- Đối với vị trí tiếp nhận vào Vụ Tổ chức cán bộ: Phòng Quản lý cán bộ và Giúp việc Ban cán sự Đảng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp, số 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
Các thí sinh có thể nộp trực tiếp trong giờ làm việc hoặc gửi qua bưu điện.
- Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 07/3/2019.
b) Tổ chức sơ tuyển tại đơn vị:
Thí sinh đăng ký vào đơn vị nào thì nộp hồ sơ tại đơn vị đó. Thủ trưởng các đơn vị có vị trí thi tuyển tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi và thực hiện sơ tuyển theo phương thức:
Xét duyệt hồ sơ đăng ký căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức và yêu cầu vị trí việc làm có nhu cầu tiếp nhận;
Phỏng vấn về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đăng ký tiếp nhận.
7. Thời gian kiểm tra, sát hạch
Bộ Tư pháp dự kiến kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức trong khoảng thời gian từ ngày 25/3/2019 đến ngày 05/4/2019.
Bộ Tư pháp không trả lại hồ sơ đối với trường hợp đã nộp hồ sơ đăng ký.
Điện thoại liên hệ: 024.62739367, Phòng Quản lý cán bộ và Giúp việc Ban Cán sự Đảng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp./.