1. Nội dung Hội nghị tổ công đoàn và Hội nghị giữa nhiệm kỳ công đoàn cơ sở
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tổ công đoàn do Hội nghị nhiệm kỳ 2015 - 2017 đề ra.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ V, dự thảo sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam (văn bản được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ).
- Bầu Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn nhiệm kỳ mới 2017 – 2020 (đối với Tổ công đoàn);
- Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có);
- Thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giữa nhiệm kỳ Công đoàn Bộ Tư pháp.
2. Thời gian tiến hành
- Thời gian tổ chức Hội nghị tiến hành trong tháng 11 - 12 năm 2017. Thời gian tổ chức hội nghị tổ công đoàn ½ ngày, công đoàn cơ sở không quá 1 ngày gắn với Hội nghị tổng kết công tác năm 2017.
3. Kinh phí tổ chức hội nghị: đối với các tổ công đoàn thuộc Bộ đề nghị các đơn vị lập dự toán đề nghị công đoàn Bộ hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị theo quy định của tổ chức công đoàn; đối với công đoàn cơ sở do công đoàn cơ sở đảm nhiệm.
4. Về nhân sự
- Tổ công đoàn có Tổ trưởng và Tổ phó, tùy điều kiện từng đơn vị mà có số lượng tổ phó cho phù hợp, nhưng số lượng tổ phó không quá hai người (trong đó có 01 tổ phó phụ trách công tác nữ công của Tổ).
- Nhân sự tham gia Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng, Tổ phó Công đoàn thuộc Bộ và Tổ công đoàn thuộc công đoàn cơ sở, phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
(1) Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn; có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động quần chúng và khả năng đoàn kết tập hợp được đông đảo đoàn viên, công chức, viên chức, lao động và có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công chức, viên chức, lao động .
(2) Có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác công đoàn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác công đoàn.
(3) Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(4) Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí.
- Công tác chuẩn bị nhân sự trước, trong hội nghị phải thực hiện theo dân chủ, công khai và xin ý kiến của Cấp ủy Đảng cùng cấp, của Công đoàn cấp trên.
- Danh sách bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành và Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn không nhất thiết phải có số dư.
- Sau Hội nghị, chậm nhất là 15 ngày, các Tổ công đoàn gửi Hồ sơ Hội nghị danh sách bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn lên công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận.
Hồ sơ Hội nghị gồm:
+ Công văn đề nghị công nhận bổ sung Ủy viên BCH công đoàn cơ sở/Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn;
+ Biên bản Hội nghị Tổ công đoàn/công đoàn cơ sở;
+ Báo cáo nhiệm kỳ Tổ công đoàn/giữa nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo sửa đổi điều lệ công đoàn và báo cáo chính trị của Công đoàn Viên chức Việt Nam tại địa hội lần thứ V;
+ Danh sách trích ngang và số điện thoại, địa chỉ Email của Tổ trưởng, Tổ phó/ Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
Trên đây là một số hướng dẫn công tác Hội nghị giữa nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở và Hội nghị Tổ công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2020, đề nghị các đơn vị báo cáo cấp ủy cùng cấp và đề nghị Thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện để tổ chức tốt Hội nghị giữa nhiệm kỳ công đoàn cơ sở và hội nghị tổ công đoàn đảm bảo các nội dung và thời gian theo quy định./.