Khánh Hòa: triển khai thực hiện chế định Thừa phát lạiNgày 24/3/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 1922/KH-UBND triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Mục đích Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, cơ chế phối hợp, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thi hành chế định Thừa Phát Lại, bảo đảm thống nhất và hiệu quả; đồng thời nâng cao hiểu biết và tiếp cận của người dân đối với dịch vụ Thừa phát lại. Do vậy, nội dung trọng tâm của Kế hoạch tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại và nội dung Nghị quyết số 107/2015/QH13, Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 và các văn bản liên quan bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương và đối tượng; giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại tại tỉnh Khánh Hòa; trên cơ sở phê duyệt của Bộ Tư pháp, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thi hành trên địa bàn.
Chế định Thừa phát lại đã được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả, đến tháng 12/2015, cả nước có 53 Văn phòng Thừa phát lại với 134 Thừa phát lại, tổng doanh thu là gần 136 tỷ đồng. Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội đã ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại từ năm 2008 đồng thời quyết định chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.
Do vậy, chủ trương triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại tại tỉnh Khánh Hòa là nội dung quan trọng trong công tác cải cải cách tư pháp, phù hợp với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xã hội hóa các nghề tư pháp và cho ra đời một nghề mới trong thị trường dịch vụ pháp lý tại tỉnh, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng./.
T.A
Khánh Hòa: triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại
04/04/2016
Ngày 24/3/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 1922/KH-UBND triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Mục đích Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, cơ chế phối hợp, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thi hành chế định Thừa Phát Lại, bảo đảm thống nhất và hiệu quả; đồng thời nâng cao hiểu biết và tiếp cận của người dân đối với dịch vụ Thừa phát lại. Do vậy, nội dung trọng tâm của Kế hoạch tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chế định Thừa phát lại và nội dung Nghị quyết số 107/2015/QH13, Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 và các văn bản liên quan bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương và đối tượng; giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại tại tỉnh Khánh Hòa; trên cơ sở phê duyệt của Bộ Tư pháp, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thi hành trên địa bàn.
Chế định Thừa phát lại đã được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả, đến tháng 12/2015, cả nước có 53 Văn phòng Thừa phát lại với 134 Thừa phát lại, tổng doanh thu là gần 136 tỷ đồng. Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội đã ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại từ năm 2008 đồng thời quyết định chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.
Do vậy, chủ trương triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại tại tỉnh Khánh Hòa là nội dung quan trọng trong công tác cải cải cách tư pháp, phù hợp với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xã hội hóa các nghề tư pháp và cho ra đời một nghề mới trong thị trường dịch vụ pháp lý tại tỉnh, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng./.
T.A