Liên minh Châu Âu EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt nam sau Trung Quốc. Năm 2016 kim ngạch thương mại Việt Nam – EU đạt trên 45 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu vào EU đạt gần 34 tỷ USD, và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2018, khi hiệp định thương mại Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, đây thực sự là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp nông sản Việt nam, khi giá trị nông sản chiếm 16,7% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Đóng góp gần 33% GDP của cả nước, các hộ kinh doanh cá thể là khu vực kinh tế quan trọng. Không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà còn là mạng lưới rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được. Đây cũng là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy mà chuyển hộ kinh doanh thành thành doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà bản thân các hộ kinh doanh này không muốn chuyển thành doanh nghiệp. Câu chuyện của Tỉnh Hải Dương với chia sẻ của Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương ngay sau đây sẽ lý giải những lý do này.
Vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ban hành, chúng tôi lựa chọn giới thiệu đến quý vị và các bạn một số nội dung đáng chú ý sau: 1. Vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển bị phạt từ 3 triệu đồng 2. Quy định mới về khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu 3. Hướng dẫn thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư dự án sáng chế bảo vệ môi trường