Thực tiễn một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh xem xét, xử lý cho thấy, không ít trường hợp hiệp hội là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, hiệp hội còn ban hành các quyết định, các nghị quyết về giá cả, sản lượng... trên thị trường để doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên của hiệp hội lại chưa được điều chỉnh trong các quy định hiện hành. Vậy, thực trạng này được nhìn nhận như thế nào? Đâu là vấn đề cần xem xét, điều chỉnh để kiểm soát và hạn chế hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với TS. Luật sư Nguyễn Tiến Lập – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Theo quy định của Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất thì trợ cấp mất việc khác với trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp, do vậy để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình người lao động và chính doanh nghiệp phải nắm rõ quy định về mức trợ cấp mất việc với các nội dung cụ thể như sau.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới trên 97% tổng số các doanh nghiệp. Quy mô nhỏ và vừa, năng lực quản trị, năng lực sản xuất, năng lực pháp lý thấp, đồng nghĩa với đó là năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, không thể thiếu việc nâng cao năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" ngày 15/5/2017 với sự giúp đỡ đến từ TS. Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.
Ngay tư đầu năm nay, khi mức thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 30%, thì chỉ 4 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam đạt 33.404 chiếc, tương đương kim ngạch 663,12 triệu USD, tăng 15,6% về lượng với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 54% là xe từ các nước ASEAN, cụ thể là Indonesia và Thái Lan. Đây là con số tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Vậy thì khi mức thuế nhập khẩu ô tô ở thị trường Asean chỉ là 0% vào năm 2018, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành ô tô nước ta sẽ đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là khó cạnh tranh với xe nhập ngoại. Vậy các doanh nghiệp ngành Ô tô nước ta cần chuẩn bị những gì trước lộ trình thuế về 0%? Và liệu chúng ta có cần đánh thuế tự vệ để hỗ trợ sản xuất trong nước?