Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu.
3. Nắm vững một số vấn đề cơ bản của pháp luật XLVPHC Doanh nghiệp cần nắm vững một số vấn đề cơ bản sau đây của pháp luật xử phạt VPHC để chủ động phòng ngừa vi phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong những trường hợp nhất định.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thường phức tạp, cơ chế thị trường, áp lực về lợi nhuận, những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước… luôn đặt các doanh nghiệp trước những bài toán khó khăn. Bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật, vẫn còn không ít doanh nghiệp lợi dụng sự sơ hở của chính sách, pháp luật, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước…thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng ra đời dựa trên Hiệp định về Giải thích và Áp dụng Điều khoản VI, XVI và XXIII đã được thảo luận trước đó tại Vòng đàm phán Tokyo.
Mức thuế chống bán phá giá được tính toán như thế nào? Về cách thức áp dụng: Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lận trong quá trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác.
Việt Nam đã trở thành thành viên ký kết của 8 Hiệp đinh thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, lộ trình giảm thuế trong khuôn khổ những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết hầu hết về cơ bản đang trong quá trình giảm sâu và sẽ được xóa bỏ thuế quan vào khoảng cuối năm 2020.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có một số quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005; đó là:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh . Dù doanh nghiệp thuộc loại hình nào (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân…), gắn với ngành nghề cụ thể nào, là doanh nghiệp xã hội hay doanh nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của doanh nghiệp.