Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Cổng thông tin điện tử
Trang chủ
Đăng nhập
TIN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585
VĂN BẢN
GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
ĐIỀU ƯỚC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DIỄN ĐÀN
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm và điều kiện xuất, nhập khẩu phân bón
1. Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính phủ xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, bao gồm:
Thứ nhất,
hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro, nhằm thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường.
Thứ hai,
bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Thứ ba,
về tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực.
Thứ tư,
hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Thứ năm,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.
2. Quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Theo đó,các biện pháp bảo đảm phải đăng ký gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển.
Nghị định cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.
Người yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo một trong các phương thức: Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; Nộp trực tiếp; Qua đường bưu điện; Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ
sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, cũng không quá 3 ngày làm việc. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký.
3. Điều kiện xuất, nhập khẩu phân bón
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số
108 năm 2017
quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Theo Nghị định 108, phân bón xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
1- Phân bón để khảo nghiệm;
2- Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
3- Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
4- Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
5- Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
6- Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
7- Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
8- Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
Nghị định cũng quy định: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định; Giấy phép nhập khẩu phân bón (nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) đối với trường hợp phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón phải tuân thủ các quy định về chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
Tác giả:
Trần.T.M.Nguyệt
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị Quyết 42 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu
(20/10/2017)
Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, bãi bỏ danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và chuyển cửa khẩu hàng nhập hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình
(16/10/2017)
Hoạt động đấu giá tài sản ở Việt Nam và giải pháp quản lý các đơn vị, tổ chức đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản 2016
(13/10/2017)
Các doanh nghiệp ngành Ô tô nước ta cần chuẩn bị những gì trước lộ trình thuế về 0%
(09/10/2017)
Điều kiện đầu tư dự án điện mặt trời, điều kiện mới về kinh doanh rượu và cho phép sử dụng tên quốc gia để đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
(09/10/2017)
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đề xuất sửa đổi, thay thế Nghị định 66/2008/NĐ-CP
(06/10/2017)
Khó khăn của doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và đề xuất, kiến nghị sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP
(29/09/2017)
Bốn biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký, được mua ngoại tệ để kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và không đầu tư quá 20% giá trị tài sản của quỹ hưu trí vào chứng khoán
(28/09/2017)
Triển khai thi hành Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại và Giám sát ngân hàng để phát hiện, cảnh báo các rủi ro
(25/09/2017)
Khuôn khổ pháp lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư PPP
(23/09/2017)