Những nội dung về cách tính mức trợ cấp mất việc làm cho người lao động năm 2017 mà doanh nghiệp và người lao động cần đặc biệt quan tâm.

Theo quy định của Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất thì trợ cấp mất việc khác với trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp, do vậy để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình người lao động và chính doanh nghiệp phải nắm rõ quy định về mức trợ cấp mất việc với các nội dung cụ thể như sau.

1. Cách tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động năm 2017
Bản chất của trợ cấp mất việc làm là trợ cấp mà doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả cho Người lao động (NLĐ) khi doanh nghiệp sử dụng lao động  thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà buộc phải cho NLĐ nghỉ việc theo quy định tại Điều 49 BLLĐ năm 2012.
2. Các trường hợp người doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả trợ cấp mất việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo một trong các căn cứ sau:
- Trường hợp NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc theo Điều 44 Bộ luật lao động. Theo đó:
- Thay đổi cơ cấu, công nghệ gồm các trường hợp: thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; hoặc thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; hoặc thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
Lý do kinh tế thuộc một trong các trường hợp: khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế2.
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo Điều 45 BLLĐ.
2. Mức trợ cấp mất việc làm
- Khi chấm dứt HĐLĐ, tương ứng với mỗi năm làm việc trong thời gian được tính trợ cấp mất việc NLĐ sẽ được NSDLĐ trả một tháng tiền lương.
- Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi thôi việc.
4. Thời gian làm việc được tính trợ cấp mất việc làm
- Thời gian làm việc được tính trợ cấp mất việc làm được tính tương tự với thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc ở mục 1.3
- Trường hợp NLĐ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc ít hơn 18 tháng thì NLĐ được chi trả trợ cấp mất việc là 02 tháng tiền lương. Như vậy, trợ cấp mất việc tối thiểu cho NLĐ nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc sẽ là 02 tháng tiền lương kể cả khi thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc là dưới hai năm.
Cần lưu ý, cũng giống như trường hợp trợ cấp thôi việc, thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được tính để trả trợ cấp mất việc. Như vậy, nếu NLĐ bắt đầu làm việc từ hoặc sau ngày 01/01/2009 trở về sau (thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp) và NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp từ khi bắt đầu làm việc thì khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ không có nghĩa vụ chi trả trợ cấp mất việc cho NLĐ. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp do BHXH chi trả theo quy định.
 5. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong trường hợp đặc biệt
Ngoài trường hợp tính trợ cấp như phân tích phía trên, khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã theo Điều 45 BLLĐ mà NLĐ chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ mới có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc cho thời gian NLĐ đã làm việc cho mình và cả cho thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã nếu NSDLĐ cho NLĐ thôi việc.
Cụ thể, sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã, NLĐ tiếp tục được sử dụng, NLĐ đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, NLĐ được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp, khi chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ kế tiếp có trách nhiệm tính, trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian NLĐ làm việc thực tế cho mình và cả cho thời gian NLĐ làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Điều kiện về thời gian chi trả trợ cấp cho trường hợp này cũng được áp dụng tương tự như các trường hợp nêu tại mục 1 và 2 ở trên.
6. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho NLĐ3. Trong các trường hợp dưới đây thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động:
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Nói tóm lại, theo các phân tích trên có thể hiểu rằng khi NSDLĐ đã kê khai và đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc thì NSDLĐ sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho NLĐ. Trong trường hợp đó, NLĐ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. NSDLĐ chỉ chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc cho thời gian NLĐ làm việc cho NSDLĐ mà không tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà thôi.
Căn cứ pháp luật: BLLĐ năm 2012, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động và các quy định có liên quan

P.N.Hằng


Các tin khác