Hiệp định Thương mại tự do FTA và những thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, do Bộ Tư pháp chủ trì, Đài Tiếng nói Việt Nam và Công ty ALO Media phối hợp thực hiện

Thưa quý vị và các bạn!
Việt nam đã tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Dệt may sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA này. Vậy người trong cuộc, Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam  chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nhận định như thế nào về thách thức và lợi ích mà Ngành Dệt may khi Việt Nam tham gia các FTA.
Phóng viên: Thưa Ông, với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới FTA mà Việt nam đã ký kết, mở rộng thị trường xuất khẩu có phải là lợi ích lớn của ngành Dệt may hay không?
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Bản chất sản phẩm của ngành Dệt may đã có mặt tại tất cả các thị trường trên thế giới. Khi có các hiệp định thương mại tự do, với ưu đãi thuế quan nhiều hơn thì cơ hội của ngành là gia tăng thị phần, chứ không phải có FTA mới có thị trường mới. EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn QUốc đều là thị trường trọng điểm của chúng ta. DUy nhất chỉ có Liên minh kinh tế Á ÂU là thực sự mở ra một thị trường mới, và cái tác động tích cực của việc cắt giảm thuế là động lực để các doanh nghiệp muốn khai phá và thị trường này, thị trường mà thị phần còn rất bé, quy mô thị trường lớn, trước đây thuế quan cao khó đi vào. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều trở ngại lớn như cách trở địa lý, trở ngại về thủ tục giữa 2 quốc gia với nhau. Hy vọng việc giảm thuế sẽ đủ lớn để kích thích các doanh nghiệp tiến vào liên minh kinh tế Á ÂU.
Phóng viên: Để có thể hưởng  lợi ích từ các FTA như thuế xuất khẩu dần về 0% thì các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Điều này có phải là một thách thức đối với ngành không thưa Ông?
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Các hiệp định tự do đều nhấn mạnh đến quy tắc xuất xứ nếu không phải từ vải thì từ sợi, họ không đặt ra quy tắc xuất xứ giản đơn như trước đây là cắt may. Đây cũng là điểm vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cơ hội là có quy tắc xuất xứ đó sẽ khuyến khích đầu tư nguyên liệu hay công nghiệp phụ trợ, mà ngành Dệt may trong nhiều năm không có quy tắc đó không tạo được sức hút cho các nhà đầu tư đi vào khu vực này. Nhờ có quy tắc xuất xứ từ vải của hiệp định Hàn Quốc, Eu, quy mô thị trường đủ lớn, giá trị cao,  sử dụng nguyên liệu lớn, mà nguyên liệu phải sản xuất ở Việt nam sẽ đặt ra cơ hội cho các nhà đầu tư , đầu tư vào sản xuất nguyên liệu. Tuy nhiên thách thức là đầu tư nguyên liệu thì lớn, quản trị nguyên liệu khó khăn, yêu cầu kỹ thuật quản lý đòi hỏi cao hơn so với công đoạn khác của ngành Dệt may nên là thách thức lớn.
Phóng viên: Theo Ông, để phát triển bền vững trước yêu cầu hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành cần có những giải pháp gì?
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Chúng ta cần đẩy mạnh năng suất lao động, bởi con đường duy nhất của Dệt may là nâng cao năng suất lao động để bù lại những bất lợi về tỷ giá so với quốc gia cạnh tranh. Thứ 2 là phải gia tăng sản lượng không gia tăng đầu tư. Thứ 3, tiếp tục đầu tư quá trình tự động hóa, giảm bớt chi phí lao động trên một sản phẩm. Đây là xu thế mà chúng tôi triển khai mạnh trong năm 2017.
Phóng viên: Thưa Ông, theo Ông cơ hội của Ngành Dệt may khi Việt nam tham gia các hiệp định tự do thương mại FTA là những gì? Để Ngành Dệt may có thể hội nhập, phát triển bền vững cả về chiều sâu với việc gia tăng khâu thiết kế, dệt, hay nhuộm, và giảm bớt việc may gia công thuê theo đơn đặt hàng, Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp đến doanh nghiệp trong ngành như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Trước mắt nếu chúng ta thực hiện tốt, những cam kết mà chúng ta triển khai thì chắc chắn chúng ta sẽ có cơ hội là hạ thuế, tăng sức cạnh tranh đối với đối tác khác. Thứ 2 có thêm tích lũy, có thêm lợi nhuận để tích lũy tăng đầu tư. Bên cạnh đấy chúng ta cũng có cơ hội nhập khẩu công nghệ với giá rẻ hơn từ các đối tác mà chúng ta được hạ thuế, và chúng ta còn có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng , thậm chí không chỉ xuất khẩu sang các nước thành viên mà còn xuất khẩu sang nước thứ 3, nếu chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng này tốt. Đặc biệt tham gia vào công nghệ, sản phẩm công nghệ cao cộng với viecj làm chủ tốt hơn các công đoạn nguyên liệu đầu vào cao cấp, thì tôi cho đó là những lợi ích ngoài lợi ích mở rộng thị trường từ các FTA.Các doanh nghiệp không liên kết với nhau, mỗi doanh nghiệp đều đầu tư sản xuất từ A-Z là bất cập của chính cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng ở đây cần nói đến vai trò của nhà nước. Chúng ta mừng là có nghị định 111 năm 2015 có hiệu lực năm 2016 đã chỉ ra khá rõ ràng về vai trò của Nhà nước đối với Ngành Dệt may đó là chỉ ra 7 sp nhóm ngành phụ trợ, để hỗ trợ ngành. Trong đó vốn thực hiện lên đến 50%, còn vốn bảo lãnh, vốn vay ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn có thể lên đến 70%, đồng thời có các chính sách miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước và các yếu tố khác nữa rất tích cực để hõ trợ ngành Dệt may. Tuy nhiên Nhà nước cần phải thành lập tổ hợp, khu công nghiệp Dệt may lớn cấp quốc gia ở 3 khu vực, trong đó có hệ thống xả thải tập trung Nhà nước phải hỗ trợ, thứ 2 Nhà nước có thể hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác, đồng thời có thể thực hiện chế độ tài chính khác thuê mua. Tức là cho phép xây dựng mặt bằng sản xuất , lắp sẵn máy vào đấy và cho tư nhân vào thuê, họ chỉ có hợp đồng và họ tổ chức theo cái hợp đồng đó thôi, hết họ lại trả lại nhà nước hoặc cho hộ khác kinh doanh như hình thức như vậy. Tức là Nhà nước phải đứng ra thiết kế, tổ chức và có các công đoạn hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, đặc biệt để nâng cấp công nghệ của ngành Dệt may. Thứ 3 Nhà nước phải cập nhật các yếu tố liên quan đến hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật nó và tạo  ra các hỗ trợ kỹ thuật để vượt qua hàng rào kỹ thuật này. Ngoài ra các đầu vào nguyên phụ liệu hiện đang phụ thuộc nước ngoài, Nhà nước cũng nên hỗ trợ để ngành có sự chủ động tốt hơn , qua đó gia tăng thêm lợi nhuận, nâng cao giá trị chất , để ngành phát triển nội lực và hưởng những lợi ích FTA mà mình có thể có được.

Trên đây là những chia sẻ, đánh giá về cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi Việt Nam tham gia các FTA. Để có thêm thông tin chi tiết Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com
 










 

Trần Thanh Tùng