Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Cổng thông tin điện tử
Trang chủ
Đăng nhập
TIN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585
VĂN BẢN
GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
ĐIỀU ƯỚC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DIỄN ĐÀN
Phân tích những khó khăn mà các doanh nghiệp chưa thực thi biện pháp an toàn vệ sinh lao động theo Luật
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 6 tháng đầu năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 4.388 vụ tai nạn lao động làm 4.461 người bị nạn. Theo Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH, các hành vi vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động phổ biến là: các tổ chức, doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, không kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, không xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không trang bị phương tiện bảo hộ lao động; không khai báo khi xảy ra tai nạn lao động . Người lao động ý thức chưa cao, chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Vậy liệu các doanh nghiệp có khó khăn gì khi thực hiện Luật an toàn vệ sinh lao động? Để có câu trả lời chương trình Kinh doanh và pháp luật có cuộc trao đổi với Giáo sư Tiến sĩ Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt nam.
Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, có nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ đang gặp khó khăn khi thực thi pháp luật về An toàn vệ sinh lao động vì có không ít những quy định trùng lặp. Giáo sư có ý kiến gì về nhận định này?
Trả lời:
Quy trình soạn Luật khó có thể trùng lặp được, trùng lặp ở đây chính là ở các Nghị định và văn bản dưới Luật. Thậm chí vẫn còn phảng phất đâu đó lợi ích của các Bộ ngành mình ở trong các văn bản dưới Luật này, cho nên khi vận hành xuống dưới. Tôi ví dụ những doanh nghiệp thuộc Bộ công thương khi thực thi các văn bản dưới Luật thì họ thực hiện theo các văn bản mà Bộ Công thương quy định, ví dụ như huấn luyện, mà đáng lẽ ra họ theo chương trình huấn luyện của Bộ Lao động, theo Nghị định 44 của TTCP về huấn luyện kiểm định của ATVSLD, và như vậy doanh nghiệp bị 02 đơn vị quản lý là Bộ Lao động và Bộ công thương, và đây là cái còn chồng chéo.
Câu hỏi 2: Vậy theo Ông, các doanh nghiệp có trách nhiệm gì để thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động?
Trả lời:
Thứ nhất họ phải phòng ngừa an toàn vệ sinh lao động. Thứ 2 họ phải nhận thức cho người lao động, bằng cách huấn luyện định kỳ theo đúng pháp luật cho người lao động. Đồng thời đẩy mạnh mạng lưới an toàn vệ sinh viên như Luật đã quy định, và thêm nữa họ phải đóng đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Câu hỏi 3: Luật ATVSLĐ đã qui định cụ thể: “Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành” và được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Vậy theo giáo sư thì đội ngũ thanh tra lao động hiện nay có gặp những khó khăn gì thi thực thi nhiệm vụ của mình?
Trả lời:
Thanh tra lao động nước ta hiện có khoảng 500 người trên toàn quốc và thanh tra an toàn lao động trong đó có 100 người. Và thanh tra lao động đi xuống nhà máy có quá nhiều việc để làm, lương, bảo hiểm và nhiều vấn đề khác, và an toàn vệ sinh lao động chỉ là một phần trong đó. Cho nên việc thanh tra kiểm tra chưa được đầy đủ và không sâu. QUan điểm của cá nhân tôi, thì nên để thanh tra lao động như luật đã nêu thành một đơn vị chuyên môn riêng, bổ sung về lực lượng cũng như chuyên môn và thiết bị máy móc. Vì thanh tra lao động mà không có máy móc thiết bị để kiểm định, đánh giá, không thể đi tay không xuống kiểm tra. Thứ 2 chúng ta phải có chế tài phải phạt nặng vì chúng ta không thể thanh tra hết các doanh nghiệp một lúc với số lượng thanh tra lao động mỏng như vậy. Thì khi chúng ta có chế tài cao thì cũng là sự răn đe đối với doanh nghiệp.
Câu hỏi 4: Vậy theo Giáo sư chúng ta cần có giải pháp thì để thúc đẩy việc thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Trả lời:
Thứ nhất chúng ta phải xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động. Thứ 2 để các doanh nghiệp có thể thực hiện được đúng và tốt thì ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn thì chúng ta phải có việc phổ biến kiến thức về khoa học an toàn và vệ sinh lao động để cho các doanh nghiệp có thể áp dụng được.
Tác giả:
Trần Minh Sơn (sưu tầm)
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (phần 2)
(28/11/2017)
Những bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
(28/11/2017)
Đánh giá tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh lao động hiện nay. Giới thiệu những điểm mới của Luật An toàn vệ sinh lao động, và lý do vẫn còn không ít doanh nghiệp chưathực thi Luật ATVSLĐ
(28/11/2017)
Các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bảo đảm và hỗ trợ đầu tư; hồ sơ, trình tự và thủ tục đầu tư; ưu tư đầu tư; triển khai dự án đầu tư; đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
(27/11/2017)
Những vấn đề cần lưu ý về đăng ký doanh nghiệp; góp vốn điều lệ; mô hình tổ chức quản trị; ra quyết định của công ty; bảo vệ cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (phần 1)
(27/11/2017)
Điểm tin pháp luật
(27/11/2017)
Ngoại lệ trong WTO và các quy định của Việt Nam
(26/11/2017)
Sự cần thiết phải cải thiện môi trường kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt đối với hiệp định EVFTA
(26/11/2017)
Một số hạn chế của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cần hoàn thiện
(25/11/2017)
Đánh giá môi trường kinh doanh của Việt nam sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ. Và tác động của giải pháp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt nam
(25/11/2017)