Hỏi: Doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào?
Công ty tôi chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh nhưng có nhân viên rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước thực hiện ký hợp đồng qua trụ sở và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Ngày 01/12/2017, Công ty phải đóng BHXH cho toàn bộ lao động nhưng số lượng lao động ngoại tỉnh của Công ty rất nhiều và Công ty có thể không đóng nổi với mức của vùng 1 như hiện tại. Xin hỏi: với những lao động ở các vùng khác nhưng Công ty không có chi nhánh, nơi làm việc được quy định trong hợp đồng thì có được áp dụng mức lương tối thiểu của vùng đó không hay bắt buộc phải có chi nhánh của Công ty tại vùng đó mới được áp dụng?
Công ty tôi chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh nhưng có nhân viên rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước thực hiện ký hợp đồng qua trụ sở và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 01/12/2017, Công ty phải đóng BHXH cho toàn bộ lao động nhưng số lượng lao động ngoại tỉnh của Công ty rất nhiều và Công ty có thể không đóng nổi với mức của vùng 1 như hiện tại.
Xin hỏi: với những lao động ở các vùng khác nhưng Công ty không có chi nhánh, nơi làm việc được quy định trong hợp đồng thì có được áp dụng mức lương tối thiểu của vùng đó không hay bắt buộc phải có chi nhánh của Công ty tại vùng đó mới được áp dụng?
Gửi bởi Hỏi: Doanh nghiệp hoạt động nhiều địa bàn khác nhau đóng bảo hiểm thế nào?
Hỏi về Quản trị doanh nghiệp
Tổng Công ty Phát điện 3 hiện là hội viên CLB Pháp chế doanh nghiệp khu vực phía Nam, kính nhờ CLB Pháp chế tư vấn cho chúng tôi tình huống pháp lý như sau: Tại Điều lệ của Công ty cổ phần A quy định: Điều 20. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông 1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 20, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây sẽ được thông qua khi có từ 65% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông. a) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; b) Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty; c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và báo cáo việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành. 2. Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ, loại loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu được chào bán, việc tổ chức lại hay giải thể doanh nghiệp, giao dịch mua, bán tài sản Công ty hoặc các chi nhánh thực hiện có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty tính theo Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán được thông qua khi có từ 75% trở lên tổng số phiếu bầu các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông (trong trường hợp tổ chức họp trực tiếp) hoặc ít nhất 75% tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết chấp thuận (đối với trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản). 3. Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Khoản 3 điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu… Như vậy, trong trường hợp này, chúng tôi hiểu rằng: Pháp luật doanh nghiệp cho phép Điều lệ công ty được quy định riêng về việc bầu thành viên HĐQT. Do điểm c khoản 1 điều 20 Điều lệ công ty đã quy định việc bầu thành viên HĐQT được thông qua khi có từ 65% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết tại cuộc họp nên một ứng cử viên HĐQT chỉ trúng cử khi đáp ứng cả 2 điều kiện: có số phiếu bầu được lấy từ cao xuống thấp và có từ 65% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết tại cuộc họp thông qua. Vậy cách hiểu và áp dụng các quy định của chúng tôi như trên có đúng không? Chúng tôi mong sớm nhận được phản hồi của Quý đơn vị. Trân trọng.
Gửi bởi
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được hỗ trợ cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn không?
Xin được hỏi về chính sách ưu đãi về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể: Công ty tôi hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thương mại và dịch vụ có nguồn vốn 35 tỷ đồng (dưới 100 tỷ đồng) phù hợp với tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 4 Luật số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự án của Công ty đang thực hiện tại tỉnh An Giang. Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/5/2016 về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020; Khoản 3, Mục III Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp hiện đại hóa công nghệ; Luật số 04/2017 ngày 12/6/2017, Công ty tôi đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về việc được hưởng ưu đãi tín dụng theo quy định hiện hành để có căn cứ thực hiện?.
Gửi bởi dangvannam@gmail.com
Hỏi về quy định về thu hồi vốn tạm ứng hợp đồng
Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và bảo đảm thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau: Hợp đồng ký kết 9 tỷ đồng, tạm ứng hợp đồng 30% (2,7 tỷ đồng). - Thanh toán lần 1: Lũy kế giá trị hoàn thành: 5,0 tỷ đồng (đạt 55,56% giá trị hợp đồng). Đề nghị thanh toán kỳ này: 5,0 tỷ đồng. Khấu trừ tiền tạm ứng hợp đồng: 30% * 5,0 = 1,5 tỷ đồng. Còn lại được thanh toán: 95% * 5,0 - 1,5 = 3,25 tỷ đồng. - Thanh toán lần 2: Lũy kế giá trị hoàn thành: 8,0 tỷ đồng (đạt 88,89% giá trị hợp đồng). Đề nghị thanh toán kỳ này: (8,0 - 5,0) = 3,0 tỷ đồng. Khấu trừ tiền tạm ứng hợp đồng: (2,7 - 1,5) = 1,2 tỷ đồng (thu hồi hết tạm ứng). Còn lại được thanh toán: 95% * 3,0 - 1,2 = 1,65 tỷ đồng. Ông Phương hỏi, việc lập hồ sơ thanh toán lần 2 như vậy có đúng theo quy định về việc thu hồi tiền tạm ứng theo Điều 8, Mục 6 Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính không?
Gửi bởi hoanghuonggiang
Chào bán cổ phiếu ra công chúng
1. Công ty cổ phẩn hóa từ DNNN, có chào bán cổ phiếu ra ngoài khi cổ phẩn hóa, cho 10 nhà đầu tư, không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet khi chào bán. Vậy Công ty có thuộc tiết a khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán: Chào bán cổ phiếu ra công chúng? (Đối với công ty có vốn điều lệ dưới 10tỷ, và đối với công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên?) 2. Nếu Công ty có các điều kiện như trên, CPH trước năm 2007, Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, thì Công ty có áp dụng tiết a khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán?