Hỏi về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp M chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu. Ngày 10/6/2017, qua kiểm tra đột xuất, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện doanh nghiệp này đang phân phối mặt hàng sữa bột trẻ em có nhãn gốc bằng Tiếng Anh nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt (giá trị hàng hoá khoảng 60 triệu đồng) đồng thời đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng công dụng giảm cân có dấu hiệu của việc tự ý thay đổi nhãn gốc (giá trị hàng hoá vi phạm khoảng 45 triệu đồng). Hỏi: Thẩm quyền xử phạt và mức xử phạt đối với VPHC của doanh nghiệp M? Biết rằng, theo quy định tại Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hành vi thứ nhất bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; hành vi thứ hai phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Giả sử, sau khi bị lập biên bản về các hành vi vi phạm nói trên, doanh nghiệp M tuyên bố ngừng hoạt động. Vậy chủ thể có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp M không? Thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC đối với doanh nghiệp M? Nếu người có thẩm quyền để quá thời hạn ra quyết định xử phạt thì giải quyết như thế nào? Những căn cứ giúp chủ thể có thẩm quyền xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính nói trên?
Gửi bởi: lehangbtp@yahoo.com
Trả lời có tính chất tham khảo
Trả lời bởi: