Ninh Bình: Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022

29/09/2022
Ninh Bình: Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến,  giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022
Thực hiện chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương , triển khai Quyết định số 1196/QĐ-BTP ngày 20/5/2022 của Bộ Tư pháp, Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp, ngày 29/9/2022, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022. Chủ trì Hội nghị, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, đồng chí Phạm Minh Thường, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và đồng chí Phạm Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp. Tham dự Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, có đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được xem phóng sự tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và được nghe các tham luận của các đơn vị Tư pháp cấp huyện, các sở, ngành tiêu biểu trong tổ chức thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó, đã khái quát được những thành tích đáng ghi nhận của Sở Tư pháp Ninh Bình trong 10 năm triển khai luật phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể:
- Công tác PBGDPL đã được lãnh đạo UBND tỉnh hết sức quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo thực hiện. Ngay sau khi Luật PBGDPL năm 2022 được ban hành, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Công tác quán triệt, phổ biến Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến các đối tượng liên quan được thực hiện đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh cũng đã kịp thời ban hành các Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, có thể nói, công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh trong triển khai Luật PBGDPL và công tác PBGDPL được thực hiện nghiêm túc, bám sát định hướng, chỉ đạo từ Trung ương và từ Bộ Tư pháp.
- Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh mà hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL và thành viên Hội đồng các cấp đã bám sát hơn nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và mang lại kết quả tích cực; nhờ đó từng bước phát huy đươc vai trò tham mưu cho Hội đồng chỉ đạo công tác PBGDPL. Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp đã kịp thời được kiện toàn theo quy định của Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hình thức PBGDPL có sự đổi mới, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng cụ thể mang lại hiệu quả và tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Hoạt động PBGDPL trực tiếp được tổ chức rộng khắp, đồng bộ ở tất cả các cấp, ngành với 48.386 cuộc tuyên truyền cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung PBGDPL đa dạng, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn cuộc sống và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng quan tâm đến nội dung PBGDPL cho các đối tượng yêu thế, đặc thù, với nhiều con số ấn tượng: “Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã tổ chức 12.296 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL, tọa đàm, giao lưu đối thoại, nói chuyện chuyên đề cho 694.651 lượt người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số... tham dự; 1.654 tin về PBGDPL phát trên phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin của cơ quan…tuyên truyền cho người lao động... tổ chức hoạt động tuyên truyền trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho 7.325 lượt phạm nhân, …”. 
- Việc PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL được chú trọng thông qua Hệ thống thông tin pháp luật, Cổng thông tin điện tử PBGDPL, Đài Phát thanh-Truyền hình của tỉnh và các mạng xã hội. Sau 10 năm thực hiện Luật PBGDPL: Đài PTTH tỉnh đã thực hiện phát sóng 2.450 tin, phóng sự; 1.500 chuyên mục, mục có nội dung liên quan việc đến PBGDPL. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đăng tải 71.350 tin, bài tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan đơn vị.
Các hình thức PBGDPL thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, với sự quan tâm, chú trọng của các nhà trường và thầy cô, công tác PBGDPL trong toàn ngành giáo dục Ninh Bình đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; củng cố và giữ vững nền nép kỷ cương trường học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
 
- Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 hàng năm trên địa bàn tỉnh được thực hiện với hình thức phong phú như: Tổ chức các hội nghị trực tuyến, lễ mít tinh, hội thảo, hội nghị, 10 buổi Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh”; chuyên mục Dân hỏi Thủ trưởng cơ quan chức năng trả lời với nội dung về ý nghĩa, hình thức, nội dung Ngày pháp luật; tuyên truyền cổ động, trực quan qua pa nô, áp phích, băng rôn, triển lãm tranh, ảnh; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật.

- Trong 10 năm, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả 07 Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới, sáng tạo, hiệu quả như: đối thoại chính sách pháp luật, kết hợp tuyên truyền với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; tuyên truyền thông qua lồng ghép vào các phong trào quần chúng, phong trào văn hóa; duy trì và dần khẳng định hình thức “ Ngày Pháp luật Việt Nam”. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên được củng cố, kiện toàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn 10 năm thi hành Luật PBGDPL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như:  nguồn lực triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khó khăn, kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa mạnh mẽ, một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa thật sự chủ động, chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.
 
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa đánh giá cao kết quả đạt được sau 10 năm triển khai, tổ chức thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh cũng như sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động tham mưu của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình; ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành là thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh trong việc triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ về PBGDPL. Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả, đổi mới toàn diện công tác PBGDPL, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa đề nghị tỉnh Ninh Bình quan tâm triển khai công tác PBGDPL, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật theo các hướng sau đây: 

(i) Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh trong tổ chức triển khai công tác PBGDPL; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL và thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong tham mưu triển khai công tác PBGDPL tại sở, ban, ngành, địa phương; xác định, quán triệt và có kế hoạch hành động trong phát huy sự vào cuộc “sâu” của hệ thống chính trị, tất cả các cấp, các ngành với PBGDPL, khẳng định công tác này không phải là công tác của riêng ngành Tư pháp.

(ii) Đổi mới về tư duy trong triển khai công tác PBGDPL:
- Xác định công tác PBGDPL gắn kết chặt chẽ trong toàn bộ quá trình xây dựng, theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật; phổ biến pháp luật từ sớm, từ xa, ngay từ khâu dự thảo chính sách.
- Phổ biến những gì người dân cần, không phải những gì mình có; bám sát nhu cầu của người dân, của cuộc sống; kịp thời phổ biến những vấn đề nóng, vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
- Người dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng của công tác PBGDPL mà phải là chủ thể tham gia vào quá trình công tác PBGDPL.
- Trong công tác PBGDPL, không chỉ tạo điều kiện để người dân tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật mà cần thực hiện vận động người dân thực hiện, tuân theo pháp luật.

(iii)  Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, tập trung hướng đến việc chuyên nghiệp hóa trong quá trình tổ chức thực hiện các hình thức đó và có sự đổi mới, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của từng đối tượng, địa bàn.
- Có kế hoạch và giải pháp quyết liệt hơn trong ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL (số lượng tin, bài, số lượng chuyên mục, số lượng người truy cập Trang tin còn ít); mở rộng PBGDPL trên mạng xã hội.
- Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, điều kiện để kết nối với Cổng thông tin PBGDPL quốc gia.
- Chú trọng PBGDPL trong nhà trường: Nếu làm tốt được khâu này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, vì học sinh, sinh viên được giáo dục pháp luật ngay trên ghế nhà trường; cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và đào tạo và các sở, ban, ngành khác trong tổ chức thường xuyên hoạt động PBGDPL trong trường học; xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức PBGDPL trong trường học có hiệu quả; định kỳ hàng năm tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy Giáo dục công dân; có chủ đề PBGDPL theo từng tháng cho học sinh trong nhà trường tham gia.
- Tổ chức Ngày pháp luật gắn với triển khai nhiệm vụ chính trị; gắn với ý thức chủ động tìm hiểu, tuân thủ  pháp luật của người dân.

 (iv) Gắn kết công tác PBGDPL với tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở
Triển khai đồng bộ 03 lĩnh vực công tác này nhằm thúc đẩy việc tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, an toàn tại cơ sở;

(v) Triển khai hiệu quả các Đề án, chương trình về PBGDPL, trọng tâm là 03 Đề án: Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027, truyền thông ngay từ khâu hoạch định chính sách pháp luật, từ dự thảo, từ  sớm, từ xa;  Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” với các nhiệm vụ, giải pháp tổng thể nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân trên cơ sở trách nhiệm của người dân, trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội – nghề nghiệp; Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”, gắn với đánh giá hiệu quả đầu ra của công tác PBGDPL, gắn với đánh giá cụ thể đối vớitừng địa phương, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng.

(vi) Bảo đảm nguồn lực
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng pháp luật cho những người làm công tác PBGDPL, hướng tới sự chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, thực chất; Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động PBGDPL của đội ngũ này.  
- Bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL, từng cấp có bảo đảm kinh phí cho tổ chức thực hiện luật PBGDPL.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL, tập trung thu hút các nguồn lực từ xã hội: con người, kinh phí, cơ sở vật chất vàcác điều kiện khác..
Kết thúc Hội nghị tổng kết, UBND Tỉnh Ninh Bình đã tiến hành trao tặng bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm triển khai thực hiện Luật PBGDPL trên địa bàn tỉnh.
Đinh Quỳnh Mây
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật