​

PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương: Ngày pháp luật và khẩu hiệu hành động “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” 08/11/2013

Nhân dịp công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi lại nhớ những ngày hè năm 1979, khi đó chúng tôi là giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) được Nhà trường phân công đưa học sinh Khóa II đi các địa phương giới thiệu và lấy ý kiến cán bộ, nhân dân về nội dung Dự thảo Hiến pháp năm 1980. Đây có lẽ cũng là lúc khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”[1] như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định.

Ngày Hiến pháp là ngày Lễ quốc gia ở nhiều nước 08/11/2013

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình.

Cấp bách nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật 06/11/2013

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước từ ngày 4-10/11. Nhân dịp này, phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng, Người phát ngôn - Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp.

Đề cao "Sống và làm việc theo Hiến pháp" 05/11/2013

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến và giáo dục pháp luật Trung ương đã dành riêng cho PV Báo Điện tử Chính phủ cuộc trao đổi về chủ đề "Ngày Pháp luật Việt Nam" năm 2013.

“Ngày pháp luật” – Ngày hội của toàn dân 04/11/2013

Cách đây 67 năm ngày 09 tháng 11 năm 1946 đã chính thức trở thành ngày lịch sử của dân tộc Việt Nam, một ngày đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam - đây chính là ngày mà Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành bản Hiến pháp năm 1946 – đạo luật cơ bản đầu tiên một “tài sản” đặc biệt của Nhà nước ta.

“Ngày Pháp luật” đầu tiên 09/11/2013 mang tính Quốc gia 01/11/2013

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''. Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”. Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL…Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW) đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Tổ chức hiệu quả Ngày Pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của mọi người dân 01/11/2013

Căn cứ Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013), thì ngày 09/11 hàng năm là Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật nhớ về bản Hiến pháp đầu tiên thấm đượm tinh thần pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh 01/11/2013

Ngày pháp luật năm nay lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi toàn quốc, đánh dấu một sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng cùng với sự kiện toàn dân tham gia góp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Mỗi ngày tìm hiểu, thực hành pháp luật và một ngày hội tụ, cùng nhau tổ chức ngày pháp luật hàng năm với những nội dung, việc làm thiết thực nhằm tạo lập, nâng cao tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đối với người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức nhà nước. Không chỉ là tôn trọng mà còn phải thiết lập những điều kiện cần thiết để đảm bảo thượng tôn hiến pháp và pháp luật đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (11/9):  Pháp luật là một phần thiết yếu của cuộc sống 30/10/2013

Quốc hội nước ta đã thống nhất lấy ngày 11/9 hằng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam, đây là dịp để các cơ quan pháp luật tiến hành tuyên truyền, giáo dục kiến thức, ý thức, tố chất pháp luật cho toàn thể nhân dân; đồng thời cũng là dịp để các cơ quan tư pháp và cơ quan hữu quan đánh giá công tác thực thi pháp luật, hành xử và xử lý công việc theo quy định của pháp luật. Quan trọng hơn cả, thông qua Ngày Pháp luật Việt Nam để tất cả người dân bồi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật, "thành tín thủ pháp", đặc biệt người dân nắm và hiểu biết những vấn đề căn bản của pháp luật để hành xử và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chính bản thân....

Bà Nguyễn Thị Tố Nga (Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp): Mỗi “Ngày pháp luật” sẽ có sắc thái riêng 29/10/2013

Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức thống nhất trên toàn quốc vào ngày 9/11 tới đây. Chia sẻ về sự kiện quan trọng với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) này, bà Nguyễn Thị Tố Nga (Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp) cho biết, Bộ Tư pháp đang khẩn trương chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức Lễ công bố Ngày pháp luật đầu tiên và nhiều địa phương, bộ, ngành cũng đã có kế hoạch triển khai tổ chức Ngày Pháp luật trên địa bàn”.

Ngày Pháp luật - ngày hội pháp lý của toàn dân 29/10/2013

Từ chỗ ban đầu chỉ là mô hình xuất hiện tại một vài địa phương thì theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được ấn định là ngày 9 tháng 11 hàng năm. Được chính thức tổ chức rộng khắp trên cả nước lần đầu tiên vào năm nay, Ngày Pháp luật 2013 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các Bộ, ngành, địa phương để thực sự trở thành một "ngày hội pháp lý của toàn dân".

Ngày Pháp luật: Cả xã hội chung tay, sẽ xoay chuyển ý thức chấp hành pháp luật 29/10/2013

Năm nay là năm đầu tiên Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có hiệu lực thi hành và cũng là năm đầu tiên Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam trở thành ngày để cả nước tôn vinh Hiến pháp, pháp luật và giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật: Ngày để mỗi người thấy tự hào vì mình là người thượng tôn pháp luật 29/10/2013

Từ nay, ngày 9/11 hằng năm sẽ là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc 29/10/2013

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình.