Theo đó, kế hoạch gồm các mục đích và yêu cầu như thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan; Việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện thường xuyên liên tục theo từng lĩnh vực và theo từng địa bàn cụ thể; Việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện khách quan chính xác, hiệu quả, tránh hình thức; Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các sở, ban ngành, đơn vị, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị trong quá trình quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch này cũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố, từ đó xem xét đánh giá các thực trạng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời, Kế hoạch đề ra các nội dung trọng tâm, phân công nhiệm vụ cụ thể, bao gồm:
Thứ nhất, Sở Tư pháp, sở ngành, UBND quận huyện chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn thành phố trong phạm vi quản lý của sở, ngành, trên địa bàn quận huyện.
Thứ hai, Sở Tư pháp, UBND quận huyện tăng cường công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính.
Thứ ba, Sở Tư pháp, UBND quận huyện tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện sai phạm, khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành pháp luật nhằm khắc phục kịp thời sai sót, hậu quả và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ tư, báo cáo và đánh giá việc thực hiện việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Thứ năm, Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác này theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 23,24 Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ sáu, rà soát theo dõi việc thi hành các băn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ bảy, kiện toàn tổ chức, biên chế thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.
Để triển khai hiệu quả công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch này. Bảo An