Cần, kiệm, liêm, chính - là nền tảng của đời sống mới, nền tảng Thi đua ái quốcNăm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Đã 70 năm đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm vẫn luôn nóng hổi tính thời sự và có giá trị thiết thực.
Bác Hồ đặc biệt chú trọng đến phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính. Bác nói về phẩm chất này rất nhiều lần trong các bài nói và bài viết của Người. Trong bài giảng đầu tiên :“Tư cách người cách mạng” khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam Thanh niên cách mạng (6-1925) Bác đã đề cập ngay đến cần, kiệm, liêm, chính và trong “Di chúc” để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước lúc đi xa, Bác đã nhắc nhiều lần cụm từ cần, kiệm, liêm, chính.
Mở đầu tác phẩm, Người khẳng định “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”.
Nói về “Cần”, Bác giải thích rõ: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.” Bác nhấn mạnh: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Bác cũng chỉ rõ: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng…Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau”. Bác cũng chỉ ra: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần... Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Do vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”.
Nói về “Kiệm”, theo Bác Kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người”. Đồng thời giải thích cách thức tiết kiệm bằng cách nào, và phân tích thêm: “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được… Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên "nay lần mai lữa". Kết thúc bài báo, Người kết luận: “Kết quả cần cộng với kết quả kiệm là: bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới... Cho nên người yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết kiệm”.
Nói về “Liêm”, theo Bác: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Người chỉ rõ: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm…”; Cán bộ “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. Mặt khác, Bác cũng nhấn mạnh, "Quan tham vì dân dại". Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hoá ra liêm. Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm”… Người kết luận: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Nói về “Chính”, theo Bác: Chính “nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Cần, kiệm, liêm cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn”. Bác đã chỉ ra 3 mặt của một người trong xã hội và yêu cầu của mỗi mặt đó: Đối với mình - “Chớ tự kiêu tự đại…”; Đối với người - “Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh kẻ dưới…”; Đối với việc - “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà…” Người kết luận: “Cả 20 triệu đồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc.”
Bác Hồ chính là tấm gương sáng về phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Người đã thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói. Có thể thấy, tư tưởng, những bài học sâu sắc và tấm gương Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung và cần, kiệm, liêm, chính nói riêng đã luôn có giá trị to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Nền Kinh tế của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều đó tạo ra nhiều thời cơ, nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Cùng với vấn đề phát triển và hội nhập thì vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức là rất quan trọng. Đó không chỉ là vấn đề giáo dục mà còn là vấn đề rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, trong đó có phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”.
Đại Hội X đã nhận định tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục”(1)
Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng phải chú trọng tới công tác cán bộ, bởi vì, “mọi thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2), “là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”(3). Vì thế, Đảng tiếp tục làm tốt công tác cán bộ: từ việc xem xét, đánh giá đúng cán bộ, đến đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ cán bộ.
Như vậy, có thể thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào, tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” vẫn luôn còn tính thời sự, luôn là cuốn sách bỏ túi cho tất cả các cán bộ, đảng viên. Và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn đang còn tiếp tục và sẽ còn thực hiện dài lâu.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr22.
(2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 309, 68
Cần, kiệm, liêm, chính - là nền tảng của đời sống mới, nền tảng Thi đua ái quốc
17/04/2019
Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Đã 70 năm đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm vẫn luôn nóng hổi tính thời sự và có giá trị thiết thực.
Bác Hồ đặc biệt chú trọng đến phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính. Bác nói về phẩm chất này rất nhiều lần trong các bài nói và bài viết của Người. Trong bài giảng đầu tiên :“Tư cách người cách mạng” khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam Thanh niên cách mạng (6-1925) Bác đã đề cập ngay đến cần, kiệm, liêm, chính và trong “Di chúc” để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước lúc đi xa, Bác đã nhắc nhiều lần cụm từ cần, kiệm, liêm, chính.
Mở đầu tác phẩm, Người khẳng định “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”.
Nói về “Cần”, Bác giải thích rõ: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.” Bác nhấn mạnh: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Bác cũng chỉ rõ: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng…Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau”. Bác cũng chỉ ra: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần... Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Do vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”.
Nói về “Kiệm”, theo Bác Kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người”. Đồng thời giải thích cách thức tiết kiệm bằng cách nào, và phân tích thêm: “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được… Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên "nay lần mai lữa". Kết thúc bài báo, Người kết luận: “Kết quả cần cộng với kết quả kiệm là: bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới... Cho nên người yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết kiệm”.
Nói về “Liêm”, theo Bác: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Người chỉ rõ: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm…”; Cán bộ “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. Mặt khác, Bác cũng nhấn mạnh, "Quan tham vì dân dại". Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hoá ra liêm. Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm”… Người kết luận: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Nói về “Chính”, theo Bác: Chính “nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Cần, kiệm, liêm cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn”. Bác đã chỉ ra 3 mặt của một người trong xã hội và yêu cầu của mỗi mặt đó: Đối với mình - “Chớ tự kiêu tự đại…”; Đối với người - “Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh kẻ dưới…”; Đối với việc - “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà…” Người kết luận: “Cả 20 triệu đồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc.”
Bác Hồ chính là tấm gương sáng về phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Người đã thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói. Có thể thấy, tư tưởng, những bài học sâu sắc và tấm gương Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung và cần, kiệm, liêm, chính nói riêng đã luôn có giá trị to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Nền Kinh tế của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều đó tạo ra nhiều thời cơ, nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Cùng với vấn đề phát triển và hội nhập thì vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức là rất quan trọng. Đó không chỉ là vấn đề giáo dục mà còn là vấn đề rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, trong đó có phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”.
Đại Hội X đã nhận định “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục”(1).
Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng phải chú trọng tới công tác cán bộ, bởi vì, “mọi thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2), “là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”(3). Vì thế, Đảng tiếp tục làm tốt công tác cán bộ: từ việc xem xét, đánh giá đúng cán bộ, đến đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ cán bộ.
Như vậy, có thể thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào, tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” vẫn luôn còn tính thời sự, luôn là cuốn sách bỏ túi cho tất cả các cán bộ, đảng viên. Và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn đang còn tiếp tục và sẽ còn thực hiện dài lâu.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr22.
(2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 309, 68