Thi hành án dân sự, một nhiệm vụ quan trọng của ngành Tư pháp
Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, thi hành án dân sự là lĩnh vực hoạt động được chú trọng và là một nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Qua gần 60 năm hình thành và phát triển, thi hành án dân sự tạo ra những tiền đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển ngành Tư pháp, xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
60 năm ngành Tư pháp thực hiện tư tưởng HCM, chính sách của Đảng, NN trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại VN trong giai đoạn hiện nay
1. Phác thảo đôi nét về hoạt động của Ngành Tư pháp thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. 1.1. Giai đoạn trước năm 1986. Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp ở Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống và quyền tự do.
Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước
Phân công, phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước là một chủ trương lớn, nội dung quan trọng được đề cập một cách có hệ thống và nhất quán trong các văn kiện của Đảng ta thời gian gần đây. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đề ra phương hướng “phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định “phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương” và “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước” là một trong những định hướng nhằm cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
60 năm những chặng đường
Nhìn lại 60 năm hình thành và phát triển của các cơ quan tư pháp Việt Nam, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chỉ ở những nét chấm phá, một bức tranh khá đặc thù, rất đậm nét đặc trưng của con đường đã đi qua. Đó là con đường hoàn toàn không phải thẳng tắp, láng mịn như một con đường cao tốc mà nó khá gập ghềnh, có khi gấp khúc. Nhân dịp 60 năm, trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta cùng điểm qua những nét đặc trưng, có thể nói là tiêu biểu đó.