Thứ trưởng Trần Công Tường với Bác Hồ
14/11/2015
Năm 1947, giặc Pháp đã huy động thủy, lục, không quân càn quét, đánh phá dữ dội các huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên), thị xã Bắc Kạn nhằm triệt tiêu các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ ta đang đóng trong ATK. Nhưng chúng đã bị quân ta làm cho thất bại thảm hại. Mừng chiến thắng hào hùng, Bác Hồ tổ chức mừng Tết Mậu Tý 1948 cùng đồng bào và một số cán bộ chủ chốt trong ATK. Có mặt chung quanh Bác trong mấy ngày Tết đó là các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Lê Văn Hiến, Trần Duy Hưng, Phan Mỹ, Lê Giản và Trần Công Tường.
Phim tài liệu “Tư pháp Việt Nam, 70 năm Vinh quang một chặng đường”
26/08/2015
Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2015) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, Bộ Tư pháp đã giới thiệu bộ phim tài liệu “70 ngành Tư pháp Việt Nam: Vinh quang một chặng đường ”. Bộ phim đã tái hiện chân thực quãng đường hình thành và phát triển của Ngành Tư pháp từ khi thành lập đến nay.
Đôi nét về trụ sở Bộ Tư pháp – 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
10/03/2015
Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1995 trụ sở Đại sứ quán thu hẹp lại và chuyển về Trụ sở cơ quan Thương vụ Liên Xô tại gần Trường Đại học Giao thông vận tải. Khi đó, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan khác đều có mong muốn được giao quản lý, sử dụng. Một số nước cũng có ý định được thuê làm trụ sở cơ quan đại diện.
Bộ Tư pháp đi kháng chiến
13/02/2015
Sau khi Bộ Tư pháp được thành lập trong Chính phủ lâm thời, trụ sở Bộ đóng ở 43 Phan Chu Trinh (43 phố Rollandes – Tòa án cai trị cũ). Đấy là thông tin chúng ta có được khi đọc lại Thông cáo của Chính phủ về việc lấy ý kiến vào bản dự thảo Hiến pháp năm 1946 công bố trên báo Cứu quốc ngày 10 tháng 11 năm 1945: “Muốn cho tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập Hiến pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc phê bình. Ai muốn hỏi điều gì hay muốn đề nghị sửa đổi điều gì trong bản Dự án Hiến pháp thì cứ viết giấy gửi đến Bộ Tư pháp ở số 43, phố Phan Chu Trinh, Hà nội (tức là 43, phố Rollandes, Tòa án cai trị cũ”.
Tư pháp Việt Nam đã đến với lý luận Mác-Lênin như thế nào?
02/02/2015
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Qua chặng đường 85 năm, lý luận Mác-Lênin đã chứng minh tính đúng đắn và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1950, tư pháp Việt Nam đã đến với lý luận Mác-Lênin, từ đó xây dựng nền tảng lý luận mới về pháp lý nhân dân và tư pháp nhân dân với những giá trị nhân văn, vì con người còn sáng rạng mãi cho đến ngày hôm nay.