Người đàn bà có bàn tay “thép”Được mệnh danh như vậy trong giới bác sĩ pháp y và cũng là một trong vỏn vẹn 2 người phụ nữ làm nghề này trên cả nước, nhưng chị lại thật nhỏ nhẹ khi nói về mình bằng một câu tự vấn “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết dành phần ai”...Cơ duyên thôi chưa đủChị là Đoàn Thị Thẩm - giám định viên pháp y đang công tác tại Trung tâm pháp y tỉnh Cao Bằng. Đối với những người làm nghề bác sĩ pháp y mà đa phần là nam giới, chị không chỉ là một bóng hồng, là cơn gió nhẹ nhàng xua tan đi những nỗi nhọc nhằn của nghề nghiệp, mà còn là một đồng nghiệp vững tay, kiên định trên con đường phụng sự công lý.Có thể nói chị Thẩm đến với pháp y như một cơ duyên. Chị vốn là nữ hộ sinh, sau đó lại học cử nhân điều dưỡng. Cuộc đời ngỡ cứ thế bình lặng trôi, nhưng cách đây đúng tròn 10 năm, năm 2000 chị đã quyết định đến với nghề bác sĩ pháp y. “Biết là vất vả, biết thái độ mọi người chứ, nhưng chị đến với pháp y cứ như một cơ duyên vậy. Nhưng, có lẽ bởi vì chị yêu ý nghĩa của cái nghề đó ” - chị đã nói như vậy khi tôi hỏi chị không thấy sợ nghề suốt ngày đánh bạn với thương tích, tử thi ư. “Ý nghĩa của cái nghề đó” mà chị nhắc đến chính là sự nghiệp phụng sự sự thật, phụng sự công lý của nghề giám định pháp y. Vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua sự ghê rợn của người đời, giám định viên pháp y không để bất kỳ cái chết nào bị oan ức, linh hồn nào tủi phận và nữ thần công lý phải mỉm cười.Sau khi vào nghề, ngay từ vụ đầu tiên, chị Thẩm đã phải tiếp xúc với tử thi. Chị nhớ, hôm đó cùng lúc xảy ra 3 vụ việc chết người là tai nạn giao thông, treo cổ tự sát và ngộ độc thức ăn. Chị được giao khám nghiệm nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Thời gian giám định kéo dài hơn một giờ đồng hồ, ngay tại hiện trường, dưới tiết trời lâm thâm mưa. Chị tập trung làm quên cả lạnh, cả ướt và tất nhiên cũng quên luôn cả nỗi sợ rất bản năng luôn thường trực trong mỗi con người nhất là ở phụ nữ.Giám định viên nữ không có nghĩa là hỏng việcNhân nói chuyện nữ giới, tôi hỏi chị liệu có bao giờ chất lượng công việc bị ảnh hưởng vì giới tính không. Thoắt một cái vẻ nghiêm nghị, tập trung xuất hiện trên gương mặt chị cùng câu trả lời thật dứt khoát: Không bao giờ!Chị kể, trong chục năm làm giám định viên, có một vụ đã khiến chị nhớ mãi. Đó là vụ án chết người xảy ra tại huyện Nguyên Bình, trong lúc cãi nhau người chồng không kìm được cơn nóng giận đã đánh vào đầu vợ. Người vợ ngã xuống chết, và nhiệm vụ của bác sĩ pháp y là phải tìm ra nguyên nhân cái chết có phải do cú đánh kia không. Hôm đó trời rất rét lại thêm mưa, đoàn công tác của chị đi từ 7h sáng mà đến tận 4h chiều mới đến được nơi xảy ra vụ việc. Công việc hoàn tất xong thì trời đã sập tối hoàn toàn, cả đoàn phải soi hết một đôi pin đại mới xuống được đến chân núi và 12h đến mới về đến trụ sở UBND xã để được ăn cơm. Điều đáng nói ở đây là để mở được hộp sọ, phải dùng đến cưa điện. Cả đoàn trong đó có chị đã thay nhau vác cái cưa điện suốt cả chặng đường leo núi đi và về, nặng trĩu, trơn trượt. Chỉ cần sảy chân bước hụt một bước dưới kia đã là vực thẳm. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng dùng được cưa điện đâu nhé - chị Thẩm cho biết - có những nơi không có điện thì giám định viên bắt buộc phải dùng đến cưa tay.Cưa tay - nghe thật đơn giản. Nhưng, phải những ai đã qua nghề mới hiểu là thế nào khi phải cưa hộp sọ hay mở lồng ngực. Mang tiếng khỏe nhưng tay nam giới đôi khi cũng còn oải, còn run nữa là phụ nữ. Ấy vậy mà chị Thẩm đã làm không biết là bao nhiêu vụ như thế. “Chị chưa bao giờ để cho giới tính nữ của mình ảnh hưởng đến công việc. Với chị giám định viên nữ không có nghĩa là hỏng việc, yếu nghề” - chị khẳng định. Có lẽ cùng vì thế mà nữ giám định viên Đoàn Thị Thẩm đã được đồng nghiệp trong nghề yêu quý tặng cho danh hiệu “người đàn bà có bàn tay thép”.Cũng có những lúc chạnh lòngRắn rỏi, kiên định là vậy nhưng dù sao chị Thẩm cũng là phụ nữ, là vợ, là mẹ của một gia đình. Tránh sao cho khỏi những phút giây chạnh lòng! Người bạn đời của chị làm nghề khác nhưng lại rất hiểu biết và cảm thông với công việc của vợ. Anh thấu hiểu sự vất vả của cái nghề mà vợ mình đang theo đuổi, sự tủi thân khi bị người đời xa lánh vì cho rằng phạm vào những điều kỵ húy và sự trăn trở, day dứt khi sự thật vẫn còn chưa được cất tiếng.... Nhưng, hơn tất cả tình yêu anh dành cho người bạn đời, người mẹ của những đứa con mình mỗi khi chị băng ra đường trong một đêm mưa gió vì công việc, công lý đang cần. Còn chị, mỗi khi nghĩ đến anh, chị lại thấy chạnh lòng và như có lỗi trước tình yêu đó.Chục năm làm nghề chị đã hiểu thế nào là nỗi lo phơi nhiễm các bệnh nguy hiểm. Chị cũng đã hiểu thế nào là sự khó khăn vì thiết cơ sở, thiết bị. Nhưng trăn trở lớn nhất vẫn là câu chuyện con người. Cả Trung tâm của chị hiện đang chỉ có vỏn vẹn có 13 nhân lực hoạt động trên cả địa bàn tỉnh. Khát người, nhưng tại trung tâm này chị và các đồng nghiệp đã không ít lần chứng kiến sự ra đi không trở lại của những sinh viên trường y đang hăm hở vào nghề. “Nhiều lý do lắm em ạ, do thiếu đầu tư, rồi do quan niệm, định kiến... Mà điều đó đâu chỉ xảy ra ở cá nhân mỗi con người mà còn là ở cả một hệ thống, bộ máy. Cứ đà này...” - chị lo lắng.Năm 2009 chị Thẩm đã tham gia tới 36 vụ giám định. Cả nước chỉ có đúng 2 người phụ nữ theo nghề giám định pháp y và chị là một trong hai người đó... Những con số, những tình tiết như vậy có gợi cho bạn suy nghĩ gì không về tương lai của cái nghề phụng sự công lý này?Hồng Minh Dương
Người đàn bà có bàn tay “thép”
01/01/0001
Được mệnh danh như vậy trong giới bác sĩ pháp y và cũng là một trong vỏn vẹn 2 người phụ nữ làm nghề này trên cả nước, nhưng chị lại thật nhỏ nhẹ khi nói về mình bằng một câu tự vấn “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết dành phần ai”...
Cơ duyên thôi chưa đủ
Chị là Đoàn Thị Thẩm - giám định viên pháp y đang công tác tại Trung tâm pháp y tỉnh Cao Bằng. Đối với những người làm nghề bác sĩ pháp y mà đa phần là nam giới, chị không chỉ là một bóng hồng, là cơn gió nhẹ nhàng xua tan đi những nỗi nhọc nhằn của nghề nghiệp, mà còn là một đồng nghiệp vững tay, kiên định trên con đường phụng sự công lý.
Có thể nói chị Thẩm đến với pháp y như một cơ duyên. Chị vốn là nữ hộ sinh, sau đó lại học cử nhân điều dưỡng. Cuộc đời ngỡ cứ thế bình lặng trôi, nhưng cách đây đúng tròn 10 năm, năm 2000 chị đã quyết định đến với nghề bác sĩ pháp y. “Biết là vất vả, biết thái độ mọi người chứ, nhưng chị đến với pháp y cứ như một cơ duyên vậy. Nhưng, có lẽ bởi vì chị yêu ý nghĩa của cái nghề đó ” - chị đã nói như vậy khi tôi hỏi chị không thấy sợ nghề suốt ngày đánh bạn với thương tích, tử thi ư. “Ý nghĩa của cái nghề đó” mà chị nhắc đến chính là sự nghiệp phụng sự sự thật, phụng sự công lý của nghề giám định pháp y. Vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua sự ghê rợn của người đời, giám định viên pháp y không để bất kỳ cái chết nào bị oan ức, linh hồn nào tủi phận và nữ thần công lý phải mỉm cười.
Sau khi vào nghề, ngay từ vụ đầu tiên, chị Thẩm đã phải tiếp xúc với tử thi. Chị nhớ, hôm đó cùng lúc xảy ra 3 vụ việc chết người là tai nạn giao thông, treo cổ tự sát và ngộ độc thức ăn. Chị được giao khám nghiệm nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Thời gian giám định kéo dài hơn một giờ đồng hồ, ngay tại hiện trường, dưới tiết trời lâm thâm mưa. Chị tập trung làm quên cả lạnh, cả ướt và tất nhiên cũng quên luôn cả nỗi sợ rất bản năng luôn thường trực trong mỗi con người nhất là ở phụ nữ.
Giám định viên nữ không có nghĩa là hỏng việc
Nhân nói chuyện nữ giới, tôi hỏi chị liệu có bao giờ chất lượng công việc bị ảnh hưởng vì giới tính không. Thoắt một cái vẻ nghiêm nghị, tập trung xuất hiện trên gương mặt chị cùng câu trả lời thật dứt khoát: Không bao giờ!
Chị kể, trong chục năm làm giám định viên, có một vụ đã khiến chị nhớ mãi. Đó là vụ án chết người xảy ra tại huyện Nguyên Bình, trong lúc cãi nhau người chồng không kìm được cơn nóng giận đã đánh vào đầu vợ. Người vợ ngã xuống chết, và nhiệm vụ của bác sĩ pháp y là phải tìm ra nguyên nhân cái chết có phải do cú đánh kia không. Hôm đó trời rất rét lại thêm mưa, đoàn công tác của chị đi từ 7h sáng mà đến tận 4h chiều mới đến được nơi xảy ra vụ việc. Công việc hoàn tất xong thì trời đã sập tối hoàn toàn, cả đoàn phải soi hết một đôi pin đại mới xuống được đến chân núi và 12h đến mới về đến trụ sở UBND xã để được ăn cơm. Điều đáng nói ở đây là để mở được hộp sọ, phải dùng đến cưa điện. Cả đoàn trong đó có chị đã thay nhau vác cái cưa điện suốt cả chặng đường leo núi đi và về, nặng trĩu, trơn trượt. Chỉ cần sảy chân bước hụt một bước dưới kia đã là vực thẳm. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng dùng được cưa điện đâu nhé - chị Thẩm cho biết - có những nơi không có điện thì giám định viên bắt buộc phải dùng đến cưa tay.
Cưa tay - nghe thật đơn giản. Nhưng, phải những ai đã qua nghề mới hiểu là thế nào khi phải cưa hộp sọ hay mở lồng ngực. Mang tiếng khỏe nhưng tay nam giới đôi khi cũng còn oải, còn run nữa là phụ nữ. Ấy vậy mà chị Thẩm đã làm không biết là bao nhiêu vụ như thế. “Chị chưa bao giờ để cho giới tính nữ của mình ảnh hưởng đến công việc. Với chị giám định viên nữ không có nghĩa là hỏng việc, yếu nghề” - chị khẳng định. Có lẽ cùng vì thế mà nữ giám định viên Đoàn Thị Thẩm đã được đồng nghiệp trong nghề yêu quý tặng cho danh hiệu “người đàn bà có bàn tay thép”.
Cũng có những lúc chạnh lòng
Rắn rỏi, kiên định là vậy nhưng dù sao chị Thẩm cũng là phụ nữ, là vợ, là mẹ của một gia đình. Tránh sao cho khỏi những phút giây chạnh lòng! Người bạn đời của chị làm nghề khác nhưng lại rất hiểu biết và cảm thông với công việc của vợ. Anh thấu hiểu sự vất vả của cái nghề mà vợ mình đang theo đuổi, sự tủi thân khi bị người đời xa lánh vì cho rằng phạm vào những điều kỵ húy và sự trăn trở, day dứt khi sự thật vẫn còn chưa được cất tiếng.... Nhưng, hơn tất cả tình yêu anh dành cho người bạn đời, người mẹ của những đứa con mình mỗi khi chị băng ra đường trong một đêm mưa gió vì công việc, công lý đang cần. Còn chị, mỗi khi nghĩ đến anh, chị lại thấy chạnh lòng và như có lỗi trước tình yêu đó.
Chục năm làm nghề chị đã hiểu thế nào là nỗi lo phơi nhiễm các bệnh nguy hiểm. Chị cũng đã hiểu thế nào là sự khó khăn vì thiết cơ sở, thiết bị. Nhưng trăn trở lớn nhất vẫn là câu chuyện con người. Cả Trung tâm của chị hiện đang chỉ có vỏn vẹn có 13 nhân lực hoạt động trên cả địa bàn tỉnh. Khát người, nhưng tại trung tâm này chị và các đồng nghiệp đã không ít lần chứng kiến sự ra đi không trở lại của những sinh viên trường y đang hăm hở vào nghề. “Nhiều lý do lắm em ạ, do thiếu đầu tư, rồi do quan niệm, định kiến... Mà điều đó đâu chỉ xảy ra ở cá nhân mỗi con người mà còn là ở cả một hệ thống, bộ máy. Cứ đà này...” - chị lo lắng.
Năm 2009 chị Thẩm đã tham gia tới 36 vụ giám định. Cả nước chỉ có đúng 2 người phụ nữ theo nghề giám định pháp y và chị là một trong hai người đó... Những con số, những tình tiết như vậy có gợi cho bạn suy nghĩ gì không về tương lai của cái nghề phụng sự công lý này?
Hồng Minh Dương