Gương sáng tư pháp - Điển hình tiên tiến
Alternate Text
“Mặc dù đã phần nào “khơi được mạch nguồn từ dòng chảy cuộc sống” nhưng cá nhân tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu trong Viện Khoa học pháp lý vẫn luôn cảm giác còn nợ xã hội rất nhiều vì thực tiễn cải cách, đổi mới của đất nước ta đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần có sự giải đáp thỏa đáng hơn từ khoa học pháp lý” - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, TS. Nguyễn Văn Cương tâm sự khi nói về công việc gắn bó với ông suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Nhắc đến Công chức Tư pháp - Hộ tịch Lê Văn Toàn (SN 1972, xã Đamb’ri, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), người dân địa phương cũng như cán bộ ngành Tư pháp Lâm Đồng thường gọi ông là “tuyên truyền viên đam mê sáng kiến, giải pháp”.
Luật sư Lê Ngọc Hà tâm sự, hơn 14 năm qua, ông luôn trăn trở và dành tâm huyết cho công việc nâng cao kiến thức pháp luật với mọi người.
Cờ thi đua của Chính phủ là phần thưởng cao quý nhằm ghi nhận và biểu dương đối với những tập thể có thành tích xuất sắc, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác và dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước. Để ghi nhận thành tích các đơn vị đã đạt được trong năm 2019, ngày 16/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1038/QĐ-TTg về việc tặng “Cờ thi đua Chính phủ” cho 13 tập thể xuất sắc toàn diện, dẫn đầu cụm, khối thi đua thuộc tỉnh năm 2019 trong đó có Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 10/9/2020, tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Ninh lần thứ V (giai đoạn 2020-2025), Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2015 đến năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Alternate Text
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Tây Ninh được thành lập từ tháng 4/1998 theo Quyết định số 23/1998/QĐ-CT ngày 17/4/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Để phù hợp với các văn bản pháp luật cũng như tình hình thực tiễn của địa phương, Trung tâm TGPL đã qua hai lần kiện toàn (Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 và Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 16/02/2011) với cơ cấu 02 Phòng gồm Phòng Hành chính - Tổng hợp và Phòng Nghiệp vụ. Trung tâm có chức năng thực hiện TGPL miễn phí cho người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã đi vào hoạt động ổn định và TGPL cho nhiều đối tượng.
Sở Tư pháp TP.HCM được đánh giá là một trong những đại diện điển hình của ngành Tư pháp cả nước. Trước thềm kỉ niệm 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam, ông Huỳnh Văn Hạnh - Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM đã có những chia sẻ về thành tựu, những bước đi mà Tư pháp TP đang hướng tới.