Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức Hội nghị hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2024 và phát động ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2025.

07/11/2024
Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức Hội nghị hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2024 và phát động ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2025.
Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức Hội nghị hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2024 và phát động Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2025.
Tại hội nghị, Sở cũng tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về Luật Căn cước – Định danh điện tử và Dịch vụ công trực tuyến” năm 2024 trên địa bàn TP.HCM.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP.HCM cho biết kể từ khi Luật PBGDPL 2012 chọn ngày 9-11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam.

Từ năm 2013 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP.HCM đã luôn tích cực tổ chức và thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, từ cấp thành phố đến cơ sở.

Sở Tư pháp TP.HCM, Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP.HCM. Ảnh: TRẦN MINH

Theo ông Vũ, ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc với cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Kết quả đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện ngày Pháp luật Việt Nam tại TP xuất hiện nhiều mô hình sinh động, hiệu quả, thiết thực.

Bà Hoàng Kim Chi, Trưởng phòng Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Quận 11, cho biết Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, quận 11 chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Phòng tư pháp quận 11 đã xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật trên trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội định kỳ 1 quý, một lần. Ngoài ra, thực hiện tư vấn pháp lý trực tuyến cho người dân trên ứng dụng zalo official và trang Fanpage Phòng tư pháp, cùng với các đơn vị của UBND 16 phường tổ chức Ngày hội chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo năm 2024.

z6007962916530_8d7fb24b8de880fac67d2885ea47e6e8.jpg
Bà Hoàng Kim Chi, Trưởng phòng Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận 11. Ảnh: TRẦN MINH

Theo bà Chi, ngày Pháp luật Việt có ý nghĩa giáo dục, sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao kiến thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa, pháp lý trong cuộc sống của xã hội.

Cũng tại hội nghị, Sở Tư Pháp TP.HCM đã trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về Luật Căn cước – Định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” năm 2024 trên địa bàn TP.HCM đối với 10 tập thể và 27 cá nhân.

z6007975575289_8ad507044f9af6a1580a1ef479ba3e58.jpg
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM trao giải nhất cuộc thi cho bà Lê Hoàng Bảo Trân (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM). Ảnh: TRẦN MINH
z6008027499921_f7e564e9232bcacfe5410bf0cde4f942.jpg
Tập thể đạt giải nhất cuộc thi thuộc về Liên đoàn Lao động TP.HCM. Ảnh: TRẦN MINH
z6008024707589_292ee7ad973bb5e6b20b151345563ad5.jpg
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng PBGDPL – Sở Tư pháp trao chứng nhận và hoa cho các tập thể đạt giải. Ảnh: TRẦN MINH

Nhiều mô hình sinh động, hiệu quả, thiết thực

1. Mô hình tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật trực tiếp hoặc trực tuyến, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng trên các trang/cổng thông tin điện từ hoặc các ứng dụng mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin cơ sở.

2. Mô hình tổ chức “Ngày hội pháp luật” lồng ghép tuyên truyền pháp luật mới kết hợp tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đa dạng đối tượng như thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, phụ nữ, nông dân, công nhân, người lao động.

3. Mô hình tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam như mô hình “Chương trình Đối thoại cùng chính quyền Thành phố”; mô hình “Chương trình Dân hỏi Chính quyền trả lời”; mô hình tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương với người lao động, doanh nghiệp với nhiều tên gọi, chủ đề khác nhau.

4. Mô hình kết hợp PBGDPL pháp luật gắn với lễ kỷ niệm ngày thành lập, những ngày lễ lớn của các tổ chức, doanh nghiệp thông qua các trò chơi, giao lưu tìm hiểu pháp luật trên các ứng dụng công nghệ thông tin tạo không khí vui tươi, tích cực, tăng cường tình đoàn kết, văn hóa tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP.HCM

Nguồn: Báo điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh



  • Alternate Text
  • Alternate Text
  • Alternate Text