Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Ốt-xtờ-rây-li-a được coi là khung pháp lý quan trọng trong hoạt động tương trợ tư pháp, là cơ sở để hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Hiệp định gồm 21 điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Phạm vi áp dụng
Điều 2: Các hình thức tương trợ khác
Điều 3: Cơ quan Trung ương
Điều 4: Từ chối tương trợ
Điều 5: Nội dung yêu cầu tương trợ
Điều 6: Thực hiện yêu cầu tương trợ
Điều 7: Trả lại tài liệu cho Bên được yêu cầu
Điều 8: Bảo mật và hạn chế sử dụng chứng cứ và thông tin
Điều 9: Tống đạt giấy tờ
Điều 10: Thu thập chứng cứ
Điều 11: Lấy lời khai tự nguyện
Điều 12: Sự có mặt của người đang bị giam giữ để cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra
Điều 13: Sự có mặt của những người khác để cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra
Điều 14: Bảo đảm an toàn
Điều 15: Cung cấp tài liệu chính thức và công khai
Điều 16: Chứng nhận và chứng thực
Điều 17: Khám xét và thu giữ
Điều 18: Tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội
Điều 19: Thỏa thuận bổ sung
Điều 20: Đại diện và chi phí
Điều 21: Tham vấn
Điều 22: Hiệu lực thi hành và chấm dứt Hiệp định
Với việc ký Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự, Việt Nam và Ốt-xtờ-rây-li-a đã nâng tổng số các Hiệp định trong lĩnh vực tương trợ tư pháp lên con số 3. Hai Hiệp định trong lĩnh vực tương trợ tư pháp hiện đang có hiệu lực giữa hai nhà nước bao gồm: Hiệp định về dẫn độ (ký ngày 10/4/2012 tại Can-bê-ra, Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 07/4/2014) và Hiệp định về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (ký ngày 13/10/2008 tại Can-bê-ra, Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 11/12/2009).