Ngày 19/12/2014, Đảng ủy Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn thực hiện Di chúc, Quy chế dân chủ và “Dân vận khéo”. Đến dự buổi tọa đàm có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh cùng công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại Sở Tư pháp.
Sau 04 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, xuất hiện những tập thể, cá nhân điển hình, tạo sự lan tỏa lớn trong các cơ quan Thi hành án dân sự của tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 59 - KH/ĐU ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Đảng ủy Các cơ quan tỉnh Bắc Kạn , ngày 11/9/2014, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi kể chuyện về những điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tham dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Phạm Xuân Vũ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy các cơ quan tỉnh, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cùng toàn thể Đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ.
9 giờ sáng ngày 10-5-1965, Bác Hồ đặt bút viết di chúc
Hội thảo khoa học “45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 27/8 là dịp để “nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm vóc lịch sử và giá trị to lớn những nội dung trong bản Di chúc của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đánh giá những kết quả qua chặng đường 45 năm thực hiện Di chúc của Người nhằm tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa những căn dặn của Người đối với Đảng và nhân dân ta”.
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục của Hồ Chí Minh là phương pháp đề cao yếu tố nêu gương, giáo dục bằng việc làm và hướng dẫn cụ thể. Theo Người, chính việc lấy gương tốt trong cán bộ, đảng viên, quần chúng…để giáo dục là phương pháp tuyên truyền, giáo dục sinh động, có sức thuyết phục và có hiệu quả nhất, không chỉ coi trọng tuyên truyền những tấm gương điển hình, Người còn yêu cầu bản thân người làm công tác tuyên truyền cũng phải là một tấm gương sáng. Người lí giải rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Đây là phương pháp tuyên truyền không thông qua nói và viết mà bằng việc làm, bằng hành động cụ thể, "nói đi đôi với làm".
Ngày 09/4/2014 tại La Hay, Hà Lan trong khuôn khổ của Phiên họp Hội đồng chính sách chung của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Bà Thian Yee Sze, Tổng Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Bộ Lập pháp Sing-ga-po được sự ủy quyền đầy đủ của Chính phủ Sing-ga-po đã nộp Văn kiện chấp nhận Quy chế của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế
Georgia đã hoàn tất việc trình phê chuẩn Công ước La Hay ngày 19/10/1996 về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em (Công ước). Với việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn này, Georgia đã trở thành thành viên thứ 40 của Công ước
Trong các ngày từ 19-23/5/2014, Ủy ban đặc biệt của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã nhóm họp tại La Hay – Hà Lan về thực thi Công ước 1965 về Tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp, Công ước năm 1970 về Thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại và Công ước năm 1980 về Tiếp cận công lý. Phiên họp đã diễn ra sau bốn ngày thảo luận mang tính xây dựng giữa khoảng 130 chuyên gia đến từ 53 quốc gia và các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và phi Chính phủ. Đại diện của Bộ Tư pháp – cơ quan quốc gia của Hội nghị La hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam là bà Phạm Hồ Hương (Trưởng phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế) và đại diện Tòa án nhân dân tối cao, ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng phòng Nghiên cứu pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế, Viện Khoa học xét xử). Đây là lần thứ hai trong năm 2014 đại diện Việt Nam tham dự hoạt động với tư cách là thành viên của Hội nghị.
Theo Thông báo số 24/2014/TB-LPQT ngày 08/4/2014 của Bộ Ngoại giao, Hiệp định về dẫn độ giữa CHXHCN Việt Nam và Ô-xtrây-lia, ký tại Can-bơ-rơ ngày 10/4/2012, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 4 năm 2014. Hiệp định có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cho công tác hợp tác giữa các cơ quan tư pháp Việt Nam và Ô-xtrây-lia về dẫn độ và góp phần khẳng định thiện chí và cam kết của Việt Nam trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối ngoại giữa hai quốc gia.