Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịchKhoản 8 Điều 52 Luật Thủ đô 2024 nêu rõ, Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô.Trách nhiệm xây dựng Thủ đô
Theo quy định tại Điều 52, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô, mọi người đều có trách nhiệm xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tăng cường đối ngoại Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, người dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Để làm được điều đó, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp của TP cần kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong Luật Thủ đô, quy định biện pháp tổ chức thực hiện Luật Thủ đô theo thẩm quyền; đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô thuộc phạm vi quản lý và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các quy định của Luật này; bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này;
Cần tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật về Thủ đô; quyết định những vấn đề của TP trong phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường, Chủ tịch UBND phường bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực. Theo Điều 52, HĐND TP, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn: giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của UBND TP về việc thực hiện Luật Thủ đô.
Để cá nhân tham gia quá trình xây dựng và bảo vệ Thủ đô
Theo quy định của Điều này, UBND TP, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn: bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện Quốc gia, quốc tế trên địa bàn TP; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan Trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước; chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía bắc và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển;
UBND TP tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; tham gia ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có quy định liên quan đến các chính sách, cơ chế đặc thù quy định tại Luật này; đề xuất việc áp dụng quy định trong các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có nội dung khác với quy định của Luật Thủ đô do việc áp dụng quy định đó sẽ thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, báo cáo HĐND TP cho ý kiến trước khi báo cáo đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này; định kỳ 03 năm tổ chức sơ kết, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô khi có yêu cầu.
Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô.
Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
21/10/2024
Khoản 8 Điều 52 Luật Thủ đô 2024 nêu rõ, Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô.
Trách nhiệm xây dựng Thủ đô
Theo quy định tại Điều 52, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô, mọi người đều có trách nhiệm xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tăng cường đối ngoại Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, người dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Để làm được điều đó, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp của TP cần kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong Luật Thủ đô, quy định biện pháp tổ chức thực hiện Luật Thủ đô theo thẩm quyền; đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô thuộc phạm vi quản lý và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các quy định của Luật này; bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này;
Cần tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật về Thủ đô; quyết định những vấn đề của TP trong phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường, Chủ tịch UBND phường bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực. Theo Điều 52, HĐND TP, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn: giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của UBND TP về việc thực hiện Luật Thủ đô.
Để cá nhân tham gia quá trình xây dựng và bảo vệ Thủ đô
Theo quy định của Điều này, UBND TP, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn: bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện Quốc gia, quốc tế trên địa bàn TP; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan Trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước; chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía bắc và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển;
UBND TP tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; tham gia ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có quy định liên quan đến các chính sách, cơ chế đặc thù quy định tại Luật này; đề xuất việc áp dụng quy định trong các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có nội dung khác với quy định của Luật Thủ đô do việc áp dụng quy định đó sẽ thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, báo cáo HĐND TP cho ý kiến trước khi báo cáo đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này; định kỳ 03 năm tổ chức sơ kết, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô khi có yêu cầu.
Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô.