Xây dựng khung pháp lý phù hợp cho công chứng điện tửDự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua đã bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hoạt động công chứng. Tán thành cao với quy định này, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công chứng điện tử cần có lộ trình hợp lý, bước đi thận trọng.Tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội (QH) tại Kỳ họp vừa qua đã bổ sung 4 điều mới để quy định về công chứng điện tử. Theo đó, công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử; việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy.
Dự thảo Luật quy định, việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung cơ bản các quy định của Luật hiện hành để đặt nền tảng cho việc triển khai công chứng điện tử. Cụ thể, quy định cơ sở dữ liệu công chứng gồm 4 cơ sở dữ liệu thành phần; nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, nguyên tắc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu công chứng với các cơ sở dữ liệu có liên quan và việc quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công chứng; quy định rõ hơn về yêu cầu đối với việc lưu trữ hồ sơ công chứng...
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của QH tán thành việc bổ sung quy định về công chứng điện tử. Về phạm vi công chứng điện tử, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật, theo đó không giới hạn phạm vi công chứng điện tử nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện cụ thể phù hợp với lộ trình xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Cân nhắc về phạm vi áp dụng
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu QH cho rằng việc dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung các quy định về công chứng điện tử là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện và công nhận công chứng điện tử. Đây là sự thay đổi phương thức thực hiện, không thay đổi bản chất và đặc điểm công chứng. Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) khẳng định, việc bổ sung quy định về công chứng điện tử trong dự thảo Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng 4.0 trong hoạt động công chứng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giao dịch dân sự, kinh tế và bảo đảm đồng bộ với các quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2023.
Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cũng cho rằng, trong hoạt động công chứng, có nhiều vấn đề đòi hỏi công chứng viên phải trực tiếp tiếp xúc với người yêu cầu công chứng mới bảo đảm được tính khách quan, tính chính xác mà công nghệ hiện nay chưa thể đáp ứng, chưa thể thay được, ví dụ như đánh giá được năng lực hành vi và ý chí tự nguyện của người yêu cầu công chứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay đã xuất hiện tội phạm công nghệ cao, dùng công nghệ AI giả giọng nói, hình ảnh để lừa đảo.
Theo Đại biểu, việc đối soát giấy tờ, việc đánh giá tính hợp pháp của nội dung giao dịch là công việc chính, rất quan trọng đối với một công chứng viên theo mô hình công chứng nội dung, đòi hỏi năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của công chứng viên. “Việc này không chỉ là tra cứu văn bản pháp luật, đối chiếu với nội dung giao dịch mà còn đòi hỏi tư duy logic, phân tích đưa ra các quyết định, bao gồm cả việc giải thích, tư vấn cho người yêu cầu công chứng”, Đại biểu phân tích.
Khẳng định đây là một công việc phức tạp, gắn với trách nhiệm trực tiếp của công chứng viên, Đại biểu đề nghị việc thực hiện công chứng điện tử cần tiến hành hết sức thận trọng, có bước đi hợp lý.
Chung quan điểm, Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) nhận định, để xây dựng đầy đủ khung pháp lý cho công chứng điện tử đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp, thuế... theo hướng cho phép nhận và xử lý hồ sơ điện tử. “Nạn giấy tờ giả hiện nay, nhất là giả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là một trở ngại lớn khi tiến hành công chứng điện tử. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu chỉ nên thực hiện thí điểm công chứng điện tử đối với một số giao dịch đơn giản như giấy uỷ quyền, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp... như một số nước trên thế giới đã thực hiện”, Đại biểu nói.
Đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị có quy định rõ lộ trình thực hiện công chứng điện tử để bảo đảm hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các yếu tố khác có liên quan, nhất là với các yếu tố mà máy móc chưa thể bảo đảm thay thế hoàn toàn được vai trò của con người.Minh Ngọc
Xây dựng khung pháp lý phù hợp cho công chứng điện tử
05/08/2024
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua đã bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hoạt động công chứng. Tán thành cao với quy định này, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công chứng điện tử cần có lộ trình hợp lý, bước đi thận trọng.
Tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội (QH) tại Kỳ họp vừa qua đã bổ sung 4 điều mới để quy định về công chứng điện tử. Theo đó, công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử; việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy.
Dự thảo Luật quy định, việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung cơ bản các quy định của Luật hiện hành để đặt nền tảng cho việc triển khai công chứng điện tử. Cụ thể, quy định cơ sở dữ liệu công chứng gồm 4 cơ sở dữ liệu thành phần; nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, nguyên tắc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu công chứng với các cơ sở dữ liệu có liên quan và việc quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công chứng; quy định rõ hơn về yêu cầu đối với việc lưu trữ hồ sơ công chứng...
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của QH tán thành việc bổ sung quy định về công chứng điện tử. Về phạm vi công chứng điện tử, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật, theo đó không giới hạn phạm vi công chứng điện tử nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện cụ thể phù hợp với lộ trình xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Cân nhắc về phạm vi áp dụng
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu QH cho rằng việc dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung các quy định về công chứng điện tử là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện và công nhận công chứng điện tử. Đây là sự thay đổi phương thức thực hiện, không thay đổi bản chất và đặc điểm công chứng. Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) khẳng định, việc bổ sung quy định về công chứng điện tử trong dự thảo Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng 4.0 trong hoạt động công chứng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giao dịch dân sự, kinh tế và bảo đảm đồng bộ với các quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2023.
Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cũng cho rằng, trong hoạt động công chứng, có nhiều vấn đề đòi hỏi công chứng viên phải trực tiếp tiếp xúc với người yêu cầu công chứng mới bảo đảm được tính khách quan, tính chính xác mà công nghệ hiện nay chưa thể đáp ứng, chưa thể thay được, ví dụ như đánh giá được năng lực hành vi và ý chí tự nguyện của người yêu cầu công chứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay đã xuất hiện tội phạm công nghệ cao, dùng công nghệ AI giả giọng nói, hình ảnh để lừa đảo.
Theo Đại biểu, việc đối soát giấy tờ, việc đánh giá tính hợp pháp của nội dung giao dịch là công việc chính, rất quan trọng đối với một công chứng viên theo mô hình công chứng nội dung, đòi hỏi năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của công chứng viên. “Việc này không chỉ là tra cứu văn bản pháp luật, đối chiếu với nội dung giao dịch mà còn đòi hỏi tư duy logic, phân tích đưa ra các quyết định, bao gồm cả việc giải thích, tư vấn cho người yêu cầu công chứng”, Đại biểu phân tích.
Khẳng định đây là một công việc phức tạp, gắn với trách nhiệm trực tiếp của công chứng viên, Đại biểu đề nghị việc thực hiện công chứng điện tử cần tiến hành hết sức thận trọng, có bước đi hợp lý.
Chung quan điểm, Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) nhận định, để xây dựng đầy đủ khung pháp lý cho công chứng điện tử đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp, thuế... theo hướng cho phép nhận và xử lý hồ sơ điện tử. “Nạn giấy tờ giả hiện nay, nhất là giả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là một trở ngại lớn khi tiến hành công chứng điện tử. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu chỉ nên thực hiện thí điểm công chứng điện tử đối với một số giao dịch đơn giản như giấy uỷ quyền, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp... như một số nước trên thế giới đã thực hiện”, Đại biểu nói.
Đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị có quy định rõ lộ trình thực hiện công chứng điện tử để bảo đảm hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các yếu tố khác có liên quan, nhất là với các yếu tố mà máy móc chưa thể bảo đảm thay thế hoàn toàn được vai trò của con người.
Minh Ngọc