Nội dung đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Công tác chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện công tác văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh và huyện, tổ chức thực hiện văn bản QPPL của Trung ương, tỉnh, huyện (đối với UBND cấp xã); công tác cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Phương pháp đánh giá được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tự đánh giá, theo dõi và cho điểm kết quả thực hiện kết quả cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị mình gửi về Sở Nội vụ (đối với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện) hoặc Phòng Nội vụ (đối với UBND cấp xã) theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Điểm các cơ quan, đơn vị tự đánh giá được gọi là “Điểm tự đánh giá”.
Bước 2: Đánh giá thông qua điều tra xã hội học (Việc điều tra xã hội học được tiến hành dựa trên việc lấy ý kiến của các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Sở Nội vụ).
Bước 3: Thẩm định điểm tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và các tài liệu kiểm chứng do các cơ quan, đơn vị cung cấp, Tổ công tác liên ngành do Sở Nội vụ chủ trì hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện chủ trì tiến hành thẩm định lại. Điểm do Tổ công tác đánh giá gọi là :”Điểm thẩm định”. Tỷ số cải cách hành chính được xác định bằng tỷ lệ % giữa “điểm thẩm định” và “điểm tối đa”.
Bước 4: Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính: Căn cứ vào điểm thẩm định, các cơ quan, đơn vị sẽ được xếp hạng chỉ số cải cách hành chính theo thứ tự từ cao xuống thấp và được phân loại theo các mức sau: đơn vị xuất sắc, đơn vị tốt, đơn vị khá, đơn vị trung bình và đơn vị yếu.