LUẬT
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Để nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách củaĐảng, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định thẩm quyền,thủ tục và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật làvăn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luậtđịnh, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm phápluật bao gồm:
1- Văn bản do Quốc hội banhành: Hiến pháp, luật, nghị quyết;
Văn bản do Uỷ ban thường vụQuốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2- Văn bản do các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủtịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định củaChính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tưcủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩmphán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liêntịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3- Văn bản do Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; vănbản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhândân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhândân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷban nhân dân.
Điều2. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệthống văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp là luật cơ bản củaNhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Văn bản quy phạm pháp luật đượcban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lựcpháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật docác cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm phápluật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Văn bản quy phạm pháp luật tráivới Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quannhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
Điều3. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm phápluật
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước,đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng vănbản quy phạm pháp luật.
2- Trong quá trình xây dựng vănbản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, cơ quan, tổchức hữu quan tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nói tại khoản 1 Điềunày tham gia góp ý kiến và tiếp thụ ý kiến đóng góp để xây dựng văn bản quyphạm pháp luật.
Điều4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.
Điều5. Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật đượcthể hiện bằng tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bảnphải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuậtngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải được định nghĩa trong vănbản.
Văn bản quy phạm pháp luật cóthể được dịch ra tiếng các dân tộc thiểu số.
Điều6. Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phảiđược đánh số thứ tự cùng với năm ban hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.
Điều7. Văn bản quy định chi tiết thi hành
1- Luật, pháp lệnh và các vănbản quy phạm pháp luật khác phải được quy định cụ thể để khi các văn bản đó cóhiệu lực thì được thi hành ngay.
Trong trường hợp luật, pháplệnh có điều, khoản cần phải được quy định chi tiết bằng văn bản khác, thì ngaytại điều, khoản đó, phải xác định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định vàthời hạn ban hành văn bản.
2- Văn bản quy định chi tiếtthi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quannhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực.
Điều8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan nhà nước trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệthống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái phápluật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển củađất nước, thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịpthời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Cơ quan, tổ chức và công dân cóquyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung,thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việcthi hành văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật chỉđược sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luậtdo chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thihành, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thaythế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên vănbản, điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đìnhchỉ việc thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật khichưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏhoặc đình chỉ việc thi hành, thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải được nghiêmchỉnh thi hành.
Điều10. Đăng Công báo, yết thị và đưa tin
Văn bản quy phạm pháp luật phảiđược đăng Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đạichúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật củacơ quan nhà nước ở trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày công bốhoặc ký ban hành.
Chính phủ thống nhất quản lýCông báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Văn bản quy phạm pháp luật củaHội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải được yết thị tại trụ sở của cơ quan banhành và những địa điểm khác do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quyết định.
Điều11. Gửi, lưu trữ văn bản quy phạm pháp luật
1- Văn bản quy phạm pháp luậtphải được gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp và đến các cơquan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan.
2- Bản gốc của văn bản quy phạmpháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều12. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật cóthể được dịch ra tiếng nước ngoài.
Việc dịch văn bản quy phạm phápluật ra tiếng nước ngoài do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG II
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓTHẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ
HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều13. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1- Quốc hội là cơ quan duy nhấtcó quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội làm Hiến pháp và sửađổi Hiến pháp.
Việc soạn thảo, thông qua, côngbố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp doQuốc hội quy định.
2- Căn cứ vào Hiến pháp, Quốchội ban hành luật, nghị quyết.
3- Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghịquyết.
Điều14. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Chủ tịch nước
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định.
Điều15. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ ban hành quyết định, chỉ thị.
Điều16. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyếtđịnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư.
Điều17. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caoban hành nghị quyết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyếtđịnh, chỉ thị, thông tư.
Điều18. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liêntịch
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyếtđịnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức sau đây có thể phốihợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch để hướng dẫn thi hành văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ;
2- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao;
3- Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4- Cơ quan nhà nước có thẩmquyền với tổ chức chính trị - xã hội trong trường hợp pháp luật có quy định việctổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước.
Điều19. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hộiđồng nhân dân ban hành nghị quyết.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghịquyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định, chỉthị.
Thẩm quyền, thủ tục và trình tựban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhândân do pháp luật quy định.
CHƯƠNG III
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUẬT CỦA QUỐC HỘI,
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
MỤC 1
NỘI DUNG VĂN BẢN QUYPHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI,
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều20. Luật, nghị quyết của Quốc hội
1- Luật quy định các vấn đề cơbản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
2- Nghị quyết của Quốc hội đượcban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tàichính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng,an ninh, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, điều chỉnhngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ướcquốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định cácvấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Điều21. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1- Pháp lệnh quy định về nhữngvấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét,quyết định ban hành thành luật.
2- Nghị quyết của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sátviệc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhândân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viêncục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyếtđịnh những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
MỤC 2
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH
Điều22. Lập chương trình, thông qua chương trình
1- Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lýnhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân.
2- Cơ quan, tổ chức, đại biểuQuốc hội có quyền trình dự án luật được quy định tại Điều 87 của Hiến pháp năm1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và đồngthời gửi đến Chính phủ, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xácđịnh đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản, các điều kiện cần thiết choviệc soạn thảo văn bản; kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũngđược gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Chính phủ lập dự kiến chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến vềđề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội,kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
3- Uỷ ban pháp luật của Quốchội chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hộithẩm tra dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, đề nghịxây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiếnnghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
4- Căn cứ vào dự kiến chươngtrình của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổchức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ýkiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự án Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định.
5- Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ Quốc hộivà chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
6- Quốc hội quyết định chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá Quốchội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuốinăm của năm trước.
Điều23. Điều chỉnh chương trình
Khi xét thấy cần thiết, Quốchội quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốchội khi kiến nghị về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phảicó tờ trình nêu rõ lý do việc điều chỉnh.
Thủ tục, trình tự điều chỉnh chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại Điều 22 củaLuật này.
Điều24. Bảo đảm thực hiện chương trình
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉđạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốchội trình dự án luật, dự án pháp lệnh đã được quyết định trong chương trình xâydựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo, bảo đảm chất lượngvà thời hạn trình dự án.
MỤC 3
SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI,
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều25. Thành lập Ban soạn thảo
1- Cơ quan, tổ chức trình dự ánluật, dự án pháp lệnh thành lập Ban soạn thảo. Trong trường hợp dự án luật, dựán pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thì Uỷ banthường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan,tổ chức hữu quan.
Đối với dự án luật do Uỷ ban thườngvụ Quốc hội trình thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo. Đốivới dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội,đại biểu Quốc hội trình, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảotheo đề nghị của cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án.
2- Việc soạn thảo dự án luật,dự án pháp lệnh do Ban soạn thảo đảm nhiệm.
Ban soạn thảo chịu trách nhiệmtrước cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án về tiến độ và chất lượngdự án.
3- Cơ quan, tổ chức hữu quan cóthành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về nhữngnội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức hữu quan đó vàchịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
Điều26. Soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh
Trong việc soạn thảo dự ánluật, dự án pháp lệnh, Ban soạn thảo tiến hành các công việc sau đây:
1- Tổng kết tình hình thi hànhpháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đếndự án; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dungchính của dự án;
2- Tổ chức nghiên cứu thôngtin, tư liệu có liên quan đến dự án;
3- Chuẩn bị đề cương, biên soạnvà chỉnh lý dự án;
4- Tổ chức lấy ý kiến cơ quan,tổ chức, cá nhân hữu quan bằng các hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất củatừng dự án;
5- Chuẩn bị tờ trình và tàiliệu liên quan đến dự án. Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích,yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, những vấn đề cần xin ýkiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
6- Phối hợp với cơ quan, tổchức, cá nhân hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành;
7- Trong việc soạn thảo dự ánluật, dự án pháp lệnh, phải tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều27. Bố cục của luật, pháp lệnh
1- Luật, pháp lệnh phải có tên,căn cứ pháp lý để ban hành. Tuỳ theo nội dung, luật, pháp lệnh có thể có lờinói đầu, được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; phần, chương,mục phải có tiêu đề.
2- Luật, pháp lệnh được banhành phải xác định các văn bản, các điều, khoản của văn bản bị bãi bỏ.
Điều28. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đại biểuQuốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh
1- Cơ quan, tổ chức trình dự ánluật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ban soạn thảo và thườngxuyên cho ý kiến về việc soạn thảo dự án;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án.
c) Mời chuyên gia tham gia xâydựng dự án;
d) Xem xét, quyết định việctrình dự án luật ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh ra Uỷ ban thường vụ Quốchội. Trong trường hợp chưa trình được dự án luật, dự án pháp lệnh theo chươngtrình, thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nêu rõ lý do;
2- Đại biểu Quốc hội trình dựán luật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và dkhoản 1 Điều này. Văn phòng Quốc hội bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban soạnthảo dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.
Điều29. Trách nhiệm của Chính phủ đối với dự án luật, dự ánpháp lệnh
1- Chính phủ có trách nhiệm xemxét, thảo luận tập thể những dự án luật, dự án pháp lệnh do Chính phủ trình,biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án luật ra Quốc hội, trình dựán pháp lệnh ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đối với những dự án luật, dự án pháplệnh do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình, thì Chính phủ có tráchnhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản.
2- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự án luật,dự án pháp lệnh mà nội dung của dự án liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệmvụ quản lý ngành, lĩnh vực của mình.
3- Bộ Tư pháp có trách nhiệmthẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyếtđịnh trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc để Chính phủ tham gia ýkiến đối với những dự án do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều30. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêntham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên có quyền tham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháplệnh.
Đối với dự án luật, dự án pháplệnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên; quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân, về tổ chức bộ máy nhà nước, thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự ánluật, dự án pháp lệnh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viênđể lấy ý kiến.
Điều31. Soạn thảo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảonghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Dự thảo nghị quyết của Quốchội, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Hội đồng dân tộc, cácUỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hộiphân công soạn thảo. Dự thảo nghị quyết được gửi để lấy ý kiến các cơ quan, tổchức, cá nhân hữu quan.
MỤC 4
THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT,
DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI,
DỰ ÁN PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều32. Việc thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội
1- Dự án luật, dự thảo nghịquyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra (gọi chung là cơ quan thẩmtra).
Trong trường hợp Uỷ ban thườngvụ Quốc hội trình dự án luật thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặcthành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó; đối với dự án luật, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hộitrình, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra.
2- Cơ quan thẩm tra có quyềnyêu cầu cơ quan soạn thảo báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung của dự án; tựmình hoặc cùng cơ quan soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộcnội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Cơ quan, tổ chức,cá nhân được cơ quan thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tàiliệu phục vụ cho việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
3- Đối với dự án luật, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hộichủ trì thẩm tra, thì Uỷ ban pháp luật của Quốc hội tham gia thẩm tra nhằm bảođảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Điều33. Thời hạn gửi dự án luật, dự án pháp lệnh và dự thảonghị quyết để thẩm tra
Chậm nhất là ba mươi ngày, trướcngày khai mạc kỳ họp Quốc hội hoặc chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắtđầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hộitrình dự án phải gửi tờ trình, dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyếttới cơ quan thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
Điều34. Phạm vi thẩm tra
Cơ quan thẩm tra tiến hành thẩmtra về tất cả các mặt của dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nhưngtập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây :
1- Sự cần thiết ban hành luật,pháp lệnh, nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh;
2- Sự phù hợp của nội dung dựán với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp củadự án và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;
3- Việc tuân thủ thủ tục vàtrình tự soạn thảo;
4- Tính khả thi của dự án.
Điều35. Phương thức thẩm tra
Dự án luật, dự án pháp lệnh, dựthảo nghị quyết có thể được thẩm tra một lần hoặc nhiều lần.
Đối với dự án luật, dự án pháplệnh, dự thảo nghị quyết trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xin ý kiến, thìphải được cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra sơ bộ.
Đối với dự án luật, dự thảonghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Uỷ ban thườngvụ Quốc hội xem xét, quyết định thông qua, thì phải được cơ quan thẩm tra tiếnhành thẩm tra chính thức.
Khi thẩm tra chính thức, cơquan thẩm tra phải tiến hành phiên họp toàn thể.
Trong trường hợp dự án luật, dựán pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra,thì cơ quan được giao chủ trì thẩm tra có trách nhiệm tổ chức phiên họp liêntịch để tiến hành thẩm tra.
Báo cáo thẩm tra phải phản ánhđầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan thẩm tra.
MỤC 5
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐCHỘI XEM XÉT, CHO Ý KIẾN
VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
Điều36. Thời hạn gửi dự án luật, dự thảo nghị quyết để Uỷ banthường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến
Chậm nhất là hai mươi ngày, trướcngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểuQuốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự án và cáctài liệu có liên quan đến cơ quan thẩm tra để tiến hành thẩm tra sơ bộ.
Chậm nhất là bảy ngày, trướcngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểuQuốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết phải gửi tờ trình, dự án và tàiliệu có liên quan; cơ quan thẩm tra phải gửi báo cáo thẩm tra về dự án luật, dựthảo nghị quyết đó đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều37. Trình tự xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảonghị quyết
1- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự án luật, dự thảo nghị quyết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xemxét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết một lần hoặc nhiều lần.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hộixem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức,đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết thuyết trình về dự án vànhững vấn đề thuộc nội dung dự án luật, dự thảo nghị quyết cần xin ý kiến;
b) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức,cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Các thành viên Uỷ ban thườngvụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ toạ phiên họp kết luận.
Điều38. Việc tiếp thu và chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghịquyết theo ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghịquyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến và tổ chức việc chỉnh lý dựán.
Trong trường hợp cơ quan, tổchức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác vớiý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
MỤC 6
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀDỰ ÁN LUẬT, DỰ ÁN PHÁP LỆNH
Điều39. Quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dựán pháp lệnh
1- Căn cứ vào tính chất và nộidung của dự án luật, dự án pháp lệnh, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh.
2- Nội dung, phạm vi, thể thứcvà thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh do Uỷ ban thườngvụ Quốc hội quyết định.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉđạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu ý kiến nhân dân để chỉnhlý dự án.
Điều40. Tham gia góp ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh
1- Công dân góp ý kiến về dự ánluật, dự án pháp lệnh thông qua cơ quan, tổ chức của mình, trực tiếp hoặc gửithư góp ý tới Văn phòng Quốc hội, cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án hoặc thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơnvị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện để công dân thuộc tổchức, cơ quan, đơn vị mình tham gia ý kiến vào dự án luật, dự án pháp lệnh.
Điều41. Tập hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự ánluật, dự án pháp lệnh
Ý kiếncủa nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh phải được tập hợp, nghiên cứu, tiếpthụ để chỉnh lý dự án.
Văn phòng Quốc hội có tráchnhiệm tập hợp đầy đủ ý kiến của nhân dân.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốchội trình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu ý kiến nhândân, chỉnh lý dự án và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
MỤC 7
LẤY Ý KIẾN ĐẠI BIỂUQUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ ÁN PHÁP LỆNH
Điều42. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia ýkiến về dự án luật
Trong quá trình soạn thảo, nếuđược Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý thì dự án luật được gửi lấy ý kiến đạibiểu Quốc hội.
Chậm nhất là hai mươi ngày, trướcngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, dự án luật phải được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội có tráchnhiệm tổ chức thảo luận dự án luật tại địa phương và gửi biên bản thảo luận vềVăn phòng Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.
Điều43. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia ýkiến về dự án pháp lệnh
Khi xét thấy cần thiết, Uỷ banthường vụ Quốc hội gửi dự án pháp lệnh để lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷban thường vụ Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chứcthảo luận dự án pháp lệnh tại địa phương và gửi biên bản thảo luận về Văn phòngQuốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp Uỷ ban thường vụQuốc hội.
Điều44. Tiếp thu và chỉnh lý dự án theo ý kiến của đại biểuQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
Văn phòng Quốc hội có tráchnhiệm tập hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự ánluật, dự án pháp lệnh. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợpvới cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án.
MỤC 8
THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT,DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI, DỰ ÁN PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA
uỷ ban thường vụ quốc hội
Điều45. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật
1- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự án luật, Quốc hội có thể xem xét dự án luật tại một hoặc nhiều kỳhọp của Quốc hội. Trong trường hợp dự án luật được xem xét tại nhiều kỳ họp củaQuốc hội, thì trong lần xem xét đầu, Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về đối tượng,phạm vi điều chỉnh, nội dung cơ bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau củadự án luật. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệmtiếp thu chỉnh lý dự án.
2- Quốc hội xem xét , thông quadự án luật theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức,đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận dự ánluật tại phiên họp toàn thể. Việc thảo luận có thể tiến hành theo từng vấn đề,từng chương hoặc toàn bộ dự án. Trước khi thảo luận ở phiên họp toàn thể, dự ánluật được trao đổi ở Đoàn, ở Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơquan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án được trình bày bổ sung về nhữngvấn đề liên quan đến dự án;
d) Đoàn thư ký kỳ họp phối hợpvới cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo tiếp thụ ý kiến của đại biểu Quốchội, dự kiến chỉnh lý dự án và báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khitrình Quốc hội quyết định.
Đối với những dự án luật cónhiều vấn đề phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, thì Quốc hội có thể thànhlập tổ công tác gồm đại diện cơ quan thẩm tra, cơ quan, tổ chức soạn thảo, mộtsố đại biểu Quốc hội và một số chuyên gia để chỉnh lý dự án;
đ) Quốc hội thông qua dự ánluật bằng cách biểu quyết từng điều, từng chương, nghe đọc toàn văn, sau đóbiểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ dự án một lần.
Dự án luật được thông qua khiquá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
3- Chủ tịch Quốc hội ký chứngthực luật.
4- Trong trường hợp dự án luậtchưa được thông qua, Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được tiếp tụcchỉnh lý và giao cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án phối hợpvới cơ quan thẩm tra chỉnh lý trong thời hạn do Quốc hội quyết định.
Điều46. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết củaQuốc hội
1- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo nghị quyết, Quốc hội có thể xem xét dự thảo tại một hoặc nhiềukỳ họp.
2- Quốc hội xem xét, thông quadự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức đượcphân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;
b) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận;
d) Quốc hội thông qua dự thảonghị quyết bằng cách biểu quyết từng vấn đề và sau đó biểu quyết toàn bộ dựthảo hoặc biểu quyết toàn bộ dự thảo một lần.
Dự thảo nghị quyết của Quốc hộiđược thông qua khi quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừtrường hợp quy định tại Điều 88 của Hiến pháp năm 1992.
3- Chủ tịch Quốc hội ký chứngthực nghị quyết của Quốc hội.
Điều47. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh
1- Tuỳ theo tính chất, nội dungcủa dự án pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét dự án tại mộthoặc nhiều phiên họp.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hộixem xét, thông qua dự án pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức,đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình và đọc toàn văn dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức,cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Các thành viên của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận;
e) Uỷ ban thường vụ Quốc hộibiểu quyết.
Dự án pháp lệnh được thông quakhi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tánthành.
3- Chủ tịch Quốc hội ký pháplệnh.
4- Trong trường hợp dự án pháplệnh chưa được thông qua thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấnđề cần được tiếp tục chỉnh lý và giao cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hộitrình dự án phối hợp với cơ quan thẩm tra chỉnh lý trong thời hạn do Uỷ ban thườngvụ Quốc hội quyết định.
Điều48. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Uỷban thường vụ Quốc hội
1- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo nghị quyết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét dự thảotại một hoặc nhiều phiên họp.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hộixem xét, thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức đượcphân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;
b) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức,cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Các thành viên của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội thảo luận;
đ) Chủ tọa phiên họp kết luận;
e) Uỷ ban thường vụ Quốc hộibiểu quyết.
Dự thảo nghị quyết được thôngqua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tánthành.
3- Chủ tịch Quốc hội ký nghịquyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều49. Việc xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội
Đối với pháp lệnh, nghị quyếtđã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Uỷ ban thườngvụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 7 Điều 103 của Hiến pháp năm1992, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nướccó ý kiến. Nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểuquyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trìnhQuốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
MỤC 9
CÔNG BỐ VĂN BẢN QUYPHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI,
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều50. Công bố luật, nghị quyết của Quốc hội
Chủ tịch nước ban hành lệnh đểcông bố luật, nghị quyết của Quốc hội mà việc công bố nghị quyết đó thuộc thẩmquyền của Chủ tịch nước trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngàyluật, nghị quyết được thông qua.
Điều51. Công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội
1- Chủ tịch nước ban hành lệnhđể công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà việc công bốnghị quyết đó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước trong thời hạn chậm nhất là mườilăm ngày, kể từ ngày pháp lệnh, nghị quyết được thông qua.
2- Đối với pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã được thông qua mà Chủ tịch nước đề nghịxem xét lại hoặc trình Quốc hội quyết định, thì thời hạn công bố chậm nhất là mườingày, kể từ ngày Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, sau khi đã xem xét lạihoặc kể từ ngày Quốc hội quyết định.
MỤC 10
GIẢI THÍCH LUẬT, PHÁPLỆNH
Điều52. Thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giảithích luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức theo quy địnhtại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Uỷ banthường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xemxét, quyết định việc giải thích.
Điều53. Soạn thảo, thông qua dự thảo nghị quyết giải thíchluật, pháp lệnh
1- Tuỳ theo tính chất, nội dungcủa vấn đề cần được giải thích, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh trìnhUỷ ban thường vụ Quốc hội.
2- Uỷ ban thường vụ Quốc hộixem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh theo trình tựsau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức hữuquan, đại biểu Quốc hội đã có đề nghị giải thích được mời tham dự phiên họptrình bày ý kiến;
b) Đại diện cơ quan được phâncông chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dựthảo;
c) Đại diện cơ quan thẩm tratrình báo cáo thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích với tinhthần và nội dung của văn bản được giải thích;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức,cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
đ) Các thành viên của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội thảo luận;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận;
g) Uỷ ban thường vụ Quốc hộibiểu quyết.
Dự thảo nghị quyết giải thíchluật, pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
3- Chủ tịch Quốc hội ký nghịquyết giải thích luật, pháp lệnh.
4- Nghị quyết về việc giảithích luật, pháp lệnh được đăng Công báo và đưa tin trên các phương tiện thôngtin đại chúng.
CHƯƠNG IV
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUẬT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Điều54. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nướcđược ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiếnpháp, luật quy định.
Điều55. Soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định
1- Chủ tịch nước tự mình hoặctheo đề nghị của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
2- Cơ quan được giao soạn thảotổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định.
3- Tuỳ theo nội dung của dựthảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc lấy ý kiến của cơ quan, tổchức, cá nhân hữu quan.
4- Cơ quan được giao soạn thảochỉnh lý dự thảo lệnh, quyết định và báo cáo Chủ tịch nước về dự thảo, ý kiếncủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
5- Chủ tịch nước xem xét, kýlệnh, quyết định.
CHƯƠNG V
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUẬT CỦA CHÍNH PHỦ,
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
MỤC 1
NỘI DUNG VĂN BẢN QUYPHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠQUAN NGANG BỘ, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
Điều56. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ
1- Nghị quyết của Chính phủ đượcban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hànhchính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dânthực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiếnpháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo; quyếtđịnh chủ trương, chính sách cụ thể về ngân sách nhà nước, tiền tệ; phát triểnvăn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; củng cố vàtăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước,các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; các biện pháp chốngquan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; phê duyệt các điều ước quốc tếthuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2- Nghị định của Chính phủ baogồm:
a) Nghị định quy định chi tiếtthi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn,tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơquan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể đểthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
b) Nghị định quy định những vấnđề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnhđể đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc banhành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều57. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
1- Quyết định của Thủ tướngChính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điềuhành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đếncơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩmquyền của Thủ tướng Chính phủ.
2- Chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chínhphủ; đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Chính phủ.
Điều58. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1- Quyết định của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về tổchức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn,quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực domình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành,lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.
2- Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định các biệnpháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơnvị thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình.
3- Thông tư của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướngdẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
MỤC 2
SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂNBẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
Điều59. Chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định
Để bảo đảm thực hiện luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh,quyết định của Chủ tịch nước và căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủquyết định chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định ba tháng, sáu tháng vàhàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình và đề nghị của các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Trong trường hợp cần thiết,Chính phủ điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định.
Điều60. Thành lập Ban soạn thảo nghị quyết, nghị định
1- Chính phủ quyết định cơ quanchủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo saukhi thoả thuận với các Bộ, ngành hữu quan thành lập Ban soạn thảo.
2- Đối với nghị định quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật này, thì Chính phủ quyết định thành lập Bansoạn thảo.
Điều61. Soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định
Trong việc soạn thảo dự thảonghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo phải tiến hành các công việc sau đây:
1- Tổng kết tình hình thi hànhpháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;
2- Tổ chức nghiên cứu, xây dựngdự thảo;
3- Lấy ý kiến các cơ quan, tổchức, cá nhân hữu quan; tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo;
4- Chuẩn bị tờ trình cùng vớidự thảo và các tài liệu cần thiết khác để trình Chính phủ.
Điều62. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết, nghịđịnh
Tuỳ theo tính chất và nội dungcủa dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo tới Uỷ bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan,Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọichung là cấp tỉnh) để tham gia ý kiến.
Điều63. Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩmđịnh các dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ để bảo đảmtính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thốngpháp luật.
Chậm nhất là hai mươi ngày, trướcngày Chính phủ họp, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo nghị quyết, nghị định và cáctài liệu liên quan đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chuẩn bị ý kiếnthẩm định bằng văn bản và gửi văn bản thẩm định đến Chính phủ chậm nhất là nămngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Chính phủ.
Điều64. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghịđịnh
1- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo nghị quyết, nghị định Chính phủ có thể xem xét dự thảo nghịquyết, nghị định tại một hoặc nhiều phiên họp của Chính phủ;
2- Tại phiên họp của Chính phủ,đại diện cơ quan soạn thảo, thuyết trình về dự thảo; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trìnhbày ý kiến thẩm định dự thảo; đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiênhọp phát biểu ý kiến;
3- Các thành viên của Chính phủthảo luận;
4- Dự thảo nghị quyết, nghịđịnh được Chính phủ thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểuquyết tán thành;
5- Thủ tướng Chính phủ ký nghịquyết, nghị định;
6- Trong trường hợp dự thảonghị quyết, nghị định chưa được thông qua, Chính phủ cho ý kiến về những vấn đềcần phải chỉnh lý và định thời hạn trình lại dự thảo.
Điều65. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướngChính phủ
1- Dự thảo quyết định, chỉ thịdo Thủ tướng giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo.
2- Cơ quan được giao soạn thảocó trách nhiệm xây dựng dự thảo.
3- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến cácthành viên Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
4- Bộ Tư pháp có trách nhiệmtham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ.
5- Cơ quan soạn thảo chỉnh lýdự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhânhữu quan.
6- Thủ tướng Chính phủ xem xét,ký quyết định, chỉ thị.
Điều66. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư củaBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1- Dự thảo quyết định, chỉ thị,thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ giao và chỉ đạo đơn vị trực thuộc soạn thảo.
2- Đơn vị được giao soạn thảocó trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng dự thảo.
3- Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, dự thảo được gửi để lấy ý kiếncủa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhvà các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
4- Đơn vị được giao soạn thảochỉnh lý dự thảo, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư và ý kiến của cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
5- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉthị, thông tư.
CHƯƠNG VI
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUẬT
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều67. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao
Nghị quyết của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụngthống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Điều68. Soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phánToà án nhân dân tối cao
1- Dự thảo nghị quyết của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổchức và chỉ đạo việc soạn thảo.
2-Tuỳ theo tính chất và nộidung của dự thảo nghị quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gửilấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân địa phương,Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
3- Dự thảo nghị quyết được thảoluận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự thamdự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4- Dự thảo nghị quyết đượcthông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không nhất trí với nghịquyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thì có quyền báo cáo Uỷban thường vụ Quốc hội để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tạiphiên họp gần nhất.
5. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Điều69. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao
Quyết định, chỉ thị, thông tưcủa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảođảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quyđịnh những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao.
Điều70. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1- Dự thảo quyết định, chỉ thị,thông tư do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việcsoạn thảo.
2- Dự thảo quyết định, chỉ thị,thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Uỷ ban kiểm sátViện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất vànội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Viện trưởng viện kiểm sátnhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ýkiến của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương,Viện kiểm sát quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
3- Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.
CHƯƠNG VII
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN TỊCH
Điều71. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Thông tư liên tịch giữa các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hànhluật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ,quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Điều72. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Toà án nhândân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ
Thông tư liên tịch giữa Toà ánnhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữaBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhấtpháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan đó.
Điều73. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhànước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội
Nghị quyết, thông tư liên tịchgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chínhtrị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quyđịnh về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
Điều74. Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liêntịch
1- Dự thảo văn bản quy phạmpháp luật liên tịch do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hữu quanthoả thuận, phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
2- Cơ quan, tổ chức được phâncông chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức xây dựng dự thảo văn bản và lấy ýkiến cơ quan, tổ chức hữu quan.
Đối với dự thảo thông tư liêntịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được lấy ý kiến các thành viên Hộiđồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thành viên Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểmsát nhân dân tối cao.
Cơ quan, tổ chức chủ trì soạnthảo có trách nhiệm tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo.
3- Thủ trưởng cơ quan, ngườiđứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng ký nghị quyết, thông tư liên tịch.
CHƯƠNG VIII
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢNQUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1- Luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngàyChủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệulực khác.
2- Văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bảnđó quy định ngày có hiệu lực khác.
3- Văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luậtliên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lựcmuộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tìnhtrạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
Điều76. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1- Chỉ trong những trường hợpthật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2- Không được quy định hiệu lựctrở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lýmới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quyđịnh trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lýnặng hơn.
Điều77. Những trường hợp ngưng hiệu lực văn bản quy phạm phápluật
1- Văn bản quy phạm pháp luậtbị đình chỉ thi hành, thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơquan nhà nước có thẩm quyền về việc:
a) Không bị huỷ bỏ thì văn bảntiếp tục có hiệu lực;
b) Bị huỷ bỏ thì văn bản hếthiệu lực.
2- Thời điểm ngưng hiệu lực,tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải quy định rõtại quyết định đình chỉ thi hành, quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.
3- Quyết định đình chỉ, quyếtđịnh xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đượcđăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều78. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệulực
Văn bản quy phạm pháp luật hếthiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1- Hết thời hạn có hiệu lực đãđược quy định trong văn bản;
2- Được thay thế bằng văn bảnmới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằngmột văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4- Văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với vănbản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp vớicác quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều79. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
1- Văn bản quy phạm pháp luậtcủa các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và đượcáp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, trừ trường hợp văn bảncó quy định khác.
2- Văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi địa phương.
3- Văn bản quy phạm pháp luậtcũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trườnghợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều80. Áp dụngvăn bản quy phạm pháp luật
1- Văn bản quy phạm pháp luật đượcáp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đốivới hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
Trong trường hợp văn bản có quyđịnh hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
2- Trong trường hợp các văn bảnquy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng vănbản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3- Trong trường hợp các văn bảnquy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quyđịnh khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4- Trong trường hợp văn bản quyphạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệmpháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì ápdụng văn bản mới.
CHƯƠNG IX
GIÁM SÁT, KIỂM TRA,KIỂM SÁT VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN
TRÁI PHÁP LUẬT
Điều81. Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật
1- Quốc hội thực hiện quyềngiám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của các các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định tại Chương II của Luật này.
2- Theo đề nghị của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyếtđịnh bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp;xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật củaUỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội.
Điều82. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bảntrái pháp luật
1- Uỷ ban thường vụ Quốc hộithực hiện quyền giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhànước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2- Theo đề nghị của Chủ tịch nước,Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đình chỉviệc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caotrái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việchuỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; xem xét, quyết định huỷ bỏ một phầnhoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái pháp lệnh, nghị quyếtcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộnghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Điều83. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1- Chính phủ kiểm tra văn bảnquy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2- Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quyphạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bảnquy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình chỉthi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tráiHiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấptrên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
Điều84. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật.
1- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm phápluật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực domình phụ trách.
2- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực cóquyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mìnhphụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó;nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách ; đình chỉ việc thi hành và đề nghịThủ tướng chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhtrái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếuUỷ ban nhân dân cấp tỉnh không nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành, thìvẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
Điều85. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo phápluật đối với văn bản quy phạm pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối vớivăn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhằm bảo đảm cácvăn bản đó không trái pháp luật.
Thủ trưởng cơ quan nhà nướcnhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm trả lời khángnghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
CHƯƠNG X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều86. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Kinh phí xây dựng văn bản quyphạm pháp luật do ngân sách nhà nước cấp.
Điều87. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nướcvề Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ngày 6 tháng 8 năm 1988 hết hiệu lực kểtừ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Luật này đã được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12tháng 11 năm 1996.