PHÁP LỆNH
Đo lường
Để đo lường được thống nhất và chính xác, nhằm góp phần đảm bảocông bằng Xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhânnâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên, vậttư năng lượng đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường, đẩy mạnh pháttriển - khoa học công nghệ, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiệnthuận lợi trong giaọ lưu quốc tế;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chươngtrình xây dựng luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xâydựng luật, Pháp lệnh nàm 1999;
Pháp lệnh này quy định về đo lường,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Đo lường là việc xác định giá trị của đại lượng cần đo.
Pháplệnh này quy định về đơn vị đo lường hợp pháp và chuẩn đo lường, kiểm định vàhiệu chuẩn phương tiện đo; phép đo và hàng đóng gói sẵn theo định lượng; sảnxuất, buôn bán xuất nhập khẩu phương tiện đo.
Điều 2.Nhà nước thống nhất quản lý đo lường trên cơ sở Pháp lệnh này, các quy địnhkhác của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia nhằm đảm bảo các nguyên tắc thống nhất, chính xác,trung thực và từng bước hiện đại hóa.
Cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri xã hội, tổchức xã hội tổ chức xã hội nghề nghiêp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân(sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trong hoạt động đo lường hoặc hoạt động kháccó liên quan đến đo lường trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo các quyđịnh của pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận tổ Quốc Việt Namvà các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn củamình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện vàgiám sát việc thi hành pháp luật về đo lường.
Điều 3.Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vivi phạm pháp luật về đo lường. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường.
Cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kịp thời những khiếunại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 4.Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong hoạt động đo lường
Chương II
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP VÀ CHUẨN ĐO LƯỜNG
Điều 5.Đơn vị đo lường hợp pháp là đơn vị đo lường được Nhà nước công nhận và cho phépsử dụng.
Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Hệ đơn vị đo lường quốc tế(viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI)
Chínhphủ quy định đơn vị đo lường hợp pháp phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế.
Điều 6.Tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường hoặc các hoạt động khác liên quan đếnđo lường phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp, trường hợp đặc biệt được phépsử dụng đơn vị đo lường khác theo quy định của Chính phủ.
Đốivới hàng hóa xuất khẩu có thể sử dụng đơn vị đo lường khác với đơn vị đo lườnghợp pháp của Việt Nam theo sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Điều 7. Chuẩnđo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩnđể xác định giá trị đại lượng thể hiện trên phương tiện đo.
Mẫuchuẩn của chất lượng hoặc vật liệu là một dạng đặc biệt của chuẩn đo lường đểxác định thành phần và tính chất của chất hoặc vật liệu.
Hệthống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độchính xác thấp hơn.
Điều 8.Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất của quốc gia đượcChính phủ phê duyệt dùng làm chuẩn gốc để xác định giá trị các chuẩn còn lạicủa một lĩnh vực đo. Chuẩn quốc gia phải được liên kết với chuẩn quốc tế bằngviệc định kỳ so sánh trực tiếp với chuẩn quốc tế hoặc gián tiếp qua chuẩn quốcgia của nước ngoài: Các chuẩn quốc gia được thiết lập phù hợp với trình độ pháttriển của nền kinh tế quốc dân và xu hướng phát triển của khoa học đo lườngtrên thế giới.
Chínhphủ quy định cơ quan chịu trách nhiệm duy trì, bảo quản và khai thác các chuẩnquốc gia.
Điều 9.Các ngành, cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và các cơ sở khác tự trang bịchuẩn đo lường có độ chính xác cần thiết và liên kết với chuẩn quốc gia theo yêu cầu hoạt độngcủa mình. Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường tạo điều kiện thuận lợi để nhữngchuẩn này được liên kết với chuẩn quốc gia thông qua việc hiệu chuẩn của cácphòng hiệu chuẩn được công nhận theo quy định tại điều 17 của Pháp lệnh này.
Chương III
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
Điều 10. Phươngtiện đo là phương tiện kỹ thuật để xác định giá trị của đại lượng cần đo. Kiểmđịnh phương tiện đo (sau đây gọi là kiểm định) là việc xác định và chứng nhậnđối với phương tiện đo đáp ứngđầy đủ các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền kiểmđịnh thực hiện.
Điều 11.Phương tiện đo sử dụng vào mục đích dưới đây thuộc diện phải kiểm định:
1.Định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán và thanh toán;
2.Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường,
3.Giám định tư pháp, phục vụ các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Cơquan quản lý nhà nước về đo lường quy định tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủyquyền kiểm định phương tiện đo, danh mục phương tiện đo phải kiểm định, chế độkiểm định và các yêu cầu đối với phương tiện đo phải kiểm định.
Điều 12.Chế độ kiểm định bao gồm kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường.
l.Kiểm định ban đầu là kiểm định lần đầu đối với các phương tiện đo sau khi sảnxuất hoặc nhập khẩu.
2.Kiểm định định kỳ là kiểm định theo chu kỳ đối với các phương tiện đo đang sửdụng.
3.Kiểm định bất thường là kiểm định đối với các phương tiện đo sau khi sửa chữa,theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng; phục vụ việc thanh tra đo lường,giám định tư pháp hoặc các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Điều 13.Tổ chức, cá nhân sản xuất sửa chữa, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo thuộcdanh mục phải kiểm định thì phải đăng ký kiểm định theo các chế độ kiểm địnhquy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Thủtục đăng ký kiểm định phương tiện đo do cơ quan quản lý nhà nước về đo lườngquy định.
Điều 14.Phương tiện đo đạt yêu cầu quy định được mang dấu, tem kiểm định hoặc được cấpgiấy chứng nhận kiểm định hoặc đồng thời được mang dấu tem kiểm định và đượccấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước vể đolường.
Điều 15.
1.Cấm sử dụng phương tiện đo thuộc đanh mục phải kiểm định trong các trường hợpsau đây:
a)Không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định,
b)Dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực;
c)Phương tiện đo sai, hỏng, không còn đạt yêu cầu quy định.
2.Cấm giả mạo dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định hoặc sử dụng dấu, temkiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo, gian dối.
Chương IV
HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN ĐO
Điều 16.Hiệu chuẩn là việc so sánh giá trị của đại lượng thể hiện bằng phương tiện đovới giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn đo lường.
Hiệuchuẩn được áp dụng đối với các phương tiện đo dùng làm chuẩn và các phương tiệnđo ngoài danh mục phải kiểm định; riêng các chuẩn dùng trong kiểm định thì ápdụng chế độ kiểm định.
Việchiệu chuẩn phương tiện đo được thực hiện bởi phòng hiệu chuẩn:
Phònghiệu chuẩn chịu trách nhiệm về kết quả hiệu chuẩn của mình.
Điều 17.Phòng hiệu chuẩn được tổ chức công nhận có thẩm quyền đánh giá và công nhận cóđủ điều kiện theo quy định để tiến hành các hoạt động hiệu chuẩn đối với từnglĩnh vực đo cụ thể, gọi là phòng hiệu chuẩn được công nhận.
Cơquan quản lý nhà nước về đo lường quy định tổ chức công nhận có thẩm quyền vàcác điều kiện, thủ tục công nhận phòng hiệu chuẩn.
Điều 18.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nghiên cứu khoahọc, công nghệ, sản xuất, kinh doanh phát triển hoạt động hiệu chuẩn: xây dựngcác phòng hiệu chuẩn được công nhận nhằm đảm bảo tính thống nhất và độ chínhxác cần thiết của phương tiện đo, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nghiêncứu khoa học của cơ sở.
Chương V
PHÉP ĐO VÀ HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN THEO ĐỊNH LƯỢNG
Điều 19.Tổ chức, cá nhân thực hiện các phép đo có ý nghĩa quan trọng liên quan đến mụcđích quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này phải sử đụng phương tiện đo đã đượckiểm định và phương pháp đo theo quy định của pháp luật; phải tạo điều kiệnthuận lợi để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng cóthể kiểm tra các phép đo và phương pháp đo này.
Cơquan quản lý nhà nước về đo lường quy định các phép đo và phương pháp đo quyđịnh tại Điều này.
Điều 20.Hàng đóng gói sẵn theo định lượng là hàng hóa được thực hiện phép đo định lượngvà đóng gói không có sự chứng kiến của khách hàng.
Nhànước khuyến khích việc mua bán hàng hóa theo phương thức hàng đóng gói sẵn theođịnh lượng.
Tổchức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng đóng gói sẵn theo định lượng chịu tráchnhiệm đảm bảo hàng đóng gói sẵn đúng định lượng.
Điều 21.Lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng phải được ghi rõ trên bao bì.
Chênhlệch giữa lượng hàng hóa thực tế và lượng hàng hóa ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép.
Cơquan quản lý nhà nước về đo lường quy định danh mục hàng đóng gói sẵn theo địnhlượng phải được quản lý, chênh lệch cho phép giữa lượng hàng hóa thực tế với lượnghàng hóa ghi trên bao bì và phương pháp kiểm tra tương ứng.
Chương VI
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Điều 22.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo.
Tổchức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm địnhđể buôn bán phải theo mẫu phương tiện đo đã được cơ quan quản lý nhà nước về đolường phê duyệt.
Cơquan quản lý nhà nước về đo lường quy định việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Điều 23.Tổ chức, cá nhân buôn bán phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định chỉ đượcbuôn bán phương tiện đo đã được kiểm định.
Điều 24.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân xuất khẩu phương tiện đo.
Phươngtiện đo xuất khẩu được sản xuất theo sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 25.Nội dung quản lý nhà nước về đo lường bao gồm:
1.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường; xây dựng, ban hành và tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn và quy trình về đolường và kiểm tra việc thực hiện các văn bản này;
2.Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp;
3.Quy định đơn vị đo lường hợp pháp; xây dựng và quản lý hệ thống chất lượng đo lườngquy định phép đo và phương pháp đo;
4.Tổ chức hoạt động kiểm định; tiến hành kiểm định và uỷ quyền kiểm định phươngtiện đo;
5.Hướng dẫn, tổ chức và phát triển hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo; tổ chứcviệc công nhận các phòng hiệu chuẩn và chứng nhận mẫu chuẩn;
6.Tổ chức và quản lý việc phê duyệt mẫu phương tiện đo trong sản xuất và nhậpkhẩu phương tiện đo;
7.Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đo lường;
8.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật về đo lường; tổ chức và quản lýviệc chứng nhận kiểm định viên đo lường;
9.Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về đolường;
10.Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường;
11.Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại,tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật vể đo lường.
Điều 26.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Bộkhoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về đo lường.
Tổchức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường thuộc BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường do Chính phủ quy định.
Điều 27.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi và nhiệm vụ vàquyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường trong việc quản lý nhà nước về đo lường.
Chínhphủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đo lường.
Điều 28.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đolường tại địa phương, đặc biệt đối với việc cân đo các sản phẩm hàng hóa thiếtyếu và phổ biến trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
Điều 29.Chính phủ quy định các loại lệ phí và phí liên quan đến hoạt động đo lường.
Chương VIII
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 30.
1.Việc thanh tra chuyên ngành về đo lường thuộc chức năng của cơ quan quản lý nhànước về đo lường.
2.Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đo lường do Chính phủ quyđịnh.
Điều 31.Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành về đo lường là thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường, xửphạt và kiến nghị áp dụng hoặc áp dụng theo thẩm quyển các biện pháp phòng ngừavà chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường.
Việcthanh tra do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện.
Điều 32.Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:
1.Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đềcần thiết cho việc thanh tra; tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tạihiện trường;
2.Đình chỉ việc sử dụnghoặc buôn bán phươngtiện đo không hợp pháp và hàng đóng gói sẵn theo định lượng không đạt yêu cầuvề đo lường tại hiện trường; tạm thời đình chỉ việc sản xuất, kiểm định phươngtiện đo trái với quy định của pháp luật về đo lường và kiến nghị biện pháp xửlý với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;
3.Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền hoặc niêm phong phương tiện đo không hợppháp cùng với các tang vật khác và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan quảnlý nhà nước về đo lường, trường hợp phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạmthì chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của phápluật.
Đoànthanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kếtluận và các biện pháp xử lý trong quá trình thanh tra.
Điều 33.Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoànthanh tra và thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và phải chấp hành các quyết địnhcủa đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
Điều 34.Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vềquyết định của đoàn thanh tra hoặc của thanh tra viên theo quy định của phápluật.
Trongquá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra vẫn phải chấp hành các quyết định của đoànthanh tra hoặc thanh tra viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chương IX
KHEN TRƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 35.Tổ chức cá nhân có thành tích trong hoạt động đo lường hoặc có công phát hiệncác vi phạm pháp luật về đo lường thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 36.Tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận trong hoạt động đo lường; không thực hiệncác quy định về kiểm định phương tíện đo; sử dụng, sản xuất nhập khẩu, buôn bánphương tiện đo hoặc hàng đóng gói sẵn theo định lượng không đúng quy định; giảmẫu dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định, sử dụng dấu, tem kiểm đinhgiả, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo, gian dối hoặc vi phạmnhững quy định khác của Pháp lệnh này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 37.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm các quy định của Pháp lệnh nàythì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự:
Điều 38.Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này gây thiệthại cho tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc bi xử lý theo quy định tại cácĐiều 36 và 37 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định củapháp luật.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39.Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 0l năm 2000
Điều 40.Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh Đo lường được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày06/07/1990 Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 41.Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành Pháp lệnh này./.