NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
Về nhiệm vụ năm 2000.
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992; Trên cơ sở xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơquan hữu quan và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Tánthành báo cáo của Chính phủ và báo cáo của các cơ quan hữu quan về đánh giátình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ, các chỉ tiêu,giải pháp của năm 2000.
Quốchội nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNHHÌNH NĂM 1999:
Vớisự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, các ngành, các cấp, chúng ta đã phấn đấu đạtvà vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của năm 1999 mà Quốc hội đã đề ra. Tổngsản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng5,5%.
Sảnlượng lương thực quy thóc 33,8 triệu tấn, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 22%. Các lĩnhvực văn hóa - xã hội có bước tiến bộ. Tạo việc làm cho l,2 trlệu lao động. Sốhộ đói nghèo giảm. Đời sống nhân dân được ổn định.
Cuộcbầu cử đại blểu Hội đồng nhân dân các cấp đạt kết quả tốt. Quan hệ đối ngoại đượcmở rộng.Quốc phòng - an mnh được giữ vững.
Tuyvậy, đất nước ta vẫn đứng trước những khó khăn, thử thách, thiên tai xảy raliên tiếp, đầu năm hạn hán, cuối năm lũ lụt nặng nề ở miền Trung. Nền kinh tế nướcta vẫn còn nhiều yếu kém, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm, hiệu quả, năng lựccạnh tranh còn thấp. Sản phẩm tiêu thụ khó khăn, sức mua giảm, thị trường kémsôi động. Vốn tồn đọng còn lớn. Cơ cấu đầu tư có những mặt không hợp lý, còndàn trải, hiệu quả thấp. Khu vực doanh nghiệp nhà nước chuyển biến chậm. Laođộng thiếu việc làm còn nhiều.
Tệnạn xã hội và tội phạm còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.
Nguyênnhân chủ yếu của những yếu kém nói trên là do bộ máy hành chính nhà nước còncồng kềnh, kém hiệu lực. Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền chưa được đẩy lùi;cơ chế chính sách vĩ mô, sự chỉ đạo, điều hành từ trung ương đến cơ sở cònnhiều bất cập. Cần sớm khắc phục những yếu kém này để đạt được kết quả cao hơntrong năm 2000.
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2000
1) Mục tiêu tổng quát:
Đẩymạnh phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn năm 1999, ngăn chặn đà giảm sút nhịpđộ tăng trưởng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả và náng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế, về phát triển khoa học - công nghệ, về bồi dưỡng nguồn nhânlực và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Cải thiện đời sống vật chất vàvăn hóa của các tầng lớp nhân dân. Bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Mở rộngquan hệ đối ngoại.Củng cố quốc phòng - an ninh.
2)Các chỉ tiêu chủ yếu:
2.l.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 5,5% đến 6%;
2.2.Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3,5% đến 4%;
2.3.Sản lượng lương thực quy thóc đạt từ 33,5 triệu đến 34 triệu tấn;
2.4.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ lO,5% đến ll%;
2.5.Giá trị các ngành dịch vụ tăng từ 5% đến 5,5%l
2.6.Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ ll% đến 12%;
2.7.Lạm phát khoảng 60%;
2.8.Bội chi ngân sách không vượt quá 5% GDP;
2.9.Tạo việc làm mới cho 1,2 triệu đến 1,3 triệu lao động;
2.10.Đào tạo nghề cho 780.000 người
2.11.Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn ll%;
2.12.Mức giảm tỷ lệ sinh 0,05%,
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH
l. Phát huy mọi nguồn lực, tháo gở khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh. .
a)Tiếp tục tăng đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ưu tiên cho thủylợi, các loại giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt và năng suất cao. Đẩymạnh khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng rừng mới. Phát triển công nghiệp chếbiến, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, khuyến khích phát triển các hìnhthức kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Ban hành cơ chế chínhsách và tập trung chỉ đạo giải quyết tốt việc tiêu thụ nông sản hàng hóa.
b)Khẩn trương củng cố và mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm củacác doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đẩynhanh tiến độ cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước.Phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động. Có chính sáchhỗ trợ các ngành sản xuất sản phẩm có khả năng cạnh tranh, nhất là sản phẩmxuất khẩu có quy mô lớn, như khai thác dầu thô, dệt may, da giầy, nông sản,thủy sản.
c)Điều chỉnh cơ cấu đầu tư để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinhtế. Đình chỉ các dự án đầu tư cho sản xuất không có hiệu quả, không có khả năngthu hồi vốn. Tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Sửa đổi ngay những bất hợplý về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, cơ chế đấu thầu. Giao cho địa phươngtrực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục miêu quốc gia, cácBộ, ngành Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ. Có chính sáchkhuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đưa vốn nhàn rỗi vào đầu tưphát triển sản xuất. Khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc để thu hútđầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tổng kết việc thực hiện nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức ODA; đẩy nhanh tiến độ giải ngân và quản lý chặt chẽ việc sửdụng nguồn vốn này.
d)Tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường, coi trọng đúng mức thị trường trong nước,nhất là khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu. Khuyến khlch và tạo điều kiện đểcác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tìm kiếm thị trường, trực tiếpxuất khẩu. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ.Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
đ)Chú trọng đầu tư phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sảnxuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản vàcông nghệ sau thu hoạch. Nâng cao chất lượng thẩm định, giám định công nghệ,nhất là công nghệ, thiết bị nhập khẩu. Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệuquả nguồn vốn đầu tư cho khoa học, công nghệ và môi trường.
e)Tổ chức thực hiện tất Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm2000.
Tăngquyền chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý tài chínhvà ngân sách ở các cấp chính quyền địa phương.
Tiếptục chấn chỉnh, củng cố toàn diện hệ thống ngân hàng. Thực hiện đầy đủ quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Chấm dứtviệc ra lệnh hành chính buộc ngân hàng thương mại phải cho vay. Sớm hoàn thiện tổchức và hoạt động của Ngân hàng chính sách, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tíndụng thương mại.
Đổimới cơ chế lãi suất. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu. Có cơchế tạo nguồn vốn để hỗ trợ việc giải quyết các khoản nợ quá hạn.
Khắcphục tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng thương mại.
2.Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt dộng văn hóa - xã hội, sử dụng có hiệuquả nguồn ngân sách nhà nước kết hợp với việc thực hiện xã hội hóa.
a)Đẩy mạnh các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao.... Gắn đàotạo, sử dụng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từngvùng.
Quantâm đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các vùng khó khănkhác.
Thựchiện chế độ cử tuyển theo đúng quy định của pháp luật về giáo dục. Có chínhsách khuyến khích những người được đào tạo trở về phục vụ quê hương.
Xâydựng và phát triển cụm văn hóa đân cư.
Tổchức tất việc kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2000.
b)Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm.
Chútrọng phát triển các trường và các hình thức dạy nghề gắn với việc mở rộng thịtrường lao động.
Thựchiện tất chính sách đối với người có công.
Đẩymạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa. Quan tâm và có chính sách đối với những nạnnhân bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.
Chủđộng triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tệ nạn xãhội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh công tácphòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
c)Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện tốt các chươngtrình y tế quốc gia. Đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh,tiếp tục thực hiện việc mua thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm viện phí cho ngườinghèo.
Giảmtỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, đặc biệt là ở những nơi có mức sinh còn cao.
d)Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệtkhó khăn ở miền núi, vùng sâu và vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Phốihợp lồng ghép và tiến tới hợp nhất các chương trình mục tiêu trên địa bàn, trướcmắt hợp nhất các chương trình trung tâm cụm xã, định canh định cư, hỗ trợ dântộc đặc biệt khó khăn với chương trình 135. Làm tốt công tác định canh định cư,ổn định sản xuất, đời sống của đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
3.Thực hiện quan hệ đối ngoại rộng mở, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Trêncơ sở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tácvới các nước, trước hết là các nước láng giềng và các nước trong khu vực. Tíchcực thúc đẩy các cuộc đàm phán về biên giới, vùng biển với các nước có liênquan.
Nângcao hơn nữa hiệu quả kinh tế đối ngoại, chú trọng thị trường và đối tác lớn,củng cố thi trường khu vực và truyền thống. Tiếp tục đàm phán để ký kết cáchiệp định thương mại song phương và đa phương. Chủ động hội nhập vào nền kinhtế khu vực và thế giới. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
4.Củng cố quốc phòng - an ninh.
Thườngxuyên nâng cao cảnh giác, chủ động ngăn chặn và đối phó kịp thời, có hiệu quảvới mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra. Tiếp tục xây dựng và nâng cao sứcmạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnhthổ, giữ vững an ninh chính trị và sự ổn định của đất nước. Đẩy mạnh phong tràoquần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự an toàn xã hội. Động viên toàn xãhội tham gia Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Gắn nhiệm vụ quốcphòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò của lực lượngvũ trang trong việc tham gia phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
5.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước 'khâu đột phá để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2000.
a)Cơ quan quản lý nhà nước các cấp tiến hành sắp xếp bộ máy, tinh giảm biên chế,cải tiến công tác chỉ đạo điều hành, bảo đảm sát thực, nhanh nhạy, kiên quyếtvà có hiệu quả. Soát xét và điều chỉnh sự phân công, phân cấp trách nhiệm cụthể giữa các cấp hành chính trong từng lĩnh vực, trước hết là giữa trung ươngvà cấp tỉnh, việc nào có thể giao cho chính quyền địa phương thì phân cấp ngay.
Coitrọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bố trí hợp lý cán bộ, công chức. Nângcao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức thựchiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những eán bộ, công chứcnhà nước ở bất kỳ cương vị công tác nào có thái độ và hành động sách nhiễu, gâykhó khăn, phiền hà cho nhân dân.
b)Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa chính quyền địa phươngtrong nhiệm kỳ mới, nhất là ở cấp xã. Thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệmcủa Hội đồng nhân dân các cấp, dân chủ bàn bạc và quyết định các vấn đề của địaphương, trước mắt là nhiệm vụ năm 2000 và phương hướng hoạt động của cả nhiệmkỳ.
c)Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Cánbộ các cấp tăng cường đi sâu, đi sát cơ sở, nắm chắe tình hình, lắng nghe ýkiến của nhân dân, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc nảy sinh. Thực hiệnđúng chế độ cấp trên nhận xét cấp dưới, cấp dưới phê bình cấp trên.
Xửlý kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân. Tập trung giải quyết dứt điểmnhững vụ việc tồn đọng kéo dài.
d)Rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, tổ chức nghiên cứu và trìnhQuốc hội sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước.
Nângcao chất lượng hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án.
Pháthiện và xử lý klp thời, nghiêm minh các tội phạm, nhất là các tội về thamnhũng, buôn lậu.
đ)Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã đượcQuốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Tăngcường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân.
6.Tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt ở miền Trung, có biện pháp chủ động phòngchống thiên tai trong cả nước.
a)Ưu tiên đầu tư để khôi phục và củng cốcơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đóchú trọng các công trình thủy lợi, giao thông, điện, trường học, cơ sở y tế, xửlý vệ sinh môi trường và đất canh tác bị bồi lấp, nhiễm mặn.
b)Đồng bào miền Trung nêu cao tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, sớm ổn địnhđời sống và sản xuất. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái của toàn dân, củađồng bào ta ở nước ngoài; sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế đối vớinhân dân vùng bị lũ lụt.
C)Tổng kết và rút ra các bàl học kinh nghiệm về phòng chống và khắc phục hậu quảthiên tai năm 1999, trên cơ sở đó xây dựng các phương án nhằm nâng cao năng lựcdự báo, bảo đảm phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất để sẵn sàng ứng phó vớimọi tình huống khi thiên tai xảy ra.
Quốchội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, phát huytruyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đuayêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2000 - năm có ý nghĩa hếtsức quan trọng, đưa đất nước tiến vào thiên niên kỷ mới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Khóa X, kỳhọp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999./.