NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Ban hành Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sôngHồng
để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh về đê điều ngày 09 tháng 11 năm 1989 và Pháp lệnhPhòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nayban hành kèm theo Nghị định này Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sôngHồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội.
Điều 2.Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghịđịnh này đều bãi bỏ.Bộ trưởng, Trưởngban Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởngcác cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Hồng trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này:
Điều 3. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.
QUY CHẾ VỀ PHÂN LŨ, CHẬM LŨ THUỘC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
ĐỂ BẢO VỆ AN TOÀN CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số62/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1999 của Chính phủ)
Điều 1.Mục tiêu bảo vệ:
Việcphân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng khi xảy ra lũ lớn là biện pháp đặc biệt đượcáp dụng nhằm bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội, hạn chế đến mức thấp nhất thiệthại vể tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Điều 2.Điều hành việc phân lũ, chậm lũ:
1.Hộ đê.
Hộđê phải được tiến hành thường xuyên và là biện pháp cơ bản, quan trọng nhấttrong hệ thống các biện pháp phòng, chống lũ lụt. Khi lũ lớn xảy ra, phải tổchức hộ đê liên tục, bền bỉ với mức phấn đấu cao nhất, đồng thời phải cứu hộ đêkịp thời, bảo đảm chống được lũ với mức nước theo thiết kế 13,40m tại Hà Nội vàphấn đấu chống được lũ với mức nước cao hơn.
Cácđê bối chỉ được giữ ở mức báo động số 2 và không được vượt quá mức báo động số3, khi lũ lớn xảy ra phải chủ động cho nước lũ tràn vào vùng phía trong các đêbối.
2.Điều tiết hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà để cắt, giảm lũ:
Trongthời kỳ lũ, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà phải bảo đảm vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Việccắt, giảm lũ cho hạ du phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân công trìnhtheo quy trình vận hành đã được phê duyệt.
3.Báo động khẩn cấp về lũ lụt: Khi mực nước tại Hà Nội ở mức 13,10 m mà Tổng cụcKhí tượng Thủy văn dự báo lũ còn tiếp tục lên nhanh thì Trưởng ban Ban Chỉ đạophòng, chống lụt, bão Trung ương phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định côngbố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt.
4.Phân lũ vào sông Đáy:
Khihồ Hòa Bình, hồ Thác Bà đã sử dụng hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồngtại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, đe dọa đến, an toàn của Thủ đô Hà Nội thìphải phân lũ vào sông Đáy.
Căncứ để quyết định phân lũ vào sông Đáy: Mực nước tại Hà Nội đạt mức 13,40m màTổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo mực nước lũ còn tiếp tục lên nhanh, do mộttrong 2 yếu tố.
Mựcnước hồ Hòa Bình đã đạt mức 115,00m, mà lũ sông Đà tiếp tục lên nhanh bắt buộcphải xả lũ lớn theo quy trình vận hành để đảm bảo an toàn cho bản thân côngtrình.
Mựcnước hồ Hòa Bình tuy ở dưới mức 115,00m, nhưng do lũ sông Thao và sông Lô lớnvà dự báo lên nhanh đến mức dù hồ Hòa Bình có tiếp tục điều tiết cắt giảm lũ,mực nước tại Hà Nội vẫn vượt mức 13,40m.
5.Sử dụng các vùng chậm lũ.
Đểchủ động đối phó với lũ lớn, bất trắc về lũ lụt có thể xảy ra, quyết định sửdụng các vùng chậm lũ sau đây:
VùngTam Thanh (tỉnh Phú Thọ).
VùngLập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc).
VùngLương Phú, Quảng Oai (Ba Vì, tỉnh Hà Tây)
Cácvùng chậm lũ này chỉ được sử dụng khi đã phân lũ vào sông Đáy mà mực nước sôngHồng tại Hà Nội ở mức 13,40m và Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo mực nước lũcòn tiếp tục lên nhanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể diễn biến lũ để quyết địnhviệc chậm lũ vào từng vùng cho phù hợp.
Điều 3. Tráchnhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:
1.Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chịu trách nhiệm:
Theodõi chặt chẽ diễn biến của lũ, chỉ đạo và phối hợp hoạt động với các Bộ, ngànhvà địa phương để xử lý kịp thời các sự cố do lũ gây ra.
Điềuhành việc cắt lũ hồ Hòa Bình và hồ Thác Bà theo quy trình vận hành hai hồ chứanày, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.
Khiđạt các mức nêu tại mục 3, 4, 5 của Điều 2 của Quy chế này thì Trưởng ban BanChỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết địnhcông bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt, lệnh phân lũ và lệnh chậm lũ.
Thườngxuyên phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành và địa phương xử lý kịp thời các vấnđề phát sinh trong thời gian phân lũ, chậm lũ; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáoThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2.Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và cung cấp kịpthời số liệu về mưa, lũ (từng giờ) để có căn cứ ra lệnh báo động khẩn cấp về lũlụt, lệnh phân lũ, lệnh chậm lũ.
a.Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Nhà máy thủy điện Hòa Bình vàNhà máy thủy điện Thác Bà thực hiện cắt lũ theo lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ đạophòng, chống lụt, bão Trung ương; trong trường hợp hồ chứa sử dụng hết lungtích cắt lũ cho hạ du mà dự báo lũ vẫn tiếp tục lên, có khả năng uy hiếp côngtrình thì ra lệnh cho Giám đốc Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện ThácBà chuyển sang chế độ vận hành chống lũ để đảm bảo an toàn cho bản thân côngtrình.
4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
Kiểmtra các phương án kỹ thuật xử lý các sự cố đê điều, chỉ đạo các địa phương xửlý các sự cố trên.
Vậnhành công trình phân lũ đập Đáy, đập Vân Cốc theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
Kiểmtra, bổ sung, quản lý các công trình đầu mối, bảo đảm an toàn và hiệu quả chậmlũ.
Khoanhrõ phạm vi và mức độ ngập lụt của các vùng chịu ảnh hưởng phân, chậm lũ để cóbiện pháp sơ tán dân phù hợp.
5.Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm bố trí lực lượng đảm bảo thực hiện việc chậm lũvà lực lượng, phương tiện để cứu hộ đê và sơ tán dân ra khỏi vùng phân lũ, chậmlũ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ban Chỉ huyphòng, chống lụt, bão các tỉnh, thành phố có liên quan.
6.Bộ Công an chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự, an ninh khi phân lũ, chậm lũ.
7.Tổng cục Bưu điện chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từTrung ương xuống các ngành, các địa phương.
8.Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đáp ứng các phương tiệnđể vận chuyển, sơ tán dân theo đề nghị của các địa phương.
9.Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hìnhViệt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương chịutrách nhiệm thông tin kịp thời các biện pháp xử lý của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương.
ĐàiTiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phát tin liên tục hàng giờ trongcác bản tin theo nội dung của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
l0.Các Bộ: Y tế, Thương mại, Khoa học, Côngnghệ và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tàichính và các Bộ, ngành có liên quan theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phươngvùng phân lũ, chậm lũ đảm bảo các nhu yếu phẩm thiết yếu, đủ cơ số thuốc, dụngcụ y tế, hóa chất để xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường, công tác phòng chữabệnh và dập tắt dịch bệnh, cứu đói và ổn định đời sống nhân dân.
Điều 4. Ủy ban nhân dân các địa phương có vùng phân lũ, chậm lũchịu trách nhiệm:
Tổchức chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền quán triệt chủ trươngphân lũ, chậm lũ đến tận người dân.
Tổchức thực hiện việc hộ đê, chống lũ lụt trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm hộ đêTả sông Đáy khi phân lũ.
Thôngbáo, cảnh báo, tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng, chống lũ.
Tổchức sản xuất và đời sống của nhân dân một cách bình thường, đồng thời có kếhoạch chu đáo và sẵn sàng tổ chức thực hiện việc sơ tán dân, bảo vệ và cứu hộdân, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước khi cóphân lũ, chậm lũ.
Đảmbảo an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân.
Cácđịa phương xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch tổ chức sản xuất vàđời sống nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ; các phương án phòng tránh nhằmchủ động đối phó với lũ lụt có thể xảy ra và tình huống phân lũ, chậm lũ.
Điều 5. Vềcơ chế, chính sách đối với các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ.
Chínhquyền các cấp và nhân dân các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ phải coi việcthực hiện quyết định phân lũ, chậm lũ là biện pháp bất đắc dĩ, nhằm bảo vệ lợiích toàn cục và chủ động đối phókịp thời với lũ lớn có thể xảy ra, đồng thời chủ lộng hạn chế thiệt hại đến mứcthấp nhất về người và tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Để giảm bớt khókhăn và thiệt hại do việc phân lũ, chậm lũ gây ra:
1.Các Bộ, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phốihợp với các địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo, chủ động xây dựng và thực hiệncác phương án phòng, chống lũ chính sách ưu đãi đối với vùng phân lũ, chậm lũ.
2.Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ để thựchiện việc di chuyển người, gia súc và những vật dụng cần thiết; đảm bảo lươngthực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, giống cây trồng... nhằm bảo đảmổn định đời sống nhân dân và nhanh chóng khắc phục hậu quả không để xảy ra đóivà bệnh tật; có chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay và các chính sách khuyếnkhích khác hỗ trợ dân khôi phục và phát triển sản xuất.
GiaoBộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ công nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các địa phương có vùng phân lũ, chậm lũxây dựng mức hỗ trợ, chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhân dân vùng phân lũ,chậm lũ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Tài chính phải đảm bảo nguồnkinh phí cho các địa phương, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệmvụ phân lũ, chậm lũ.
Điều 6. Vềnhững giải pháp trước mắt:
Tổchức tuyên truyền cho nhân dân trong vùng phân lũ, chậm lũ hiểu rõ nhiệm vụphải thực liện việc phân lũ, chậm lũ. Mỗi gia đình, mỗi địa phương cần tậptrung sức đẩy mạnh sản xuất, đồng thời phải chủ động chuẩn bị và chủ động thíchnghi khi thực hiện việc phân lũ, chậm lũ.
Tậptrung hoàn thành kế hoạch xây dựng và tu bổ đê điều trước mùa mưa lũ, đảm bảođủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ để kịp thời xử lý các sự cố đê điều.
Tổchức kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnhPhòng, chống lụt, bão.
Tăngcường và nâng cao khả năng dự báo khí tượng thủy văn, có kế hoạch hợp tác vớicác nước trong khu vực để có thêm căn cứ dự báo kịp thời, chính xác.
Tiếnhành kiểm tra việc xây dựng phương án phòng chống thiên tai và triển khai diễntập hộ đê.
Điều 7. Vềnhững giải pháp lâu dài:
Xâydựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với hoàn cảnh bị ngập lụtkhi phải phân lũ chậm lũ.
Quyhoạch lại dân cư và cơ sở hạ tầng ở những vùng ngập sâu, những vùng gây cản trởđến việc thoát lũ khi phải phân lũ, chậm lũ.
Từngbước nâng cấp các công trình phúc lợi như bệnh viện, trạm xá, trường học... đểcó thể hoạt động bình thường sau khi phải phân lũ, chậm lũ.
Cáccơ sở sản xuất, các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn vùng phân lũ, chậm lũcũng phải được xây dựng, phát triển phù hợp với tình hình có phân lũ chậm lũ.
Quyhoạch và xây dựng, cải tạo các công trình phân lũ, chậm lũ.
Xâydựng cột thủy chí cho từng thôn, xã để cảnh báo cho dân trong vùng phân lũ,chậm lũ.
Nghiêncứu việc xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ kết hợp làm thủy điện trênthượng nguồn sông Đà và sông Lô. Khẩn trương triển khai việc thực thi các biệnpháp có hiệu quả để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở các lưu vực sông Đà,sông Lô và lưu vực các dòng sông có liên quan./.