Nhiệm vụ của các Phòng trong Văn phòng và sự vụ Bộ Thương binh và Cựu binh ấn định như sau:
A/ Văn phòng:
1- Phòng Văn thư và Viên chức:
- Thu, phát, gửi, để ký, lưu trữ công văn;
- Liên lạc giữa các phòng giấy trong Bộ;
- Đặt liên lạc giao thông với các cơ quan Thương binh các Khu với Văn phòng chủ tịch, các Bộ khác và các cơ quan kháng chiến.
- Giữ thư viện của Bộ;
- Lập biên bản các kỳ hội đồng do Bộ trưởng hay thủ trưởng chủ toạ;
- Giữ việc tuyên bổ, thuyên chuyển, thăng thưởng, trừng phạt ... viên chức;
- Lập, giữ hồ sơ, danh bạ viên chức.
2- Phòng Chính trị và Tổ chức:
- Nâng cao tinh thần Thương binh và phát triển phong trào ủng hộ Thương binh (xuất bản sách báo; tổ chức đoàn ca kịch uỷ lạo; đào tạo cán bộ chính trị cung cấp cho các an dưỡng đường; đôn đốc công tác chính trị trong các cơ quan Thương binh, Tử sĩ; liên lạc với Nha thông tin; các đoàn thể, các hội thiện, các cơ quan ngôn luận trong nước và ngoài nước; dùng mọi hình thức làm cho dân chúng thiết thực ủng họ Thương binh).
- Tổ chức và kiểm soát các an dưỡng đường trung ương và các Khu.
- Lập các trại thiếu nhi và Trường thiếu sinh quân cho cô nhi.
3- Phòng Kiểm tra:
- Xem xét và kiểm soát công việc của các tổ chức Thương binh trong toàn quốc;
- Thu nhận những thích cầu và khiếu nại;
- Kiểm soát hành vi, hạnh kiểm của nhân viên trong các cơ quan thuộc Bộ thương binh Cựu binh.
B/ Các phòng sự vụ:
1- Phòng quản lý vật liệu và kế toán:
Mua bán vật liệu, dụng cụ cần thiết thuộc Bộ Thương binh Cựu binh;
- Phân phát vật liệu, dụng cụ cho các cơ quan (Trung ương và các Khu).
- Lập và giữ sổ sách, động sản, bất động sản, mục súc, đồ đạc, dụng cụ của Bộ (Trung ương và các Khu).
- Lập ngân sách của toàn Bộ;
- Thanh toán chỉ tiêu của Bộ;
- Lập, giữ sổ sách kế toán, phiếu kê toán;
- Làm sổ lương bổng, nhu cầu ngân phiếu lệnh phát ngân
- Giữ quỹ của Bộ, tiền quyên của dân chúng;
- Xét và thi hành các khoản dự chi ghi trong ngân sách;
- Cứu xét về lương bổng và phụ cấp cho nhân viên trong toàn Bộ.
2- Phòng Nhân sự và Hưu bổng:
- Lập giữ danh sách và hồ sơ Thương binh, tử sĩ, vợ hoá, con côi, cha mẹ liệt sĩ;
- Sưu tập các luật lệ và quy tắc về hưu bổng Thương tật, tiền tuất và trợ cấp cho gia đình tử sĩ;
- Dự hội đồng đạt tỷ lệ tàn phế;
- Lập và phát sổ hưu bổng thương tật, sổ tiền tuất, đồ trưng cấp;
- Tìm công việc cho Thương binh.
3- Phòng Chuyên môn:
- Chế tạo dụng cụ chuyên môn cho Thương binh (lập tại Trung ương một xưởng, và mỗi khu một xưởng).
- Lập xưởng tiểu công nghệ cho Thương binh (Trung ương và các Khu nếu có điều kiện).
- Trù bị thuốc men cho Thương binh trong toàn quốc (mua, chế tạo, phân phát).
- Đào tạo và gửi cán bộ y tế cho các cơ quan Thương binh từng các địa phương.