PHÁP LỆNH GIÁ
Để góp phần pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của ngườitiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóaX, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghịquyết số 52/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họpthứ 10 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002;
Pháp lệnh này quyđịnh về giá.
Chương I
NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Pháp lệnh này quyđịnh quản lý nhà nước về giá và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh.
2. Pháp lệnh này ápdụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinhdoanh tại Việt Nam.
3. Trường hợp điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy địnhvề giá khác với Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Nguyêntắc quản lý giá
1. Nhà nước tôn trọngquyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh theo đúng pháp luật.
2. Nhà nước sử dụngcác biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Điều 3. Giámsát thi hành pháp luật về giá
1. Các cơ quan củaQuốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về giá.
2. Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân thực hiệncác quy định của pháp luật về giá, giám sát việc thi hành pháp luật về giá.
Điều 4. Giảithích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này,các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giá bao gồm giá doNhà nước quyết định, giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định vàgiá thị trường.
2. Thẩm định giá làviệc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tạimột địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệquốc tế.
3. Bán phá giá là hànhvi bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trườngViệt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệthại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợiích của Nhà nước.
4. Liên kết độc quyềnvề giá là thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ấn định mộtmức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhànước.
5. Giá độc quyền làgiá hàng hóa, dịch vụ chỉ do một tổ chức, cá nhân bán, mua trên thị trường hoặclà giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền chiếm phầnlớn thị phần, có sức mạnh chi phối giá thị trường.
6. Giá biến động bấtthường là giá tăng hoặc giảm trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai,địch họa hoặc trong trường hợp bất thường khác.
Chương II
ĐIỀU HÀNH GIÁCỦA NHÀ NƯỚC
Mục 1
BÌNH ỔN GIÁTHỊ TRƯỜNG
Điều 5. Mụctiêu bình ổn giá
Nhà nước thực hiện cácchính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giáthị trường đối với những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạmphát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước,góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
Điều 6. Biệnpháp bình ổn giá
1. Trường hợp giá thịtrường của hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường thìNhà nước sử dụng những biện pháp sau đây để bình ổn giá:
a) Điều chỉnh cung cầuhàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữacác vùng, các địa phương trong nước;
b) Mua vào hoặc bán rahàng hóa dự trữ;
c) Kiểm soát hàng hóatồn kho;
d) Quy định giá tốiđa, giá tối thiểu, khung giá;
đ) Kiểm soát các yếutố hình thành giá;
e) Trợ giá nông sảnkhi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giáhàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
2. Thẩm quyền, thủtục, thời hạn và loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng các biện pháp quy định tạikhoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
3. Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có tráchnhiệm thực hiện các biện pháp có liên quan quy định
tại khoản 1 Điều này để góp phần bình ổn giá.
Mục 2
ĐỊNH GIÁ,HIỆP THƯƠNG GIÁ
Điều 7. Tàisản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Các loại tài sản,hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:
a) Đất đai, mặt nước,tài nguyên quan trọng;
b) Tài sản của Nhà nướcđược bán, cho thuê;
c) Hàng hóa, dịch vụđộc quyền;
d) Hàng hóa, dịch vụquan trọng đối với quốc kế dân sinh.
2. Nhà nước định giátài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bằng các hình thức sauđây:
a) Mức giá cụ thể;
b) Mức giá chuẩn;
c) Khung giá;
d) Giá giới hạn tối đa,tối thiểu.
3. Chính phủ quy địnhcụ thể danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tạikhoản 1 Điều này và việc áp dụng các hình thức định giá quy định tại khoản 2Điều này trong từng thời kỳ.
Điều 8. Căn cứđịnh giá
Nhà nước định giá tàisản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh này căn cứ vào chi phísản xuất, lưu thông; quan hệ cung cầu; sức mua của đồng tiền Việt Nam; giá thịtrường trong nước và thế giới và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ.
Điều 9. Thẩmquyền định giá
1. Thẩm quyền định giáđược quy định như sau:
a) Chính phủ quyếtđịnh giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng có tác động đến pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Thủ tướng Chính phủquyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triểnkinh tế - xã hội của nhiều ngành;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ có tác động nhiềuđến phát triển kinh tế của ngành mình;
d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ có tác độngnhiều đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Chính phủ quy địnhcụ thể thẩm quyền định giá quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Điềuchỉnh mức giá do Nhà nước định giá
1. Cơ quan nhà nước cóthẩm quyền định giá phải kịp thời điều chỉnh giá tài sản, hàng hóa, dịch vụthuộc danh mục Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá trong nước vàthế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống.
2. Tổ chức, cá nhân cóquyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá điều chỉnh giá theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 11. Hiệpthương giá
Cơ quan có thẩm quyềnquản lý nhà nước về giá tổ chức hiệp thương giá giữa bên mua, bên bán đối vớihàng hóa, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán khôngthuộc phạm vi định giá của Nhà nước quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh này theođề nghị của bên mua, bên bán hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 12. Kết quả hiệp thươnggiá
1. Kết quả hiệp thươnggiá do các bên thỏa thuận được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giában hành để thi hành.
2. Trường hợp đã tổchức hiệp thương giá mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được mức giá thì cơ quan cóthẩm quyền quản lý nhà nước về giá quyết định giá tạm thời để các bên thi hànhcho đến khi các bên thỏa thuận được mức giá nhằm kịp thời phục vụ sản xuất,kinh doanh.
Mục 3
THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 13. Tàisản của Nhà nước phải thẩm định giá
1. Tài sản của Nhà nướcphải thẩm định giá bao gồm:
a) Tài sản được muabằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;
b) Tài sản của Nhà nướccho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Tài sản của doanhnghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể vàcác hình thức chuyển đổi khác;
d) Tài sản khác củaNhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Chính phủ quy định mứcgiá trị tài sản của Nhà nước thuộc khoản này phải thẩm định giá.
2. Tài sản của Nhà nướcphải thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều này đã qua đấu thầu hoặc qua Hộiđồng xác định giá thì không nhất thiết phải thẩm định giá.
Điều 14. Doanhnghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩmđịnh giá bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác. Chính phủ quy định hình thức tổ chức và điều kiện thành lập doanhnghiệp thẩm định giá.
2. Tổ chức, cá nhân cóđủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập doanh nghiệp thẩm địnhgiá.
Điều 15. Hoạtđộng của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩmđịnh giá thực hiện thẩm định giá tài sản trong các trường hợp quy định tại Điều13 của Pháp lệnh này và tài sản khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổchức, cá nhân.
2. Hoạt động thẩm địnhgiá của doanh nghiệp được thực hiện theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, tổchức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.
Điều 16. Tiêuchuẩn Thẩm định viên về giá
1. Người được côngnhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân ViệtNam;
b) Có bằng tốt nghiệpđại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;
c) Có chứng chỉ đã quađào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Có thời gian làmviệc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo.
2. Người có đủ cácđiều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan quản lý nhà nước về giátrung ương xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.
Điều 17. Kếtquả thẩm định giá
Kết quả thẩm định giácủa doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vàomục đích đã ghi trong hợp đồng. Kết quả thẩm định giá có thể được sử dụng làmột trong những căn cứ để xem xét phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tínhthuế, xác định giá trị tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, chothuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sửdụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Điều 18. Quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm địnhgiá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá cung cấp tài liệu, số liệu có liên quanđến thẩm định giá;
2. Thu tiền dịch vụthẩm định giá theo thỏa thuận trong hợp đồng;
3. Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về kết quả thẩm định giá của mình. Trong trường hợp kết quả thẩm địnhgiá không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật;
4. Các quyền và nghĩavụ khác theo quy định của pháp luật.
Mục 4
KIỂM SOÁT GIÁĐỘC QUYỀN
Điều 19. Nhà nướckiểm soát giá độc quyền
Trong trường hợp cầnthiết, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá tiến hành việc kiểm soátchi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khiphát hiện có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hoặc khi cần phải xem xét việchình thành giá độc quyền.
Điều 20. Tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soátgiá độc quyền
Tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền có trách nhiệmbáo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phísản xuất, lưu thông, giá hàng hóa, dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quancó thẩm quyền quản lý nhà nước về giá.
Điều 21. Quyềnhạn và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
Trong việc kiểm soátgiá độc quyền, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền hạn vàtrách nhiệm sau đây:
1. Đình chỉ việc thựchiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá quyếtđịnh;
2. Yêu cầu tổ chức, cánhân liên kết độc quyền phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán trước khi liênkết độc quyền về giá. Trường hợp cần phải điều chỉnh giá bán, giá mua thì tổchức, cá nhân phải lập phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nướcvề giá xem xét, quyết định;
3. Quyết định giá đúngthời hạn quy định trên cơ sở phương án giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh trình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giácho phù hợp;
4. Xử lý vi phạm phápluật về giá theo quy định của pháp luật.
Mục 5
CHỐNG BÁN PHÁGIÁ
Điều 22. Cấmbán phá giá
Nghiêm cấm tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh có hành vi bán phá giá.
Điều 23. Các hành vi khôngbị coi là hành vi bán phá giá
1. Các hành vi sau đâykhông bị coi là hành vi bán phá giá:
a) Hạ giá bán hàng tươisống;
b) Hạ giá bán hàng hóatồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng;
c) Hạ giá bán hàng hóatheo mùa vụ;
d) Hạ giá bán hàng hóađể khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hạ giá bán hàng hóatrong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thayđổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.
2. Các trường hợp hạgiá bán quy định tại khoản 1 Điều này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tạicửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Điều 24. Khiếunại, tố cáo hành vi bán phá giá
Tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các hành vi bán phágiá.
Điều 25. Điềutra, xử lý hành vi bán phá giá
1. Khi nhận được đơnthư khiếu nại, tố cáo về hành vi bán phá giá hoặc phát hiện được hành vi bánphá giá, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá phải tổ chức điều trahành vi bán phá giá.
2. Nội dung điều trahành vi bán phá giá:
a) Xác minh hành vibán phá giá;
b) Xác định thiệt hạido hành vi bán phá giá gây ra đối với lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.
3. Căn cứ vào kết quảđiều tra, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có quyền xử lý hoặckiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hànhvi bán phá giá.
Điều 26. Biệnpháp xử lý hành vi bán phá giá
1. Quyết định giá bántối thiểu nhưng không làm hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đếnlợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm hànhchính.
3. Buộc tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh bán phá giá phải bồi thường thiệt hại cho các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị tổn thất do hành vi bán phá giá gây ra.
4. Người có hành vibán phá giá có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh của pháp luật.
Chương III
HOẠT ĐỘNG VỀGIÁ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
SẢN XUẤT, KINH DOANH
Điều 27. Địnhgiá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh định giá hàng hóa, dịch vụ của mình theo quy định của Pháplệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 28. Cáchành vi bị cấm
Cấm các tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh tiến hành các hành vi sau đây:
1. Cấu kết với tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệthại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của ngườitiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
2. Bán phá giá hànghóa, dịch vụ;
3. Bịa đặt, loan tinkhông có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi íchcủa Nhà nước;
4. Định giá sai để lừadối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh vớimình;
5. Tăng hoặc giảm giágiả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa,dịch vụ;
6. Lợi dụng thiên tai,địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá;
7. Các hành vi khác dopháp luật quy định.
Điều 29. Niêmyết giá
1. Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giaodịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng,không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Đối với hàng hóa,dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phảiniêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúnggiá đã niêm yết.
Đối với hàng hóa, dịchvụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh quyết định.
Điều 30. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá
1. Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh có các quyền sau đây:
a) Quyết định giá mua,giá bán hàng hóa, dịch vụ, trừ những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nướcđịnh giá;
b) Quyết định giá hànghóa, dịch vụ trong khung giá, giới hạn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định;
c) Khiếu nại quyếtđịnh về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợppháp của mình;
d) Khiếu nại, tố cáo cáchành vi vi phạm pháp luật về giá;
đ) Yêu cầu tổ chức, cánhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập phương án giáhàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá đó;
b) Cung cấp thông tinvề giá, các quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh quyết định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước vềgiá;
c) Chấp hành các biệnpháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường quy định tại Pháp lệnh này;
d) Bồi thường thiệthại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật;
đ) Các nghĩa vụ kháctheo quy định của pháp luật.
Chương IV
QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ GIÁ
Mục 1
NỘI DUNG VÀ THẨMQUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ
Điều 31. Nộidung quản lý nhà nước về giá
1. Nghiên cứu, xâydựng, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp về giá phù hợp với yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành các vănbản quy phạm pháp luật về giá.
3. Quyết định giá hànghóa, dịch vụ quan trọng, độc quyền.
4. Quy định tiêu chuẩnThẩm định viên về giá; tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ thẩmđịnh giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên về giá.
5. Kiểm soát giá độcquyền và chống bán phá giá.
6. Thu thập, phân tíchvà thông báo thông tin, dự báo giá thị trường trong nước và thế giới.
7. Tổ chức và quản lýcông tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tronglĩnh vực giá.
8. Kiểm tra, thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá.
Điều 32. Thẩmquyền quản lý nhà nước về giá
1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về giá trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhànước về giá chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá.
3. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp vớicơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề giá thuộc ngành mình theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmthực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo phân cấp quảnlý giá của Chính phủ.
Điều 33. Tổchức cơ quan quản lý nhà nước về giá
Hệ thống tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá do Chính phủquy định.
Mục 2
KIỂM TRA,THANH TRA GIÁ
Điều 34. Thanhtra chuyên ngành về giá
1. Cơ quan quản lý nhànước về giá thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá.
2. Thanh tra chuyênngành về giá thực hiện kiểm tra, thanh tra các tổ chức cá nhân chấp hành cácquy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 35. Quyềnhạn và trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về giá
1. Thanh tra chuyênngành về giá có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu,tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá phù hợp với phápluật;
b) Yêu cầu cơ quan cóliên quan cử người tham gia và cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan trựctiếp đến kiểm tra, thanh tra giá;
c) Xử lý hành vi viphạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra chuyênngành về giá có trách nhiệm:
a) Không được sử dụngcác số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được vào mục đích khác ngoài mục đíchquản lý nhà nước về giá;
b) Không được tiết lộnhững bí mật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc kiểm tra, thanh tra giá của mình.
Điều 36. Quyềnvà nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi được kiểm tra, thanh tra giá
1. Tổ chức, cá nhânnhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra giá phải báocáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đếnnội dung kiểm tra, thanh tra giá.
2. Tổ chức, cá nhânphải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nướcvề giá; trong trường hợp không nhất trí với quyết định đó thì có quyền khiếunại theo quy định của pháp luật; trong thời gian khiếu nại, vẫn phải chấp hànhquyết định đó.
3. Tổ chức, cá nhân cóquyền từ chối các yêu cầu kiểm tra, thanh tra giá không đúng quy định của phápluật.
Mục 3
KHEN THƯỞNGVÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 37. Khenthưởng
Tổ chức, cá nhân cóthành tích trong việc thực hiện pháp luật về giá được khen thưởng theo quy địnhcủa Nhà nước.
Điều 38. Xử lývi phạm pháp luật về giá
1. Tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bịxử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụngchức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về giá; nhận hối lộ, bao che cho ngườivi phạm pháp luật về giá; thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các quyđịnh của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về giá hoặc có hành vi khác viphạm pháp luật về giá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH
Điều 39. Hiệulực thi hành
Pháp lệnh này có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2002.
Những quy định trướcđây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 40. Hướngdẫn thi hành
Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh này đã đượcỦy ban Thường vụ Quốc hội nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2002./.