NGHỊ QUYẾT
Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2002
Trong 3 ngày 27, 28, 29 tháng 5 năm 2002, Chính phủ họpphiên thường kỳ tháng 5, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
1.Chính phủ nghe Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình dựthảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn.
Hệthống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp đưa mọi chủ trương,đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, là nơi thể hiện sâusắc sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Sự vững mạnh của hệthống chính trị cơ sở là nền tảng vững chắc của chế độ ta và là một nhân tốquan trọng đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới.
Kếhoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá IX) của Chính phủ nhằm cụ thể hoá những quyết sách lớn của Đảng về đổimới nội dung, phương thức hoạt động, chỉnh đốn tổ chức và nâng cao hiệu lựcquản lý ở cấp cơ sở, cụ thể là: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyềncơ sở, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân; xây dựng đội ngũ và chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở; thực hiệnphân cấp, giao quyền chủ động về tài chính, từng bước đảm bảo cơ sở vật chấtcho hệ thống chính trị cơ sở; tiếp tục hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
CácBộ, ngành và hệ thống chính quyền địa phương cần chủ động nghiên cứu, quántriệt Nghị quyết; trên cơ sở Kế hoạch chung, khẩn trương lập kế hoạch của địaphương, có sự phối hợp đồng bộ với kế hoạch của cấp uỷ Đảng và Mặt trận Tổ quốctrong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
GiaoBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trungương Đảng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành có liênquan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, hoànchỉnh bản Kế hoạch này, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6 năm2002.
2.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự thảo Chương trình hànhđộng của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấphành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả kinh tế tập thể; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạođiều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
Chínhphủ khẳng định: kinh tế ngoài quốc doanh là một bộ phận quan trọng trong cơ cấuthành phần kinh tế của nước ta và đã có đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởngkinh tế, xuất khẩu, xoá đói giảm nghèo. Các Bộ, ngành và địa phương cần quántriệt, thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế tập thể và kinhtế tư nhân trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo các Nghị quyết của Đảng. Chươngtrình hành động này cụ thể hoá chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tếnhiều thành phần, tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu như: tiếp tục xác lậpmôi trường thể chế và tâm lý thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tập thể vàtư nhân; sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan; triển khai thựchiện tốt các chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính - tín dụng, lao động -tiền lương, đào tạo, khoa học công nghệ; hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thươngmại và đầu tư.
CácBộ, ngành và địa phương trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành, địa phương vàvùng kinh tế, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế của ngành và địa phươngmình; rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khíchkinh tế tập thể, kinh tế tư nhân phát triển.
GiaoBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quancó liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Chươngtrình hành động này, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6 năm 2002.
3.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổ trưởng Tổ Công tác thihành Luật Doanh nghiệp trình bày Báo cáo sơ kết 2 năm thi hành Luật Doanhnghiệp.
Chínhphủ đánh giá, sau 2 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phátrong đổi mới tư duy kinh tế và cải cách hành chính, bảo đảm quyền tự do kinhdoanh theo pháp luật. Trong quá trình thực hiện Luật, Chính phủ và các Bộ,ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các văn bản thi hành.Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã khơi dậy và phát huy nội lực, thúc đẩy mạnhmẽ tinh thần hăng say lao động của nhân dân; làm tăng thêm niềm tin vào đườnglối đổi mới của Đảng và Nhà nước; được dư luận trong nước và cộng đồng quốc tếđánh giá là một điểm sáng trong thực hiện cải cách thể chế; góp phần vào giảiphóng lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, xoá đói giảm nghèo.
Tuyvậy, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật chậm được ban hành hoặc có nội dungchưa phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp; nhận thức về Luật Doanhnghiệp ở các ngành, các cấp chưa đầy đủ, chưa thống nhất; môi trường kinh doanhsau đăng ký chưa được cải thiện nhiều; tác động của Luật chưa đồng đều giữa cácvùng và các ngành nghề kinh doanh; một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quảvà có nhiều vi phạm, cần phải được xử lý, uốn nắn kịp thời.
Chínhphủ nhất trí thông qua Báo cáo này và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến cácthành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo, gửi các Bộ, ngành và địa phương để cóđánh giá đầy đủ hơn về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khaithực hiện Luật. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp, trình Thủ tướngChính phủ xem xét, ban hành trong tháng 6 năm 2002.
4.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Tờ trình dự án Luật Ngân sách nhà nước(sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến cácthành viên Chính phủ về dự án Luật này.
Qua5 năm thực hiện Luật Ngân sách, hoạt động ngân sách nhà nước đã có nhiều tiếnbộ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khảnăng và tiềm lực tài chính của đất nước. Kết quả thu, chi ngân sách có nhiềuchuyển biến tích cực. Việc quản lý ngân sách nhà nước đã đi dần vào nề nếp, chủđộng và có hiệu quả hơn; tổ chức, quản lý và điều hành ngân sách có tiến bộ.
Bêncạnh đó, hoạt động ngân sách nhà nước còn bộc lộ một số hạn chế như: nguồn thutăng khá nhưng vẫn thiếu vững chắc; tình trạng thất thu còn lớn; chi ngân sáchcòn phân tán, dàn trải và lãng phí; gánh nặng chi thường xuyên, nhất là chitiền lương còn lớn; cơ chế quản lý ngân sách còn nhiều tồn tại cần sớm đượckhắc phục. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước cho phù hợp vớiyêu cầu quản lý hiện nay là hết sức cần thiết.
GiaoBộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơquan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự ánLuật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trìnhxin ý kiến Quốc hội.
5.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Tờ trình về dự thảo Nghị định hướngdẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Nghịđịnh.
Phívà lệ phí đã hình thành ở nước ta từ lâu và phát triển đa dạng. Thời gian qua,việc quy định và tổ chức thu phí và lệ phí vẫn còn tuỳ tiện, thiếu thống nhất,dẫn đến tình trạng thất thu hoặc lạm thu. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từphí và lệ phí thiếu chặt chẽ, dễ dẫn đến tiêu cực, gây bất bình trong xã hội.Vì vậy, ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phísẽ góp phần lập lại trật tự trong lĩnh vực quản lý thu phí và lệ phí, tăng cườngkỷ cương, thúc đẩy việc triển khai chủ trương xã hội hoá trên nhiều lĩnh vựcdịch vụ công.
GiaoBộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến cácthành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủxem xét, ban hành trong tháng 6 năm 2002; đồng thời trình Thủ tướng Chính phủban hành Chỉ thị về tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí vàNghị định này.
6.Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Báo cáo tình hình thựchiện nhiệm vụ tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2002.
Tìnhhình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng qua có chuyển biến tốt: sản xuất côngnghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng; vốn đầu tư đạt khá; thu ngân sách tăng,hoạt động tiền tệ có chiều hướng tiến bộ; giá cả thị trường ổn định; an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các hoạt động văn hoá - xã hộitiếp tục có bước phát triển... Tuy nhiên, khó khăn trong những tháng còn lạivẫn rất lớn, nhất là tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, NamTrung Bộ và Nam Bộ đã gây hậu quả rất nặng nề; môi trường sinh thái bị ô nhiễmnặng; nạn cháy rừng, mưa lũ đột xuất ở một số địa phương đã gây những thiệt hạilớn; kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh...
Chínhphủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyếtsố 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 về một số giải pháp để triển khai thực hiện kếhoạch kinh tế - xã hội năm 2002, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinhdoanh, khắc phục hậu quả thiên tai và các vấn đề xã hội bức xúc, phấn đấu hoànthành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Trước mắt,tập trung mọi nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu,nhất là nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; tổchức tốt các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh; đẩy mạnh phong trào phòng chốngtội phạm và tệ nạn xã hội; hạn chế tai nạn giao thông; thúc đẩy chương trìnhxoá đói giảm nghèo, kiên cố hoá trường học ở các vùng sâu, vùng xa.
7.Chính phủ đã bàn và cho ý kiến về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, nhiệm kỳ Quốchội khoá XI. Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viênChính phủ, tiếp tục hoàn chỉnh đề án này./.