NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định về việc xác định trịgiá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệpđịnh chung về thuế quan và thương mại
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Điều 71 Luật Hải quan;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.Nghị định này quy định việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhậpkhẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuếquan và thương mại (sau đây viết tắt là trị giá tính thuế theo GATT).
2.Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước hoặc tổ chứcquốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế theo GATT là đối tượngáp dụng trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này.
3.Căn cứ vào cam kết của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước,các tổ chức quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh cụ thể phạm vi, đối tượng áp dụng trị giá tính thuế quy định tại Nghị địnhnày.
4.Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ngoài đối tượng quy định tại khoản2, khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.
Điều 2.Thời điểm và phương pháp xác định trị giá tính thuế
1.Thời điểm xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là ngày ngườikhai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu.
2.Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụngtuần tự một trong các phương pháp quy định từ Điều 5 đến Điều 10 Nghị định nàyvà dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Trườnghợp người khai hải quan đề nghị thì trình tự áp dụng các phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này có thể thay đổicho nhau.
Điều 3.Tỷ giá dùng để xác định trị giá tính thuế
1.Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.
2.Tỷ giá dùng để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Trong trườnghợp Ngân hàng không công bố tỷ giá hoặc thông tin không đến được cửa khẩu trongngày thì áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Điều 4.Giải thích các từ ngữ
TrongNghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hànghoá được bán để xuất khẩu đến Việt Nam.
2.Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện,kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; chúng được sản xuất ở cùng mộtnước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhàsản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
3.Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phươngdiện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệutương đương; chúng có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giaodịch thương mại; chúng được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuấthoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vàoViệt Nam.
4.Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán là những mối quan hệ sau đây:
a)Họ cùng là thành viên của một doanh nghiệp khác;
b)Họ cùng là chủ của một doanh nghiệp;
c)Họ là chủ và người làm thuê;
d)Người bán có quyền điều khiển người mua hoặc ngược lại;
đ)Họ đều bị một bên thứ ba điều khiển;
e)Họ cùng điều khiển một bên thứ ba;
g)Họ cùng là thành viên của một gia đình trong các mối quan hệ sau:
Vợchồng;
Bốmẹ và con cái;
Anhchị em ruột;
Ôngbà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
Côchú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
Bốmẹ vợ và con rể, bố mẹ chồng và con dâu;
Anhchị em dâu, rể.
h)Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu cóquyền biểu quyết của mỗi bên.
Chương II
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Điều 5.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch đối với hàng hoánhập khẩu.
1.Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch, sau khi đã đượcđiều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2.Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giaodịch:
a)Người mua có đầy đủ quyền định đoạt, sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu. Nếu cónhững hạn chế dưới đây thì được coi là thoả mãn điều kiện này:
Việcmua bán, sử dụng hàng hoá phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngườimua và người bán có thoả thuận về nơi tiêu thụ hàng hoá sau khi nhập khẩu.
Nhữnghạn chế khác không ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá.
b)Việc bán hàng hay giá cả không phụ thuộc vào một số điều kiện dẫn đến việckhông xác định được trị giá của những hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế;
c)Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiềnnào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hoá mang lại, không kểcác khoản điều chỉnh quy định tại Điều 11 Nghị định này;
d)Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quanhệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Việc xác định ảnh hưởng của mốiquan hệ đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.
3.Xác định ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch:
a)Trường hợp người mua khai báo họ có mối quan hệ đặc biệt với người bán nhưngmối quan hệ đặc biệt này không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì được coi làthoả mãn quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
b)Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởngđến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hảiquan biết để chứng minh bằng cách chỉ ra trị giá giao dịch xấp xỉ với một trongnhững trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngàyhoặc trong vòng 30 ngày trước, hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xácđịnh trị giá:
Trịgiá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho ngườinhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
Trịgiá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theoquy định tại Điều 8 Nghị định này;
Trịgiá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theoquy định tại Điều 9 Nghị định này.
Nếuquá 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khaihải quan không chứng minh được thì cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tạiđiểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
Điều 6.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhậpkhẩu giống hệt
1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theoquy định tại Điều 5 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịchcủa hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá tính thuế theo quyđịnh tại Điều 5 Nghị định này.
2.Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau:
a)Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặctrong vòng 30 ngày trước, hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xácđịnh trị giá tính thuế;
b)Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã đượcđiều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã đượcđiều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c)Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển, hoặcđã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lôhàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3.Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếukhông có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xétđến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quyđịnh về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
4.Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ haitrị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tínhthuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng cácđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhậpkhẩu tương tự
1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế quyđịnh tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giaodịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định trị giá tính thuế theoquy định tại Điều 5 Nghị định này.
2.Hàng hoá nhập khẩu tương tự phải thoả mãn các điều kiện sau:
a)Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trongvòng 30 ngày trước, hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trịgiá tính thuế;
b)Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điềuchỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điềuchỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c)Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức chuyển, hoặc đã đượcđiều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đangđược xác định trị giá tính thuế.
3.Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếukhông có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xétđến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quyđịnh về hàng hoá nhập khẩu tương tự.
4.Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ haitrị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính thuếlà trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng điều kiệnquy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theoquy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này thì trị giá tính thuế làtrị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hànghoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý, lợi nhuậnbán hàng phát sinh sau khi nhập khẩu.
2.Giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo nhữngnguyên tắc sau:
a)Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế củahàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế củahàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự còn nguyên trạngnhư khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thựctế;
b)Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
c)Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất;
d)Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) ngay sau khi nhập khẩu, nhưng khôngchậm quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu lô hàng đó.
3.Các chi phí hợp lý, lợi nhuận bán hàng phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá:
a)Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, cáckhoản được khấu trừ gồm:
Cácchi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thịtrường nội địa;
Cáckhoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàngnhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thubán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;
Chiphí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
Lợinhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
b)Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thìchi phí được trừ là hoa hồng bán hàng.
Trườnghợp, đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài ủy quyền thực hiện một số hoạtđộng có liên quan đến việc bán hàng sau khi nhập khẩu tại Việt Nam ngoài hợpđồng đại lý, thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại Việt Namcũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng.
4.Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũngcó thể được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc quy định tại khoản 1Điều này và trừ thêm các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị củahàng hoá.
Trườnghợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tínhchất, công dụng và không còn nhận biết được như hàng hoá nhập khẩu ban đầu thìkhông được áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điềunày.
5.Việc xác định chi phí hợp lý, lợi nhuận bán hàng quy định tại khoản 3 Điều nàyphải dựa vào số liệu khách quan có sẵn, phù hợp với các nguyên tắc kế toán củaViệt Nam.
Điều 9.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theocác phương pháp quy định từ Điều 5 đến Điều 8 Nghị định này thì trị giá tínhthuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoảnsau:
a)Chi phí, lợi nhuận sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
b)Các chi phí điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2.Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cungcấp và phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá.
Điều 10.Phương pháp suy luận
1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theocác phương pháp quy định từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định này thì trị giá tínhthuế được xác định bằng phương pháp thích hợp, dựa vào các tài liệu, số liệukhách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và phù hợp với cácquy định của Nghị định này.
2.Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới đây đểxác định trị giá tính thuế:
a)Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tạiViệt Nam;
b)Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c)Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến một nước khác;
d)Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ chi phí sản xuất của hàng hóa nhập khẩu quy địnhtại Điều 9 Nghị định này;
đ)Giá tính thuế tối thiểu;
e)Các loại giá giả định;
g)Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tươngtự cao hơn khi xác định được từ hai trị giá khác nhau trở lên.
Điều 11.Các khoản điều chỉnh
1.Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
a)Các chi phí dưới đây do người nhập khẩu hàng hóa phải chịu nhưng chưa được tínhvào trị giá giao dịch:
Chiphí hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng;
Chiphí bao bì gắn liền với hàng hóa;
Chiphí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
b)Trị giá hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặcgiảm giá, để sản xuất và tiêu thụ chúng và được phân bổ cho lô hàng nhập khẩu,bao gồm:
Nguyênvật liệu, bộ phận cấu thành hàng hóa, các phụ tùng và các chi tiết tương tự hợpthành trong hàng hóa nhập khẩu;
Cáccông cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuấthàng hóa nhập khẩu;
Nhiênliệu, năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
Thiếtkế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và pháchọa được thực hiện ở nước ngoài dùng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
c)Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnhàng hóa nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hànghóa nhập khẩu;
d)Các khoản tiền mà người nhập khẩu thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoánhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ)Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng có liên quan đến vận chuyển hàng nhậpkhẩu đến cửa khẩu nhập;
e)Chi phí bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu nhập.
2.Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính tronggiá mua hàng nhập khẩu:
a)Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm: chiphí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
b)Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
c)Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàngnhập khẩu;
d)Tiền lãi phải trả liên quan đến việc thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu, vớiđiều kiện lãi suất phải trả được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán và phùhợp với lãi suất tín dụng thông thường do các tổ chức tín dụng của nước xuấtkhẩu áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng;
đ)Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nướcxuất khẩu hàng hóa, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quanhàng hoá nhập khẩu.
3.Việc cộng thêm hoặc trừ các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều nàychỉ được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan, có sẵn.
4.Không được cộng thêm hay trừ ra bất cứ khoản nào khác ngoài các khoản quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Chương III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN,
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
Điều 12.Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1.Quyền của người khai hải quan:
a)Được đề nghị cơ quan hải quan giữ bí mật về các thông tin liên quan đến việcxác định trị giá tính thuế đã cung cấp;
b)Được đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn, thông báo việc xác định trị giá tínhthuế theo quy định tại Nghị định này;
c)Được quyền chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá tính thuế đã khaibáo và khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan theoquy định tại Điều 14 Nghị định này.
2.Nghĩa vụ của người khai hải quan:
a)Tự kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung theo mẫu tờ khai trị giá tính thuếhàng hóa nhập khẩu; tự xác định trị giá tính thuế và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kếtquả xác định trị giá tính thuế;
b)Nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuếtheo yêu cầu của cơ quan hải quan;
c)Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại Nghịđịnh này.
Điều 13.Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan
1.Tổng cục Hải quan phát hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu, quyđịnh cụ thể nội dung kê khai phù hợp với từng phương pháp xác định trị giá tínhthuế quy định tại Nghị định này. Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu cấp tờ khai trị giá tính thuếcho người khai hải quan; hướng dẫn người khai hải quan kê khai, xác định trịgiá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
2.Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các tài liệu liên quan đến việc muabán hàng hóa để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tínhthuế hàng hóa nhập khẩu đã khai báo.
Trườnghợp, người khai hải quan không chứng minh được tính chính xác, tính trung thựccủa trị giá tính thuế thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hảiquan biết.
3.Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việcxác định trị giá tính thuế theo đề nghị của người khai hải quan.
4.Cơ quan hải quan có quyền xác định trị giá tính thuế đối với các trường hợp sauđây:
a)Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo một trong các phươngpháp quy định từ Điều 5 đến Điều 10 Nghị định này trong thời hạn làm thủ tụchải quan;
b)Người khai hải quan không có văn bản chứng minh hoặc không chứng minh được tínhchính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế đã khai báo trong thời gian 30ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan;
c)Người khai hải quan xác định sai trị giá tính thuế hay việc xác định trị giátính thuế không đúng với quy định tại Nghị định này.
5.Kiểm tra việc kê khai, xác định trị giá làm căn cứ tính thuế đối với hàng hóanhập khẩu.
Chương IV
KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.Trường hợp người khai hải quan có cơ sở cho rằng quyết định về trị giá tínhthuế của cơ quan hải quan không đúng thì gửi đơn khiếu nại tới Chi cục TrưởngChi cục Hải quan nơi đã xác định trị giá tính thuế. Trong khi chờ giải quyết,người khai hải quan vẫn phải chấp hành quyết định về trị giá tính thuế của cơquan hải quan.
2.Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chi cục Trưởng Chi cụcHải quan thì người khai hải quan có quyền khiếu nại tiếp đến Cục trưởng Cục Hảiquan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu không đồng ý vớiquyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thì người khai hải quan có quyền khiếu nại đếncơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngườikhai hải quan có quyền khởi kiện đến toà án theo quy định của pháp luật.
3.Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác củapháp luật có liên quan.
Điều 15.Xử lý vi phạm
Tổchức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất và mứcđộ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo quy định của pháp luật.
Cánbộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạmquy định của Nghị định này, gây thiệt hại cho người khai hải quan thì phải bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1.Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để thu thập,xây dựng dữ liệu phục vụ việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghịđịnh này và biện pháp chống gian lận thương mại qua giá.
2.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung cấpđầy đủ tài liệu liên quan đến việc thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phụcvụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
Điều 17.Điều khoản bảo lưu
1.Bảo lưu chưa áp dụng khoản 4 Điều 8, Điều 9 Nghị định này. Căn cứ vào cam kếtquốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam, Tổng cục Hải quan phối hợp với cácBộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ quy định tạikhoản này.
2.Bảo lưu áp dụng hạn chế giá tính thuế tối thiểu đối với một số mặt hàng nhậpkhẩu để bảo vệ lợi ích của nhà nước và sản xuất trong nước. Căn cứ vào nguyêntắc trên và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa hiện hành, Bộ Tài chínhphối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu ápdụng giá tính thuế tối thiểu quy định tại khoản này.
Điều 18.Điều khoản thi hành
1.Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2002.
Hànghoá nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưuđãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN được áp dụng trị giátính theo quy định tại Nghị định này.
2.Trường hợp, khi Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thươngmại có sửa đổi, bổ sung mà các nội dung sửa đổi, bổ sung của Hiệp định khôngtrái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế màViệt Nam ký kết hoặc tham gia, thì áp dụng theo nội dung đã được sửa đổi, bổsung của Hiệp định. Tổng cục Hải quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghịđịnh này cho phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung của Hiệp định.
3.Tổng cục Hải quan nghiên cứu, soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị địnhnày để Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ban hành theo quy định tạiQuyết định số 40/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủvề thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nướcđối với ngành, lĩnh vực do cơ quan thuộc Chính phủ quản lý.
4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.