NGHỊĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về phân cấp quản lý biên chếhành chính, sự nghiệp nhà nước
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ,công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊĐỊNH
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định việc phân cấp quảnlý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước đối với các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ, ngành) và Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Điều 2. Trong Nghị định này, các từngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biên chế hành chính là số người được tuyểndụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyêntrong các tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọichung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhân dân cấp huyện) thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nước được giao.
2. Biên chế sự nghiệp là số người được tuyểndụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyêntrong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, vănhoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan cóthẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc đểthực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủvà Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định củapháp luật.
3. Phân cấp quản lý biên chế là việc quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý biên chế đối với Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy bannhân dân cấp tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và khả năng ngânsách nhà nước hàng năm của bộ, ngành, địa phương.
Điều 3. Mục tiêu phân cấp quản lýbiên chế
1. Đề cao trách nhiệm và phát huy quyền chủ độngcủa các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sự nghiệp nhà nước trong quản lý biênchế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơnvị sự nghiệp nhà nước phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụquản lý tài chính, tổ chức, biên chế và thực hiện chính sách đối với cán bộ,công chức, viên chức.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện phâncấp quản lý biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặtchẽ trong việc quản lý biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Phân cấp quản lý biên chế phải phù hợp vớiphân cấp quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; định mứcbiên chế phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế khối lượng, quy môcông việc được giao, phải đặt trong khả năng cho phép của ngân sách nhà nước.
3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật vềđịnh mức, cơ cấu biên chế; quản lý, sử dụng tiết kiệm chỉ tiêu biên chế; thựchiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
4. Phân cấp quản lý biên chế gắn liền với việctăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền.
5. Thực hiện công khai, dân chủ trong sử dụng,quản lý biên chế theo quy định của pháp luật.
Chương II
Nội dung, căn cứ và yêu cầucủa kế hoạch biên chế
Điều 5. Nội dung kế hoạch biên chếbao gồm:
1. Những căn cứ, yêu cầu về xây dựng kế hoạchbiên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Thống kê, tổng hợp, báo cáo và đánh giá kếtquả thực hiện quản lý biên chế của năm trước trong phạm vi quản lý của bộ,ngành và địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sựnghiệp nhà nước của bộ, ngành và địa phương, dự toán tiền lương phù hợp với kếhoạch biên chế và chính sách chế độ tiền lương hiện hành.
Điều 6. Căn cứ xây dựng kếhoạch biên chế hàng năm
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nămkế hoạch và những chỉ tiêu cụ thể phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm về địa lýtự nhiên, dân số và điều kiện thực hiện.
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị,tổ chức; kế hoạch bố trí nguồn nhân lực, sắp xếp bộ máy cơ quan hành chính, đơnvị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
3. Khả năng của ngân sách địa phương; kinh phíhoạt động của bộ, ngành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt hàng năm.
4. Định mức biên chế do cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền ban hành.
5. Kế hoạch thực hiện xã hội hoá hoạt động đốivới một số lĩnh vực sự nghiệp về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin,thể thao, nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác.
6. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức hiện có và dự kiến nguồn cán bộ, công chức, viên chức thay thế.
Điều 7. Yêu cầu đối với việc xâydựng kế hoạch biên chế hàng năm của bộ, ngành, địa phương
1. Kế hoạch biên chế phản ánh việc sử dụng biênchế đối với các đơn vị trực thuộc và phân định rõ biên chế theo các lĩnh vực:quản lý hành chính, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin,thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác.
2. Kế hoạch biên chế phải kèm theo báo cáothuyết minh đầy đủ, chi tiết về cơ sở, căn cứ tính toán, số lượng, cơ cấu biênchế của các đơn vị trực thuộc và dự toán kinh phí hoạt động theo quy định tạiĐiều 6 Nghị định này, biểu mẫu và thời gian lập kế hoạch biên chế theo hướngdẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc bố trí biên chế chỉ được thực hiện đốivới những cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thànhlập.
Chương III
Phân cấp quản lý biên chế
Điều 8. Thẩm quyền quản lý biên chế
1. Chính phủ phê duyệt tổng biên chế các cơ quanhành chính nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sựnghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu biênchế hành chính đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàđịnh mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước ở Trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhấtquản lý về biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Chínhphủ trong phạm vi cả nước.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lýbiên chế trong bộ, ngành và địa phương do mình quản lý theo quy định tại Nghịđịnh này.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, xây dựng và đề nghị cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền quy định các định mức biên chế mới và sửa đổi, bổ sung địnhmức biên chế hiện hành theo chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực phụ tráchđể áp dụng trong phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lậpkế hoạch biên chế theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Nghị định này.
3. Thẩm định biên chế hành chính, biên chế sựnghiệp của các đơn vị trực thuộc; lập kế hoạch biên chế của bộ, ngành mình gửiBộ Nội vụ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Quyết định việc phân bổ, quản lý chỉ tiêu biênchế hành chính, biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chỉ tiêu biên chế sự nghiệp đốivới những lĩnh vực đã có định mức biên chế thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫnviệc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế tựchủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy, biên chế đối với cácđơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chỉ tiêubiên chế sự nghiệp đối với những lĩnh vực chưa có định mức của bộ, ngành mình.
7. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê hàng năm vềtình hình thực hiện biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
8. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với cácđơn vị trực thuộc trong việc chấp hành các quy định về quản lý biên chế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nhữngvi phạm về quản lý biên chế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làcấp huyện) lập kế hoạch biên chế theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Nghị địnhnày.
2. Tổ chức thẩm định biên chế của các đơn vịtrực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện; tổng hợp, lập kế hoạch tổng biên chếcủa địa phương.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Phê chuẩn tổng biên chế hành chính, biên chế sựnghiệp hàng năm của địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và pháttriển kinh tế - xã hội trên cơ sở định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành và khả năng của ngân sách địa phương hàng năm.
4. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính đối với các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Hướng dẫn việc thực hiện định mức biên chế sựnghiệp và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệmvề tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quyđịnh của pháp luật.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về tìnhhình thực hiện biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với cácđơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý biên chế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nhữngvi phạm về quản lý biên chế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Chính phủ tổng biên chế hành chính cáccơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và việc quy định định mức biên chếhành chính, sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân, cơ chế quản lý biên chế sự nghiệpđối với các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ tiêu biên chếhành chính hàng năm của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàviệc quy định định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trungương.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệmtổ chức thực hiện sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ giaochỉ tiêu biên chế hành chính cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ; giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp đối với các lĩnh vực chưa có định mứcbiên chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ banhành các định mức biên chế theo chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngành, lĩnh vựctrên cơ sở đề nghị của bộ, ngành để áp dụng trong phạm vi cả nước.
5. Tổng hợp biên chế hành chính, biên chế sựnghiệp hàng năm của các cơ quan nhà nước.
6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê biên chếhành chính, sự nghiệp trong phạm vi cả nước; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướngChính phủ.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý vàsử dụng biên chế của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của Nghị định nàyvà các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biênchế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn định mức phân bổ ngân sách cho biênchế sự nghiệp: giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể thao, sựnghiệp nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác; định mức phân bổ ngân sách choquản lý hành chính đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Tham gia với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việcquy định và thực hiện các định mức biên chế do các bộ, ngành xây dựng bảo đảmphù hợp với khả năng và định mức phân bổ ngân sách.
Chương IV
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 13. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quảnlý biên chế được khen thưởng theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, đượcthực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích tiết kiệm sửdụng biên chế.
Điều 14. Xử lý vi phạm
Người có trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụvề quản lý biên chế vi phạm những quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tínhchất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.
Chương V
Điều khoản thi hành
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về quản lý biên chế trái vớiNghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫnvà theo dõi thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.