- Phê chuẩn quy hoạch tổng thể vùng đất xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực sông Đà và thuỷ điện Hoà Bình theo những nội dung chủ yếu sau:1. Vị trí địa lý, ranh giới.
Khu vực phòng hộ lưu vực sông Đà (phần thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tính tới thị xã Hoà Bình) có toạ độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc từ 20o45— đến 22o45—,
- Kinh độ Đông từ 102o15— đến 105o20—,
Gồm 24 huyện, thị của 4 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoàng Liên Sơn và Hà Sơn Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 2.568.000 hécta, trong đó:
- Tỉnh Lai Châu gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay, Tủa Chùa, thị xã Lai Châu, và một phần các huyện Điện Biên, Tuần Giáo. Diện tích tự nhiên là 1.133.427 héc ta.
- Tỉnh Sơn La gồm các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, thị xã Sơn La và một phần các huyện Yên Châu, Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn và Thuận Châu. Diện tích tự nhiên là: 956.000 hécta.
- Tỉnh Hoàng Liên Sơn gồm các phần đất của các huyện Than Uyên, Mù Căng Chải và một phần huyện Trạm Tấu. Diện tích tự nhiên là 363.573 hécta.
- Tỉnh Hà Sơn Bình gồm các phần đất của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn và thị xã Hoà Bình. Diện tích tự nhiên là 115.000 hécta.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của vùng.
- Tạo rừng phòng hộ lưu vực đầu nguồn sông Đà (phía Việt Nam) góp phần tích cực bảo vệ nguồn nước hồ Hoà Bình.
- Cải thiện hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường sống vùng Tây Bắc.
- Tập trung giải quyết có kết quả công tác định canh định cư đối với đồng bào đang sống du canh và đồng bào vùng bị ngập khi có hồ Hoà Bình.
- Tiến hành phân bổ lại lực lượng lao động dân cư theo hướng khai thác tốt nhất ưu thế tổng hợp của vùng sông Đà do có hồ Hoà Bình để phát triển sản xuất tạo ra vùng kinh tế hàng hoá trù phú làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của vùng.
3. Quy hoạch hệ thống phòng hộ.
Toàn bộ diện tích tự nhiên trong lưu vực sông Đà đều làm chức năng phòng hộ cần được che phủ. Trong đó diện tích rừng có tác dụng phòng hộ trực tiếp là 800.000 hécta (Lai Châu 360.000 hécta, Sơn La 270.000 hécta, Hoàng Liên Sơn 110.000 hécta, Hà Sơn Bình 60.000 hécta).
Trong đó:
- Diện tích rừng hiện có cần quản lý, bảo vệ: 144.000 hécta.
- Diện tích có khả năng tự phục hồi, thành rừng cần khoanh nuôi, bảo vệ 536.000 hécta.
- Diện tích khu vực xung yếu cần nhanh chóng phủ xanh: 120.000 hécta (Trong đó vùng trọng điểm xung yếu quanh hồ Hoà Bình): 50.000 hécta.
4. Biện pháp tổ chức thực hiện.
Giao cho Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp trách nhiệm:
- Phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành, địa phương hữu quan tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình nhà nước về phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng đầu nguồn sông Đà trình Hội đồng Bộ trưởng trong năm 1990.
- Lập và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng "dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình" vào quý I năm 1990 và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai xây dựng ngay trong năm 1990.
Dự án đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu kinh tế - xã hội để giải quyết mục tiêu phòng hộ môi trường, xuất phát từ kinh doanh tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, kinh tế gia đình... theo hướng kinh tế hàng hoá. Lực lượng xây dựng chủ yếu sử dụng lao động tại chỗ của nhiều thành phần kinh tế không được xáo trộn định cư, không được tranh chấp ruộng vườn hiện có của đồng bào, lực lượng quốc doanh chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, dịch vụ kỹ thuật và xây dựng các vùng xung yếu không có lao dộng tại chỗ.
Vốn đầu tư được huy động bằng nhiều nguồn, nhiều hình thức kể cả gọi vốn nước ngoài. Nhà nước sẽ tập trung vốn đền bù di dân vùng lòng hồ, vốn xây dựng kinh tế mới, định canh định cư và bổ sung thêm vốn ngân sách để Bộ Lâm nghiệp cùng các tỉnh thực hiện việc ổn định đời sống dân cư ven hồ và xây dựng các hạn mục trọng yếu và được quyết định khi phê duyệt dự án đầu tư.
- Thành lập xí nghiệp dịch vụ trực thuộc Bộ để tổ chức quản lý triển khai thực hiện dự án vào năm 1990.