ủy ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Về việc phê duyệt các chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2001-2005
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại tờ trình số 273/KHCNMT ngày 07/11/2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt nội dung: "Các chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2005" ban hành kèm theo quyết định này
.Điều 2: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh có trách nhiệm:
1- Chủ trì, cùng các Sở, ngành chức năng liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định các đề tài, dự án cụ thể để đưa nội dung của các chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm vào kế hoạch hàng năm.
2- Huy động các cán bộ khoa học công nghệ, các đơn vị nghiên cứu thuộc Trung ương và địa phương để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nói tại điều 1 của quyết định này, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
3- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình; định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tiến độ, hiệu quả triển khai ứng dụng trong quá trình thực hiện các chương trình Khoa học công nghệ đã được phê duyệt.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai, thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
(
Ban hành kèm theo quyết định số 143/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm đồng)
I- Mục tiêu chung
Nhiệm vụ của các chương trình khoa học và công nghệ địa phương là nghiên cứu các giải pháp để phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội lần thứ VII Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã đề ra và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 theo hướng CNH - HĐH và hội nhập kinh tế khu vực, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế. Mục tiêu chung của các chương trình này là:
1- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học vào phát triển nông- lâm nghiệp; Nghiên cứu phát triển chế biến, bảo quản nông lâm sản; phát triển công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan.
2- Đổi mới công nghệ, cải tiến và hiện đại hóa công nghệ ứng dụng trong các ngành kinh tế mũi nhọn; đổi mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm thuộc thế mạnh của địa phương nhằm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm này ở thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
3- Tiếp tục đẩy mạnh các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, khoa học quản lý, Công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với các ngành kinh tế động lực của tỉnh nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững.
II. Các chương trình Khoa học – Công nghệ
Nhiệm vụ nghiên cứu KHCN trong giai đoạn 2001 - 2005 được xây dựng thành các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm, có nội dung, mục tiêu cụ thể, phù hợp với chiến lược và qui hoạch KHCN dài hạn; nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Chương trình khoa học quản lý:
a- Mục tiêu:
Đề ra được các giải pháp giúp cho công tác cải cách hành chính, cải tiến cơ chế quản lý Nhà nước.
Đề xuất được các chính sách, chiến lược trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế động lực của địa phương.
Xây dựng và hoàn thiện các mô hình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người.
b- Nội dung chủ yếu:
Nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng dịch vụ - du lịch và sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh, sắp xếp các ngành nghề, tổ chức mô hình sản xuất hợp lý.
Nghiên cứu thị trường, các giải pháp thích nghi với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế, bao gồm nghiên cứu cơ chế khuyến khích thành lập, phương thức hoạt động cuả các Hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức để giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có vị trí, thế mạnh để cạnh tranh và phát triển ổn định.
Nghiên cứu cải tiến phương thức quản lý doanh nghiệp; xây dựng đề án, chương trình đẩy mạnh việc triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO- 9000); nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm hệ thống quản lý chất lượng trong công tác quản lý hành chính nhà nước, gắn liền với việc cải cách hành chính.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng tập quán tốt trong sinh hoạt, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc ít người.
Nghiên cứu cải cách các thủ tục hành chính, sắp xếp bộ máy tổ chức, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chương trình phát triển du lịch:
a- Mục tiêu:
Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực toàn cầu.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ và sản phẩm du lịch hiện có, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch phù hợp; khai thác các tiềm năng, đặc thù của tỉnh phục vụ du lịch gắn với việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Phát triển du lịch theo hướng phát huy bản sắc văn hoá dân gian và lễ hội truyền thống của địa phương; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong kinh doanh du lịch.
b- Nội dung chủ yếu:
Từ thực tiễn, nghiên cứu đề ra định hướng chiến lược và các giải pháp cụ thể để xây dựng ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Nghiên cứu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của Lâm Đồng. Phát huy các lợi thế về du lịch của Lâm Đồng trên các loại hình: du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch kết hợp với hội thảo - hội nghị, du lịch sinh thái - dã ngoại, du lịch kết hợp khảo sát, nghiên cứu khoa học tại các rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên của Lâm Đồng.
Nghiên cứu phát triển văn hoá du lịch mang bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa Lâm Đồng, có giải pháp cụ thể xây dựng một số buôn văn hoá; phục hồi và hoàn thiện các sinh hoạt lễ hội dân gian như lễ hội thác, lễ hội hoa, lễ hội truyền thống của các vùng đồng bào dân tộc ít người; nghiên cứu đặc trưng của văn hoá ẩm thực Đà Lạt.
Nghiên cứu xây dựng các giải pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường thiên nhiên, tôn tạo các danh thắng, các khu di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho hoạt động du lịch.
Nghiên cứu và đề ra các giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt đề ra các cơ chế chính sách phù hợp trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu; xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, thương mại; tổ chức tốt việc nghiên cứu và dự báo thị trường khách du lịch cũng như các yếu tố phát triển du lịch trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
3. Chương trình phát triển công nghiệp:
a- Mục tiêu:
Triển khai các giải pháp thích hợp nhằm phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản thế mạnh của tỉnh gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu; Chuự troùng coõng ngheọ cheỏ bieỏn caực saỷn phaồm cuỷa caõy coõng nghieọp daứi ngaứy nhử caứpheõ, cheứ, daõu taốm, ủieàu… góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ứ
ng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nhằm làm tăng giá trị chế biến và bảo quản rau, hoa, quả và các loại nông sản thực phẩm, gắn công nghiệp chế biến với dịch vụ - du lịch và xuất khẩu tại chỗ.Nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trong đó chú trọng vào những sản phẩm thế mạnh của địa phương để có được những sản phẩm có thương hiệu nổi bật, đặc thù của tỉnh Lâm Đồng được người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến.
Đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, để góp phần nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như chè, cà phê, tơ kén, các loại nông sản, thực phẩm; đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực.
Nghiên cứu được các giải pháp cụ thể để khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các cơ sở chế biến nhỏ ở nông thôn gắn với giải quyết việc làm.
b- Nội dung chủ yếu:
Nghiên cứu ứng dụng: các thành tựu khoa học trong chế biến các loại nông lâm sản, nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; chuyển giao qui trình công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, có chất lượng cao và đa dạng hóa các mặt hàng như chè, cà phê, tơ, hạt điều, rau quả... phục vụ xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.
Nghiên cứu ứng dụng để triển khai xây dựng mô hình chế biến các loại trái cây đặc sản, các loại thịt gia súc, gia cầm, chế biến sữa với công nghệ tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Nghiên cứu sản xuất các loại sứ kỹ thuật, các loại vật liệu xây dựng cao cấp và các sản phẩm khác từ nguồn khoáng sản của địa phương như cao lanh, bau xít, bentonit, điatomit, than bùn... phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.
Nghiên cứu các giải pháp khôi phục, phát triển loại hình thủ công mỹ nghệ để đa dạng hóa sản phẩm truyền thống của địa phương đồng thời nghiên cứu sản xuất các hàng lưu niệm đặc trưng của Lâm Đồng nhằm kích thích tiêu dùng của du khách và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Nghiên cứu đổi mới công nghệ cho các lĩnh vực công nghiệp phục vụ cho sản xuất và công nghiệp hóa nông thôn như cơ khí, giao thông, năng lượng, xây dựng...
4. Chương trình phát triển cây công nghiệp:
a- Mục tiêu:
Từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vào các vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh bằng các biện pháp về giống, kỹ thuật canh tác để có được năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhằm tạo được nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến hoặc sản phẩm ổn định cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phát triển được các giống mới (chè, cà phê, dâu tằm, điều...) có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế các giống thoái hóa; góp phần đến năm 2005 đưa bình quân năng suất lá dâu lên 9-10 tấn/ha, chè búp tươi đạt 8 tấn/ha, cà phê 2 -2,5 tấn/ha, điều đạt 1 tấn/ha.
b- Nội dung chủ yếu:
Khảo nghiệm, xác định các giống cây công nghiệp như chè, cà phê, dâu tằm, điều, cho năng suất - chất lượng cao để thay thế các giống đã bị thoái hoá.
Ứ
ng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nhằm cải tạo các vùng trồng cây chè, cà phê, điều... già cỗi. Xây dựng các mô hình thâm canh, trồng cây che bóng, cây chắn gió cho cà phê, chè; các mô hình tưới, chống xói mòn cho vùng cây công nghiệp.
Nghiên cứu đưa một thêm số giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái.
5. Chương trình phát triển rau, hoa, cây ăn trái và dược liệu:
a- Mục tiêu:
Xác định chủng loại, cơ cấu chủng loại, cơ cấu giống và quy trình công nghệ sản xuất một số loại rau hoa cao cấp, các loại cây ăn quả, cây dược liệu phù hợp cho các vùng sinh thái của tỉnh; hình thành được vùng sản xuất rau có chất lượng cao của cả nước.
Ứ
ng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học, kỹ thuật mới trong sản xuất và chế biến để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả, dược liệu phục vụ du lịch tại chỗ, nội tiêu và xuất khẩu. b- Nội dung chủ yếu:
Nghiên cứu, chọn lọc và đưa vào sản xuất các giống rau thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao cho vùng rau Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương.
Ứng dụng qui trình canh tác và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để xây dựng các vùng rau an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu phát triển các loại hoa cắt cành đặc biệt là địa lan, phong lan và một số loài hoa quý khác có ưu thế phát triển tại Lâm Đồng.
Chọn lọc và ứng dụng các giải pháp nhân nhanh giống mới về rau, hoa; ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất giống các loại rau, hoa và các loại cây trồng có giá trị. Nghiên cứu để sản xuất giống rau, hoa, cây lương thực cho trong tỉnh và các địa phương khác, từng bước sản xuất, xuất khẩu hạt giống, cây giống.
Nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ để tăng hiệu quả cho các sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả và dược liệu.
Ứ
ng dụng kỹ thuật nông nghiệp để cải tạo làm tăng hiệu quả kinh tế cho các vườn cây ăn quả, vườn tạp hiện có.Di thực, khảo nghiệm các cây dược liệu thích hợp với các tiểu vùng khí hậu Đà Lạt và các huyện; Xây dựng qui trình trồng, nhân giống và chế biến các cây dược liệu quý hiếm như sâm, atisô, nấm Linh Chi... nhằm tạo ra sản phẩm cao cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
6. Chương trình phát triển lâm nghiệp
a- Mục tiêu:
Xác định cơ cấu giống cây lâm nghiệp tối ưu cho từng vùng sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng nhằm cung ứng đủ nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến từ lâm sản.
Á
p dụng các giải pháp khoa học trong việc khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; phát triển được vốn rừng hiện có, tăng độ che phủ, tạo các vành đai rừng chắn gió, bảo vệ sinh thái, giữ và điều hoà nước trong khu vực. Bảo tồn và phát triển nguồn gen động vật, thực vật đặc hữu và quý hiếm, bảo tồn về đa dạng sinh học của rừng; đầu tư, bảo vệ rừng cảnh quan, rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ du lịch.
Xây dựng được các mô hình sản xuất theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, phối hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa lâm nghiệp và du lịch.
b- Nội dung chủ yếu:
Nghiên cứu các giống cây lâm nghiệp có giá trị để trồng rừng nguyên liệu có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho công nghiệp chế biến giấy, chế biến lâm sản.
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tối ưu cho lâm sinh để giữ vững và phát triển vốn rừng, khoanh nuôi tái sinh làm giàu và tăng độ che phủ rừng.
Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để khai thác tài nguyên rừng có hiệu quả hơn, giúp ngành kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển nguồn gen động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm; nghiên cứu giải pháp tối ưu để bảo vệ đối với rừng đặc dụng, rừng cảnh quan kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái.
Á
p dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây rừng, cây nông lâm kết hợp trong sản xuất nông lâm kết hợp, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hoá trồng rừng. 7. Chương trình phát triển chăn nuôi:
a- Mục tiêu:
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 15% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (vào năm 2005);
Phát triển đàn bò sữa và bò thịt cao sản gắn với công nghiệp chế biến sữa, thịt, da.
Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp nhằm tạo được các khu vực an toàn về dịch bệnh trong chăn nuôi nhằm ngăn chặn được các nạn đại dịch gia súc, gia cầm.
b- Nội dung chủ yếu:
Ứ
ng dụng kỹ thuật lai và thụ tinh nhân tạo nhằm cải tạo tầm vóc đàn bò vàng địa phương, khôi phục và phát triển đàn bò sữa.Chọn lọc các giống cỏ thích nghi để xây dựng đồng cỏ phục vụ chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Nghiên cứu và chọn lọc các giống thủy sản nước ngọt có giá trị để phát triển nuôi trồng thủy sản ở các sông, hồ, ao.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất con giống chất lượng cao nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.Á
p dụng các giải pháp khoa học trong phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.8. Chương trình điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường
a- Mục tiêu
Điều tra, khảo sát và xây dựng các phương án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên hiện có để phát triển kinh tế - xã hội gắn với cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường; hệ thống tài liệu, bản đồ về đánh giá, quy hoạch nguồn nước ngầm, nước mặt, đất đai phục vụ công tác quản lý và khai thác sử dụng, bảo vệ môi trường của các ngành, địa phương.
b- Nội dung chủ yếu:
Đánh giá và qui hoạch chi tiết tài nguyên đất đai, thủy văn, nước, khí hậu thích hợp để phát triển nông lâm nghiệp theo hướng bền vững.
Ứ
ng dụng công nghệ GIS, kỹ thuật viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch, quản lý, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, môi trường.Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt, nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.
Điều tra, đánh giá những biến động về môi trường các vùng thắng cảnh du lịch, các khu vực sản xuất công nghiệp, các khu đô thị nhằm đề xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện và bảo vệ môi trường.
9. Chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người
a- Mục tiêu:
Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thích ứng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nâng cao dân trí; xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống nông thôn và vùng đồng bào các dân tộc ít người trong tỉnh.
Dự kiến: mỗi năm sẽ triển khai xây dựng 1-2 mô hình cho các huyện; đến năm 2005 các huyện trong tỉnh đều xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho các vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.
b- Nội dung chủ yếu:
Chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái và điều kiện canh tác từng vùng để xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào dân tộc ít người nắm bắt các qui trình canh tác, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phòng trừ dịch bệnh.
Nhân rộng các mô hình có hiệu quả cho các vùng nông thôn và vùng các dân tộc ít người trong tỉnh.
10. Chương trình phát triển công nghệ thông tin
a- Mục tiêu:
Đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực; triển khai hệ thống tin học vào quản lý nhà nước ("chính phủ điện tử"), hình thành trang thương mại điện tử, thư viện điện tử và thông tin du lịch và một số dịch vụ điện tử khác trên mạng Intranet và Internet nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh;
Giúp người dân trong tỉnh có thể khai thác, sử dụng thông tin điện tử;
Công nghiệp phần mềm từng bước trở thành một ngành kinh tế của tỉnh.
b- Nội dung chủ yếu:
Tập trung nghiên cứu phát triển các dịch vụ điện tử, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng (giáo dục - đào tạo từ xa, chữa bệnh từ xa, thư viện điện tử,...).
Xây dựng các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, kết hợp công nghệ thông tin với công nghệ sinh học để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Nghiên cứu gắn chặt giữa đào tạo và công nghệ thông tin, xã hội hoá việc đào tạo về công nghệ thông tin và tìm giải pháp thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin.
Đẩy nhanh việc phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin, mạng Intranet địa phương, kết nối với Internet và đưa thông tin đi vào cuộc sống người dân; gắn công nghệ thông tin vào mục tiêu phát triển du lịch, thương mại.
Nghiên cứu triển khai các giải pháp để phát triển công nghiệp phần mềm;
Nghiên cứu và xây dựng giải pháp để nhanh chóng triển khai "Chính phủ điện tử" đến người dân tại Lâm Đồng; giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính của tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.
Đề xuất một số cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, người dân chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
11. Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
a- Mục tiêu:
Nâng cao dân trí, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có mục tiêu phát triển du lịch; đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.
Nâng cao đời sống văn hoá nhất là ở cơ sở; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trở thành động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị, xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chính sách xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xây dựng căn cứ khoa học giúp cho việc thực hiện các chính sách xã hội, chính sách về tôn giáo, dân tộc; thực thi chính sách đại đoàn kết dân tộc và dân chủ hóa đời sống xã hội.
b- Nội dung chủ yếu:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp thực hiện các chính sách xã hội (tôn giáo, dân tộc, dân số, phát triển...) nhằm ổn định mọi mặt đời sống xã hội.
Nghiên cứu các giải pháp giữ gìn phát huy các di sản văn hóa dân tộc bản địa Lâm Đồng (cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể) trong đó có việc sưu tập các công trình nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc tại Lâm Đồng;
Nghiên cứu phát triển tiềm năng văn hóa phục vụ việc nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh, vững chắc tiến độ phổ cập trung học cơ sở, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí.
Nghiên cứu các giải pháp xây dựng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề phục vụ cho CNH, HĐH; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc ít người.
Nghiên cứu cải tiến các tập quán dẫn đến đói nghèo của đồng bào các dân tộc ít người nhằm xây dựng nếp sống mới ổn định và phát triển.
Nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, đổi mới công tác vận động quần chúng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở địa phương.
III – Giải pháp thực hiện:
1. Về quản lý, tổ chức thực hiện:
Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh phân công các tiểu ban phụ trách các chương trình để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt;
Mỗi chương trình sẽ hình thành dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các dự án triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm (gọi tắt là đề tài, dự án). Các đề tài, dự án này có nội dụng, mục tiêu cụ thể,giải pháp triển khai thực hiện và ứng dụng. Một đề tài, dự án có thể được tổ chức thực hiện trong một năm hoặc nhiều năm;
Hằng năm căn cứ vào các chương trình KHCN trọng điểm đã được phê duyệt các Sở ngành, địa phương, đơn vị thuộc tỉnh xây dựng các danh mục cần nghiên cứu thuộc các Chương trình KHCN trọng điểm hoặc các đề tài độc lập (do có nhiệm vụ phát sinh) gửi Sở Khoa học, Công nghệ & Môi trường tổng hợp để trình Hội đồng KHCN tỉnh xem xét chọn lựa danh mục các đề tài, dự án cụ thể.
Đối với đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học quản lý, phát triển du lịch, xã hội nhân văn phải được thông qua Ban chỉ đạo khoa học xã hội nhân văn của tỉnh uỷ, trước khi trình Hội đồng KHCN tỉnh.
Trên cơ sở danh mục do Hội đồng KHCN tư vấn, UBND tỉnh sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch để triển khai các chương trình KHCN trọng điểm trong kế hoạch KHCNMT hàng năm.
Việc tổ chức tuyển chọn đơn vị, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thực hiện theo luật KHCN và các quy định hiện hành.
Sở KHCNMT có trách nhiệm quản lý việc tổ chức triển khai, thanh quyết toán kinh phí của các Chương trình, các đề tài KHCN theo đúng quy định về quy trình quản lý các đề tài KHCN của tỉnh và các quy định hiện hành có liên quan.
2- Kinh phí thực hiện:
Kinh phí đầu tư cho các chương trình KHCN trọng điểm tỉnh Lâm Đồng chủ yếu từ ngân sách của tỉnh, thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học được bố trí trong kế hoạch chi ngân sách của địa phương hàng năm, thực hiện theo quy định của luật Ngân sách và các quy định khác có liên quan .
Ngoài ra để thực hiện các mục tiêu, nội dung của các chương trình cần huy động thêm từ các nguồn khác:
Nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu do Nhà nước đầu tư;
Kinh phí hỗ trợ các đề tài, dự án cấp Nhà nước;
Vốn hợp tác quốc tế, vốn viện trợ;
Vốn tự có của các đơn vị;
Vốn vay (nếu cần thiết)./.