Thi hành quyết định số 378/HĐBT ngày 16-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước;
Để các doanh nghiệp Nhà nước có đủ vốn lưu động tối thiết cần thiết khi chuyển sang thực hiện cơ chế mới;
a) Điều kiện được cấp vốn lưu động.
Các doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập, có đầy đủ các điều kiện dưới đây được xem xét để cấp vốn lưu động:
1. Có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề.
3. Có kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
4. Có định mức vốn lưu động được cơ quan chủ quản cấp trên và sơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt.
Các đơn vị mới được thành lập sau khi có Nghị định số388/HĐBT của HĐBT ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước thì phải có quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định này.
Không cấp vốn lưu động cho các đơn vị do cơ quan hành chính sự nghiệp thành lập và hoạt động theo quyết định 268/CTngày 30-7-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Không cấp vốn lưu động cho các đơn vị thuộc diện phải xắp xếp lại sản xuất: phải giải thể hoặc sáp nhập, kinh doanh không hiệu quả không phải do thiếu vốn lưu động (trừ một số sản phẩm được Nhà nước cho phép).
Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động Nếu đủ điều kiện nói trên thì cũng được xem xét để cấp vốn.
b) Mức cấp vốn lưu động.
Các doanh nghiệp nhà nước có đủ các điều kiện nói trên được cấp vốn pháp định tối đa không quá 30% nhu cầu vốn lưu động được duyệt trong kế hoạch định mức vốn lưu động của doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động.
a) Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động phải tuỳ theo tình hình cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà có các biện pháp cụ thể tăng vòng quay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả:
Tổ chức sắp xếp sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian trong lưu thông, trong kinh doanh xuất nhập khẩu...để giải phóng vốn và tăng vòng quay vốn.
Trên cơ sở vốn được giao, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn theo Chỉ thị số 138/CT ngày 25-4-2991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 332/HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Xử lý số tài sản và vật tư ứ đọng để giải phóng vốn.
Thực hiện việc thanh toán thu hồi công nợ và xử ký các khoản nợ khê đọng...
b) Các doanh nghiệp Nhà nước phải căn cứ vào số vốn được giao, rà soát lại nhu cầu định mức vốn và các biện pháp xử lý dể báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cung cấp xét duyệt giải quyết vốn.
Trường hợp thiếu vốn lưu động pháp định thì Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương) Sở Tài chính (đối với các doanh nghiệp Nhà nước địa phương) cùng cơ quan chủ quản xem xét để giải quyết bổ xung bằng các nguồn sau đây:
Vốn do Nhà nước cấp để dự trữ vật tư ở doanh nghiệp, Nếu được Nhà nước cho phép đưa ra sử dụng thì sẽ được dùng làm bổ sung vốn.
Chênh lệch giá hoặc chênh lệch tỷ giá phải nộp ngân sách (Nếu có).
Tiền bán tài sản, vật tư ứ đọng không cần dùng thuộc diện phải nộp ngân sách nhà nước.
Phần vốn lưu động được điều hoà từ các doanh nghiệp khác. Uỷ ban nhân dân quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước và các Bộ, Sở chủ quản sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ, Sở Tài chính được quyền điều hoà vốn lưu động phần ngân sách cấp giữa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình.
Bộ Tài chính thực hiện điều hoà vốn lưu động của các doanh nghiệp Nhà nước, giữa các ngành và địa phương sau khi xin ý kiến và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng ý.
Nếu được bổ sung từ các nguồn vốn trên vẫn chưa bảo đảm đủ vốn lưu động pháp định thì doanh nghiệp cần điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với khả năng vốn.
Đối với các doanh nghiệp trọng điểm kinh doanh có hiệu quả sau khi đã bù đắp từ các nguồn vốn nói trên vẫn chưa đủ vốn lưu động pháp định thì có thể được giải quyết tiếp bằng các nguồn.
Phần thu nộp ngân sách vượt kế hoạch năm 1991, không bao gồm các khoản thếu phải nộptheo luật và pháp lệnh đã định.
Các khoản nợ ngân sách khác (không được tính các khoản thuế phải nộp theo luật, pháp lệnh) đang tồn đọng như:các khoản nộp về thu hồi vốn v.v...
Cấp thẳng từ ngân sách đối với những trường hợp cá biệt nếu những biện pháp trên không có khả năng thực hiện.
Những nguồn vốn bổ sung nói trên đều được coi là vốn ngân sách của Nhad nước, và được Bộ tài chính thực hiện các thủ tục cấp phát tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
c) Đối với các tổng công ty được nhà nước giao nhiệm vụ bảo đảm xuất nhập khẩu những hàng hoá vật tư thiết yếu theo kế hoạch Nhà nước đến nay chưa được cấp vốn lưu động và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn hàng hoá vật tư nhập siêu của nước ngoài thì Bộ tài chính cùng với Bộ chủ quản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét phương án giải quyết vốn lưu động cho các tổng công ty này gắn liền với việc sắp xếp lại kinh doanh và thanh toán công nợ dây dưa trên những nguyên tắc đã quy định ở điểm 2 mục "a" và "b" nói trên. Nếu không xử lý được thì trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho từng trường hợp.
3. Ngoài vốn lưu động pháp định cấp, các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả các đơn vị mới thành lập và các đơn vị cũ đang hoạt động) được huy động để bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động từ các nguồn khác như vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các đơn vị trong và ngoài nước, các tầng lớp dân cư...theo luật pháp quy định.
4. Điều khoản thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Các văn bản hướng dẫn của các Bộ và địa phương trái với thông tư này đều không có hiệu lực thi hành./.