NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 60/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việcban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ, Trưởng ban Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Banhành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
Quychế này được thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước theo Điều 1, Điều 2 của LuậtDoanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trướcđây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghịđịnh này.
Hộiđồng quản trị, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghịđịnh này./.
QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày13/02/1999 của Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích:
1.Cụ thể hóa phương châm ''dân biết, dân làm, dân kiểm tra'', phát huy quyền dânchủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, pháthuy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn vàphát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng,chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.Tạo động lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp nhà nước bền vững trên cơ sởgắn bó chặt chẽ trách nhiệm giữa Giám đốc và công nhân, viên chức trong chăm lođẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cảithiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động; phân định rõ ràng vềquyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Giám đốc và công nhân, viênchức đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môitrường thuận lợi để tăng cường đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình,kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Giám đốc và công nhân, viên chức cũng nhưtrong nội bộ công nhân, viên chức, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau; bảođảm hài hòa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của Giám đốc và của ngườilao động tương ứng với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 2. Thựchiện dân chủ ở doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướccủa các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, thựchiện phân công, phân cấp cụ thể trong doanh nghiệp, khuyến khích và tạo môi trườngthuận lợi cho hoạt động quản lý của Giám đốc được chủ động, sáng tạo phù hợpvới yêu cầu của cơ chế thị trường; nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp,quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các nộiquy, quy chế của công nhân, viên chức và của cán bộ quản lý doanh nghiệp; thựchiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việcthực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, đồng thời gìn giữ bí mật sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 3. Ngườisử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ phảithực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ướclao động đã ký kết, chấp hành đúng các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thựchiện đầy đủ quyền dân chủ, giữ gìn kỷ luật, đấu tranh chống các biểu hiện thamnhũng, lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ; nỗ lực vì sự phát triển củadoanh nghiệp khi thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn trong kinh doanh.
Điều 4. Tăngcường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở doanh nghiệp nhà nước đối với toàn thể ngườilao động, đối với Hội đồng quản trị (ở những doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quảntrị), Giám đốc, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trongthực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm pháttriển doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả và xây dựng Đảng ngày càngvững mạnh.
Chương II
NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 5. Nhữngviệc Hội đồng quản trị, Giám đốc phải công khai ở doanh nghiệp nhà nước baogồm:
1.Phương hướng, nhiệm vụ chung về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh dàihạn, trung hạn và từng năm của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, yếukém; đặc biệt là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phân xưởng, tổ (đội)sản xuất, phòng ban trực thuộc doanh nghiệp; những chủ trương lớn về thay đổiphương thức quản lý doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp.
2.Những chế độ, chính sách chủ yếu của nhà nước và những quy định vận dụng củadoanh nghiệp có liên quan trực tiếp đối với người lao động ở doanh nghiệp vềsắp xếp lại lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, đào tạo và đào tạo lại; tiền lươngvà thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở; phân phối lợi nhuận vàtrích lập các quỹ của doanh nghiệp; kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, sắp xếplại lao động; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
3.Nội quy của doanh nghiệp, các quy chế của doanh nghiệp về tuyển dụng, cho thôiviệc; về thời gian làm việc, làm thêm giờ, nghỉ ngơi được hưởng lương, không đượchưởng lương; về các định mức chi phí; về trả lương, trả thưởng, hiếu hỷ; về đềbạt cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; khen thưởng, kỷ luậtvà trách nhiệm vật chất; về bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanhvà uy tín của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật; về quy trình vậnhành máy móc, thiết bị tại nơi làm việc; về sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu;về thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc;về phòng hỏa; phòng chống các vi phạm pháp luật.
4.Công khai tài chính về:
Kếtquả kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
Tìnhhình vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình công nợ tới hạn vàquá hạn và nguyên nhân; những khó khăn và biện pháp huy động vốn, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn.
Cáckhoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác như:các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; thu từ hoạt động muabán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; thu từ cho thuê, khoán tài sản; thu chênhlệch giá trị bán tài sản thanh lý; thu từ phần trợ giá của nhà nước; thu từhoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, tiền chovay.
Đầutư phát triển, chi cho đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ người lao động.
Quyđịnh và thực hiện các khoản chi của doanh nghiệp cho hoạt động quản lý, tiếpkhách, hội họp, giao dịch và chi hoa hồng môi giới; các khoản phạt doanh nghiệpphải nộp.
Thựchiện nghĩa vụ nộp thuế, các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước: bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Lỗ,lãi và nguyên nhân khách quan, chủ quan; biện pháp để tăng lãi, giảm lỗ.
Cáckhoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động.
Tríchlập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế: quỹ đầu tư pháttriển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng. Chi cho mục đích nhân đạo, xã hội.
Cáckhoản thu chi khác.
5.Tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phân cấp đề bạt cán bộ từ tổ, đội sản xuất trởlên.
6.Kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và kết quả giải quyết các đơn thưkhiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7.Nghị quyết Đại hội của tổ chức cơ sở Đảng và cấp ủy có liên quan đến sản xuất,kinh doanh theo quyết định của cấp ủy Đảng doanh nghiệp; Nghị quyết của tổ chứcCông đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp.
Điều 6. Căncứ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, Hội đồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận vớiBan Chấp hành Công đoàn quy định và công bố rõ trong toàn doanh nghiệp nhữngnội dung nào trong Điều 5 cần định kỳ thông báo cho hội nghị cán bộ chủ chốt(Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng, Phó phòng (ban), phân xưởng); những nội dung nàocần thông báo đến các phòng (ban); đến phân xưởng, tổ (đội) sản xuất và đến mọingười lao động. Bên cạnh quy định quyền nhận thông tin đối với từng đối tượngtrong doanh nghiệp, phải quy định rõ trách nhiệm bảo vệ bí mật sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp, nhất là về công nghệ sản xuất, giá thành sản phẩm phùhợp với các quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề thuộc bí mật nhà nước,bí mật quốc phòng - an ninh, việc phổ biến phải theo đúng pháp luật về bảo vệbí mật nhà nước.
Cácđối tượng được tiếp nhận thông tin có quyền chất vấn Hội đồng quản trị, Giámđốc về các nội dung đã công khai quy định tại Điều 5 Quy chế này; Hội đồng quảntrị, Giám đốc có trách nhiệm giải thích và làm sáng tỏ những thắc mắc, chất vấncủa các tổ chức và người lao động trong doanh nghiệp và phải hoàn toàn chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin đã công khai;có trách nhiệm thông báo về việc tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng của các tổchức và người lao động về những việc phải công khai ở doanh nghiệp.
Điều 7. Hộiđồng quản trị, Giám đốc phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, bảo đảm thôngtin thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng những nội dung phải công khai ở doanhnghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp.
1.Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sảnxuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.
2.Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.
3.Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp, hoặc ở phân xưởng, tổ (đội) sản xuất,phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.
4.Thông báo tại các cuộc họp của Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xãhội khác trong doanh nghiệp.
5.Thông báo bằng văn bản hoặc các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng tổ (đội) sảnxuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuậnlợi trong doanh nghiệp.
6.Thông báo qua hệ thống tuyền thanh trong doanh nghiệp.
Chương III
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Nhữngviệc người lao động tham gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, Giám đốc doanhnghiệp quyết định bao gồm:
1.Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung, dài hạn và hàng nămcủa doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phòng(ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất; đánh giá tình hình hoạt động của doanhnghiệp và của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
2.Các biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tiến cơ cấu sản phẩm, tăngkhả năng cạnh tranh, sắp xếp lại sản xuất, thực hiện cổ phần hóa.
3.Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế theo quy định ở khoản 3,Điều 5 Quy chế này.
4.Các biện pháp về: đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường; cải tiến tổ chứclao động, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp lại lao độngvà đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động; chú ý những biệnpháp có liên quan trực tiếp đến phân xưởng, tổ (đội), phòng (ban) nơi người laođộng làm việc.
5.Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể để ký kết giữa Giám đốc và Chủtịch công đoàn hoặc đại diện công đoàn, gồm: những cam kết về việc làm và bảođảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, địnhmức kinh tế - kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội.
6.Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động để ký kết giữa người lao động với Giámđốc hoặc đại diện của Giám đốc doanh nghiệp gồm: công việc phải làm, thời gianlàm việc, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương,điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế đối với người lao động.
7.Chủ trương chung về huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ vớiđịa phương, trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, quy chế tiếpkhách, hội họp, giao dịch, hoa hồng môi giới; nội dung chương trình hoạt độnghỗ trợ địa phương và từ thiện nhân đạo.
Điều 9. Nhữngviệc người lao động tham gia ý kiến để các cơ quan quản lý cấp trên, tổ chứcĐảng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định, hoặc xem xét, xửlý bao gồm:
1.Giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tín nhiệm là Giám đốc, Phó Giám đốc, kếtoán trưởng; bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm về các mặt điều hành, khả năng tập hợp,phát huy dân chủ, công tâm, phẩm chất đạo đức của các chức danh Chủ tịch Hộiđồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước Hội đồng quản trị), Giám đốc vàPhó Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. Giới thiệu đại biểu của tổ chứccông đoàn đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm tham gia Hội đồng quản trị và Ban Kiểmsoát (ở những nơi có Hội đồng quản trị) để các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxem xét, bổ nhiệm.
2.Xây dựng chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban Thanh tranhân dân.
3.Tổ chức và nội dung của Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp từ tổ (đội)sản xuất theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn laođộng Việt Nam.
4.Xây dựng Nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở và cấp ủy về những vấn đề có liênquan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5.Nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh.
Điều 10. Căncứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, Hộiđồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn công bố rõ trongtoàn doanh nghiệp những vấn đề nào cần có sự tham gia ý kiến của toàn thể côngnhân, viên chức, của phòng (ban), của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, hoặc củamột số chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp.
Hộiđồng quản trị, Giám đốc, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp có trách nhiệmthông báo tiếp thu ý kiến tham gia của người lao động. Những nội dung người laođộng tham gia quy định ở Điều 8 và Điều 9 mà không được chấp nhận, thì ngườilao động vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Giám đốc (đối với nhữngnội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7 của Điều 8) và của cơ quan quảnlý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp (đối với những nội dungquy định tại Điều 9).
Điều 11.Những hình thức chủ yếu để người lao động tham gia ý kiến bao gồm:
1.Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, phòng (ban), tổ (đội) sản xuất.
2.Hội nghị chuyên môn do Giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng (ban), phân xưởng,tổ (đội) sản xuất triệu tập.
3.Thông qua tổ chức thảo luận, thương lượng về nội dung thỏa ước lao động tập thểvà hợp đồng lao động.
4.Thông qua việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5.Cấp ủy Đảng cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến của côngnhân, viên chức.
6.Tiếp xúc trực tiếp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc và công nhân,viên chức theo lịch hoặc yêu cầu đột xuất.
7.Đặt hòm thư góp ý kiến ở những địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.
Chương IV
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH
Điều 12. Nhữngviệc người lao động quyết định bao gồm:
1.Biểu quyết thông qua thỏa ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa đổi để Chủtịch Công đoàn hoặc người đại diện công đoàn và Giám đốc ký kết.
2.Ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc đại diện Giám đốc; đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
3.Thảo luận và biểu quyết Đại hội công nhân, viên chức thông qua các Quy chế vàcác chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi vànghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của nhà nước và tình hìnhthực tế của doanh nghiệp; chú trọng quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
4.Bầu Ban Thanh tra nhân dân tại Đại hội công nhân, viên chức.
Điều 13. Ngườilao động quyết định những việc quy định tại Điều 12 Quy chế này thông qua:
1.Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu).
2.Hội nghị toàn doanh nghiệp hoặc phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
3.Tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.
Chương V
QUYỀN GIÁM SÁT, KIỂM TRA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 14. Ngườilao động có quyền giám sát, kiểm tra về tất cả những nội dung đã được công khaiở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Quy chế này và tự giám sát, kiểm tra,giáo dục lẫn nhau trong thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của người lao động; trongđó đặc biệt chú ý thực hiện quyền giám sát, kiểm tra về:
1.Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức.
3.Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
4.Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
5.Thực hiện hợp đồng lao động.
6.Thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩavụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội. Đặc biệt việc sử dụng các loạiquỹ sau thuế nhất là quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
7.Kết quả việc giải quyết các tranh chấp lao động.
8.Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 15. Việcthực hiện quyền giám sát, kiểm tra của người lao động ở doanh nghiệp thông quacác phương thức và tổ chức chủ yếu là:
1.Thông qua Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, các cuộc họp của cácphòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
2.Thông qua sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng và sự tham gia quảnlý của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp.
3.Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
4.Thông qua hoạt động kiểm toán theo quy định của nhà nước.
5.Thông qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo quy địnhcủa pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. CácTổng công ty nhà nước vận dụng Quy chế này để xây dựng quy chế cụ thể phù hợpvới Tổng công ty.
Cácdoanh nghiệp nhà nước căn cứ vào Quy chế này, xây dựng các nội quy, Quy chế củadoanh nghiệp, cụ thể đến từng phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
Điều 17.Hội đồng quản trị, Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtrong doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ và động viên, khen thưởng kịp thờinhững người đấu tranh chống tiêu cực; ngăn chặn, xử lý những biểu hiện trù dập,ngăn cản đấu tranh chống tiêu cực và những hành động lợi dụng dân chủ, gây mấtđoàn kết, làm rối nội bộ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp.
Ngườinào vi phạm quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.
Điều 18. Dướisự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệpcó trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với tổ chức công đoàn trong doanhnghiệp thực hiện Quy chế này.
Điều 19. Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai và định kỳ 6 tháng báo cáoChính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 20. TrưởngBan Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương có trách nhiệm theo dõi, tổng hợpvà định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này./.