QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành "Quy chế tuyển sinh vào trườngTrung học cơ sở và Trung học phổ thông"
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 /3/1993 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế tuyển sinh vào trườngTrung học cơ sở và Trung học phổ thông".
Điều 2:
1.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2."Quy chế tạm thời về xét tuyển học sinh vào trường Phổ thông trunghoc, Trung học chuyên ban" ban hành theo Quyết định số3480/1997/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/11/1997; "Quy chế tuyển sinh vào trườngPhổ thông Trung học " ban hành theo Quyết định số 216/QĐ, ngày 27/2/1986của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (cũ) và các quy định trước đây trái với Quyết địnhnày đều bãi bỏ.
Điều 3:Các Ông (Bà) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương,ChánhVăn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan,Hiệu trưởng trường Đại học có khối lớp phổ thông chuyên và Giám đốc các Sở Giáodục - Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/1999/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I: NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: Tuyển sinh vào lớp đầu cấp(lớp 6 Trung học cơ sở và lớp 10 Trung học phổ thông) nhằm lựa chọn những họcsinh có đủ phẩm chất và năng lực tiếp nhận nội dung và chương trình của cấp học.
Điều 2: Căn cứ tuyển sinh bao gồm:
1. Kết quả thi tốt nghiệp cấp học dưới liền kềvà kết quả thi tuyển (nếu có);
2. Thành tích cá nhân đạt được trong các kỳ thihọc sinh giỏi bộ môn, trong các cuộc thi về thể dục - thể thao, văn nghệ, hát,vẽ, viết thư quốc tế trong năm học lớp cuối cấp học dưới liền kề;
3. Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển chọnđối với học sinh là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh; con của ngườiđược hưởng chính sách như thương binh; học sinh có cha (hoặc mẹ) là người dântộc thiểu số Việt Nam; học sinh cư trú và học tập tại khu vực vùng cao, vùngsâu, biên giới, hải đảo, khu kinh tế mới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Điều 3: Hình thức tuyển sinh bao gồm:thi tuyển và xét tuyển.
Điều 4: Phải đảm bảo trungthực, công bằng trong tuyển sinh.
Điều 5: Trách nhiệm của các cấp,các cơ quan trong công tác tuyển sinh:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm banhành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển sinh.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) chịu trách nhiệm:
Chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo thực hiện tuyểnsinh đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục - Đào tạo và căn cứvào thực tế địa phương quyết định chọn phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xéttuyển, vừa xét tuyển vừa thi tuyển) cho phù hợp.
Chỉ đạo các ngành, các cấp của địa phương tạođiều kiện và phối hợp cùng ngành giáo dục- đào tạo thực hiện tốt công tác tuyểnsinh.
3. Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chịu tráchnhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân Tỉnh về toàn bộ công táctuyển sinh của địa phương mình.
4. Hiệu trưởng trường Đại học có khối lớp phổthông chuyên (sau đây gọi tắt là trường Đại học) chịu trách nhiệm trước Bộ Giáodục và Đào tạo về toàn bộ công tác tuyển sinh vào khối lớp phổ thông chuyêntheo các quy định trong Quy chế.
5. Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở và Trunghọc phổ thông chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xét trúng tuyển học sinh vàotrường mình.
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Điều 6: Muốn được dự tuyển, học sinhphải có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện sau:
1. Vào lớp 6 Trung học cơ sở:
Có Bằng tốt nghiệp tiểu học;
Từ 11 đến 13 tuổi (tính từ năm sinh đến năm dựtuyển).
2. Vào lớp 10 Trung học phổ thông:
Có Bằng Tốt nghiệp Trung học cơ sở;
Từ 15 đến 17 tuổi (tính từ năm sinh đến năm dựtuyển).
3. Học sinh gái, học sinh là người Việt Nam họctập ở nước ngoài mới về nước được gia hạn thêm 1 tuổi; học sinh là người dântộc thiểu số Việt Nam, học sinh là người Kinh học tập và cư trú ở miền núi,vùng sâu, biên giới, hải đảo được gia hạn thêm 2 tuổi.
Học sinh có nhiều tiêu chuẩn gia hạn tuổi được hưởngtheo mức gia hạn tuổi cao nhất đã quy định.
4. Học sinh đăng ký dự tuyển vào trường ngoàicông lập được gia hạn thêm 2 tuổi so với quy định tại các Khoản 1,2,3 của Điềunày.
5. Học sinh được cấp có thẩm quyền cho phép họctrước tuổi hoặc học vượt lớp thì tuổi vào trường được giảm theo số năm đượcphép học trước tuổi hoặc học vượt lớp.
6. Học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trườngTrung học phổ thông chuyên, phải có thêm điều kiện:
a. Môn đăng ký vào lớp chuyên phải có điểm trungbình cả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên.
b. Xếp loại tốt nghiệp Trung học cơ sở loạikhá trở lên.
Khi cần thiết, Sở Giáo dục - Đào tạo (hoặc trườngĐại học) có thể quy định mức độ cụ thể cao hơn và thông báo trước trong thể lệtuyển sinh.
Điều 7: Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
1. Đơn xin dự tuyển (theo mẫu thông nhất do SởGiáo dục - Đào tạo quy định)
2. Học bạ chính của bậc Tiểu học nếu vào lớp 6Trung học cơ sở; học bạ chính của cấp Trung học cơ sở nếu vào lớp 10 Trung họcphổ thông.
3. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
4. Bằng tốt nghiệp tiểu học (nếu dự tuyển vàolớp 6) hoặc bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở (nếu dự tuyển vào lớp 10). Trườnghợp chưa được cấp bằng phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) do PhòngGiáo dục - Đào tạo cấp. Khi được vào học chính thức, phải tiếp tục hoàn chỉnhhồ sơ.
5. Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ ưutiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền từ cấp quận, huyện (hoặc tương đương)trở lên cấp.
6. Các giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độđược cộng điểm khuyến khích (nếu có).
7. Học sinh năm trước chưa trúng tuyển, cần nộpthêm:
Giấy nhận xét của Uỷ ban nhân dân xã (hoặc phường):Không trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân.
Chứng nhận của trường cũ: không trong thời gianchịu kỷ luật cấm thi.
Việc thu nhận và quản lý hồ sơ tuyển sinh thựchiện theo quy định của Sở Giáo dục - Đào tạo.
CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH
Điều 8: Học sinh được hưởng chế độ ưutiên bằng hình thức cộng thêm điểm bao gồm:
1. Cộng thêm 3 điểm: Có cha (hoặc mẹ) là liệt sĩ,là thương binh nặng hoặc bệnh binh nặng (có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên).
2. Cộng thêm 2 điểm:
Có cha (hoặc mẹ) là thương binh, bệnh binh hoặcngười hưởng chính sách như thương binh các hạng còn lại.
Có cha (hoặc mẹ) là người dân tộc thiểu số ViệtNam và bản thân đang cư trú và học tập tại vùng cao (theo quy định của Uỷ banDân tộc và Miền núi Trung ương), vùng sâu, biên giới, hải đảo, khu kinh tế mới(do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định).
3. Cộng thêm 1 điểm:
Có cha (hoặc mẹ) là Anh hùng lao động, Anh hùnglực lượng vũ trang.
Có cha (hoặc mẹ) là người dân tộc thiểu số ViệtNam và bản thân đang cư trú và học tập ngoài khu vực quy định tại Khoản 2 củaĐiều này.
Người Kinh cư trú và học tập ở khu vực quy địnhtại Khoản 2 của Điều này.
Học sinh có nhiều tiêu chuẩn cộng thêm điểm quyđịnh tại Điều này chỉ được hưởng theo một tiêu chuẩn cao nhất.
Điều 9: Học sinh được khuyến khíchbằng hình thức cộng điểm trong các trường hợp sau:
1. Đạt giải cấp Tỉnh trong kỳ thi chọn học sinhgiỏi bộ môn lớp cuối cấp hoặc đạt giải cá nhân từ cấp Tỉnh trở lên về thể dục,thể thao, văn nghệ, hát, vẽ, viết thư quốc tế trong năm học lớp cuối cấp:
Giải Quốc gia trở lên hoặc Giải nhất cấp Tỉnh:Cộng thêm 2 điểm;
Giải nhì cấp Tỉnh: Cộng thêm 1,5 điểm;
Giải ba cấp Tỉnh: Cộng thêm 1 điểm.
2. Học sinh thi tốt nghiệp cấp học dưới được xếploại giỏi và khá được cộng điểm khuyến khích:
Loại giỏi: Được cộng thêm 2 điểm;
Loại khá: Được cộng thêm 1 điểm.
Học sinh có nhiều tiêu chuẩn cộng thêm điểm quyđịnh tại Điều này được cộng các điểm khuyến khích (không vượt quá 4 điểm) vàotổng điểm xét trúng tuyển.
Điều 10: Chế độ ưu tiên, khuyếnkhích nêu tại Điều 8, 9 không áp dụng cho việc tuyển sinh vào lớp 10 Trung họcphổ thông chuyên.
Đối với việc tuyển sinh vào các lớp tiếng Pháptăng cường, tiếng Anh tăng cường, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
Ngoài chế độ ưu tiên, khuyến khích đã quy địnhtại Quy chế này, địa phương không được nêu thêm các tiêu chuẩn ưu tiên, khuyếnkhích khác.
CHƯƠNG IV: THI TUYỂN
Điều 11: Thi tuyển là một trong haiphương thức được phép lựa chọn để tuyển sinh vào các trường Trung học phổ thôngvà là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào trường Trung học phổ thông chuyên.
Điều 12: Trong kỳ thi tuyển, họcsinh làm bài thi viết các môn:
1. Thi vào lớp 10 trường Trung học phổ thôngkhông chuyên:
Môn Văn - Tiếng Việt: 150 phút, không kể thờigian giao đề.
Môn Toán: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
2. Thi vào lớp 10 trường Trung học phổ thôngchuyên: Ngoài hai môn Văn - Tiếng Việt và Toán, học sinh phải thi thêm môn thứba là môn chuyên hoặc môn ngoại ngữ; Thời gian làm bài từng môn: 150phút, không kể thời gian giao đề.Trong ba môn thi, tuỳ theo hệ chuyên có mộtmôn được tính hệ số 2 khi xét tuyển. Việc lựa chọn môn thứ 3 và môn có hệ số 2do Sở Giáo dục - Đào tạo hoặc trường Đại học quy định.
3. Chương trình thi là chương trình toàn cấpTrung học cơ sở, chủ yếu ở lớp 9. Số điểm mỗi bài thi như quy định trong kỳ thitốt nghiệp Trung học cơ sở.
Điều 13: Sở Giáo dục - Đào tạo chịutrách nhiệm ra đề thi cho các hội đồng thi tuyển của địa phương. Nếu phải thitrong nhiều ngày thì các đề thi phải có mức độ tương đương. Việc làm đề thi vàhướng dẫn chấm thi tuyển (chính thức và dự bị) phải đảm bảo đúng chương trình,đúng quy trình, bí mật và an toàn như quy định làm đề thi tốt nghiệp.
Đề thi tuyển học sinh vào lớp 10 Trung học phổthông chuyên thuộc trường Đại học do ban làm đề thi được thành lập theo quyếtđịnh của Hiệu trưởng trường Đại học thực hiện và theo quy định như làm đề tuyểnsinh vào trường Đại học.
Điều 14: Việc quy định ngày thituyển, cách tổ chức các hội đồng coi thi, chấm thi, phương thức điều chuyểngiám thị, giám khảo, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường ở địa phương v.v... doSở Giáo dục - Đào tạo dự kiến, lập thành phương án, kế hoạch trình Uỷ ban nhândân Tỉnh phê duyệt và thông báo chậm nhất là 2 tháng trước ngày thi.
Điều 15: Việc quy định ngày thituyển, địa bàn và thể lệ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông chuyên thuộctrường Đại học do Hiệu trưởng trường Đại học dự kiến, báo cáo Bộ Giáo dục vàĐào tạo, thông báo đến các Sở Giáo dục - Đào tạo và trên các phương tiện thôngtin đại chúng chậm nhất 2 tháng trước ngày thi.
Việc tổ chức hội đồng coi thi, chấm thi và xéttrúng tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông chuyên thuộc trường Đại học do Hiệutrưởng trường Đại học quy định và điều động như quy định tuyển sinh Đại học.
Điều 16:
1. Học sinh được công nhận trúng tuyển vào trườngTrung học phổ thông không chuyên là những học sinh không vi phạm quy chếthi, có đủ các bài thi, không có bài thi nào đạt điểm dưới 2 và đạt điểmchuẩn trúng tuyển quy định cho từng trường.
2. Điểm xét trúng tuyển vào trường Trung học phổthông không chuyên đối với mỗi học sinh là tổng của:
Điểm các bài thi tuyển.
Các điểm ưu tiên, khuyến khích cộng thêm quyđịnh tại Điều 8 và 9.
3. Điểm chuẩn trúng tuyển là tổng điểmthấp nhất mà trường được phép thu nhận học sinh theo số lượng chỉ tiêu trường đượcphân bổ.
Điều 17:
1. Học sinh được công nhận trúng tuyển vào trườngTrung học phổ thông chuyên hoặc khối chuyên của trường Đại học là những họcsinh không vi phạm quy chế thi, có đủ các bài thi, không có bài thi nào đạtđiểm dưới 2 và đạt điểm chuẩn trúng tuyển quy định cho trường chuyênhoặc khối chuyên.
2. Điểm xét trúng tuyển vào trường Trung học phổthông chuyên là tổng của các điểm thi tuyển (môn thi có hệ số thì nhânvới hệ số trước khi tính tổng).
3. Điểm chuẩn trúng tuyển là tổng điểmthấp nhất mà trường được phép thu nhận học sinh vào lớp chuyên theo số lượngchỉ tiêu được phân bổ.
Điều 18: Nguyên tắc tuyển chọn baogồm:
1. Điểm cao xếp trước, điểm thấp xếp sau;
2. Điểm ngang nhau: xếp theo thứ tự hạnh kiểm (tốt,khá, trung bình);
3. Các điều kiện 1 và 2 ngang nhau: diện ưu tiênxếp trước.
Điều 19: Danh sách học sinh trúngtuyển được cấp có thẩm quyền xét duyệt mới được công bố chính thức:
Sở Giáo dục - Đào tạo xét duyệt danh sách họcsinh trúng tuyển vào các trường Trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Trung học phổ thông)xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào Trung học phổ thông chuyên thuộccác trường Đại học.
Điều 20: Điểm bài thi tuyển, danhsách học sinh trúng tuyển phải niêm yết công khai tại trường Trung học phổthông nơi học sinh đăng ký dự tuyển. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày công bốdanh sách trúng tuyển, nhà trường trả lại hồ sơ cho học sinh không trúng tuyển.
Điều 21: Việc giải quyết khiếu nạitrong kỳ thi tuyển thực hiện như quy định trong kỳ thi tốt nghiệp.
CHƯƠNG V: XÉT TUYỂN
Điều 22: Xét tuyển là hình thức sửdụng kết quả học tập và thi tốt nghiệp ở cấp học dưới liền kề làm căn cứ chủyếu lựa chọn học sinh trúng tuyển;
Điều 23: Căn cứ xét tuyển học sinhvào lớp 6 Trung học cơ sở bao gồm:
1. Tổng điểm thi tốt nghiệp hai môn Tiếng Việtvà Toán (học sinh diện miễn thi tốt nghiệp lấy điểm trung bình cả năm các bộmôn đó)
2. Điểm ưu tiên, khuyến khích nêu tại Điều 8 và9 (nếu có).
Điểm xét tuyển là tổng của các loạiđiểm nêu trên.
Điều 24: Căn cứ xét tuyển học sinhvào lớp 10 Trung học phổ thông không chuyên bao gồm:
1. Tổng điểm thi tốt nghiệp (học sinh diện đặccách tốt nghiệp lấy điểm trung bình cả năm của bộ môn thay điểm thi). Môn Văn -Tiếng Việt và môn Toán được nhân với hệ số 2.
2. Điểm ưu tiên, khuyến khích nêu tại Điều 8, 9 (nếucó).
Điểm xét tuyển là tổng của các loạiđiểm nêu trên.
Điều 25: Học sinh chưa trúng tuyểnvào lớp 10 năm học trước (học sinh cũ), muốn dự tuyển phải đăng ký với Sở Giáodục - Đào tạo 2 tháng trước ngày thi tốt nghiệp Trung học cơ sở và chỉ phải dựthi 2 môn Văn - Tiếng Việt và Toán của kỳ thi đó.
Căn cứ xét tuyển học sinh này dựa trên tổng điểmcác bài thi Văn - Tiếng Việt và Toán cùng các điểm ưu tiên, khuyến khích cộngthêm (nếu có).
Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể trong văn bản riêng.
Điều 26: Việc xét tuyển học sinh thựchiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 18.
Điều 27: Mỗi trường Trung học cơ sở (hoặcTrung học phổ thông) lập một Hội đồng xét tuyển học sinh vào lớp 6 (hoặc lớp 10)(gọi tắt là Hội đồng tuyển sinh) gồm Hiệu trưởng làm Chủ tịch, các phó hiệu trưởnglàm phó chủ tịch, một số tổ trưởng bộ môn và thư ký hội đồng giáo dục nhà trườnglàm uỷ viên.
Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm căn cứ vàohồ sơ học sinh đăng ký dự tuyển và các quy định về việc xét tuyển học sinh để:
1. Lập danh sách học sinh theo thứ tự điểm xéttuyển và các nguyên tắc nêu tại Điều 18 đến hết chỉ tiêu tuyển sinh.
2. Trên cơ sở danh sách học sinh đã được cấp cóthẩm quyền xét duyệt, thông báo công khai danh sách học sinh trúng tuyển.
Điều 28: Sở Giáo dục -Đào tạo lập phươngán, kế hoạch xét tuyển gồm các nội dung: thời gian xét tuyển, địa bàn vàchỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường, số lượng trường học sinh được phép đăng kýdự tuyển, nguyên tắc điều hoà học sinh giữa các trường trong khu vực, phân cấpxét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào lớp 6 Trung học cơ sở và lớp 10Trung học phổ thông... trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt và thông báo chậmnhất 2 tháng trước ngày tổ chức xét tuyển.
CHƯƠNG VI: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 29: Việc khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, giáo viên, nhân viên và thí sinh trong kỳ thi tuyển và xét tuyển họcsinh vào lớp 6 Trung học cơ sở và lớp 10 Trung học phổ thông thực hiện theo cácquy định trong Quy chế thi tốt nghiệp.
Điều 30: Trong thời hạn 10 ngày kể từkhi hoàn tất tuyển sinh, Trường Đại học có tuyển học sinh Trung học phổ thôngchuyên phải nộp Danh sách học sinh trúng tuyển cùng đề thi và hướng dẫnchấm thi tuyển kèm theo để Bộ duyệt y.
Điều 31: Chậm nhất vào ngày 30 tháng 8hằng năm, các Sở Giáo dục - Đào tạo phải báo cáo về Bộ:
1. Các văn bản hướng dẫn về tuyển sinh,
2. Đề thi và hướng dẫn chấm thi tuyển vào trườngTrung học phổ thông chuyên và Trung học phổ thông không chuyên (nếu có thituyển).
3. Tổng hợp kết quả tuyển sinh vào các trườngTrung học phổ thông của địa phương (theo mẫu gửi kèm)./.