NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ
Về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuốinăm 1999
Trong2 ngày 5 và 6 tháng 7 năm 1999, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng6 năm 1999 đã quyết định một số biện pháp cần tập trung chỉ đạo điều hành thựchiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 1999 như sau:
A. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong 6 tháng đầu năm
Trong6 tháng đầu năm 1999, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đồng bộ việc thực hiện cácnhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác của Chính phủ: đầu tư cho khuvực nông nghiệp, nông thôn; tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, kinh doanh, tạothuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh;thực hiện các giải pháp kích cầu và phát huy nội lực; tạo điều kiện tốt hơn chođầu tư trực tiếp nước ngoài; thúc đẩy cải cách và thực hiện có hiệu quả côngtác quản lý tài chính, tiền tệ; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; thực hiện chươngtrình xoá đói, giảm nghèo, tập trung vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở 1000 xã đặcbiệt khó khăn; đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, tiếptục thực hiện đợt cao điểm phòng chống ma tuý...
Trongchỉ đạo điều hành, Chính phủ đã kịp thời đề ra những quyết sách đúng, tập trungchỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng chương trình công tác đã đề ra từ đầunăm, với quyết tâm cao nhất, phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thửthách, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1999 tiếp tục ổn định; kinhtế vẫn tăng trưởng; lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ; an ninh chính trịvà trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ quốc tế tiếp tục được mởrộng.
Tuynhiên, tình hình kinh tế-xã hội cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, nổi lên là: tốcđộ tăng GDP đạt thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước, sản xuất công nghiệptăng trưởng chậm, lượng hàng hóa tồn kho tăng, thị trường trong nước kém sôiđộng; đầu tư xây dựng cơ bản chưa có chuyển biến tích cực, đầu tư của Nhà nướctriển khai chậm, đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh, đầu tư của doanhnghiệp và của nhân dân vẫn trì trệ; số người không có hoặc thiếu việc làm tiếptục tăng; một số tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý, mãi dâm, tiếp diễn phứctạp; tình trạng vi phạm trật tự, kỷ cương, pháp luật còn khá nặng trong đời sốngxã hội.
B. Các giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ 6tháng cuối năm 1999
Trong 6 tháng cuối năm 1999, bên cạnh việc tiếptục chỉ đạo thực hiện các giải pháp đã đề ra, Chính phủ tập trung chỉđạo thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn sau đây:
I. Các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùngnhằm phát huy nội lực, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh.
1.Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp huy động và giải ngân các nguồn vốnđể bảo đảm tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đề ra đầu năm.
a) Ngay trong tháng 7 năm 1999, các Bộ, ngành,địa phương cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ tình hình triển khai thực hiện cáccông trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách năm 1999; những công trìnhnào đã có khối lượng thực hiện thì khẩn trương hoàn thành các thủ tục để thanhtoán và cấp phát tạm ứng khối lượng đã thực hiện theo quy định.
BộTài chính thực hiện việc ứng trước 40 - 50% giá trị khối lượng còn lại của kếhoạch năm 1999 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
b)Đối với nợ khối lượng xây dựng cơ bản năm 1996 - 1997, Thủ tướng Chính phủ đãcó quyết định thanh toán và đã thông báo đến các Bộ, ngành, địa phương. Các Bộ,ngành, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để thanh toán dứt điểm trongQuý III năm 1999.
c)Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các Bộ,ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện cácbiện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trước hết, cần tậptrung chỉ đạo sâu sát và kết hợp đồng bộ các biện pháp: kinh tế, hành chính,tuyên truyền, giáo dục để giải quyết tốt việc đền bù giải phóng mặt bằng xâydựng. Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ đềán xử lý chính sách thuế đối với các dự án ODA.
d)Đối với tín dụng đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các đầu mốicho vay khẩn trương triển khai việc huy động 7.400 tỷ đồng để cho vay theo mụctiêu quy định tại Quyết định số 146/1999/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo chuẩn bị tốt các dự ánvay vốn đầu tư; rà soát lại toàn bộ dự án vay vốn tín dụng đầu tư, những dự ánnào có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn thì kịp thời thẩm định, phê duyệt dựán theo đúng quy định, chấm dứt tình trạng "vốn chờ dự án".
đ)Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí vốn cho vayđối với các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực nuôi tôm xuất khẩu, trồng câycông nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản với lãi suấthợp lý; cần đi sâu bám sát các đối tượng vay vốn để kịp thời tháo gỡ các khókhăn, vướng mắc về thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. Ngân hàngNhà nước nghiên cứu để sớm thực hiện việc mở rộng mức vốn cho vay đối với hộnông dân phù hợp với nhu cầu vốn sản xuất theo từng ngành nghề, thay đổi quyđịnh về thủ tục thế chấp vay vốn theo hướng: đối với hộ nông dân chưa được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu vay vốn thì cần có xác nhậncủa Ủy ban nhân dân xã về diện tíchđất hộ nông dân đang sử dụng, không có tranh chấp.
e)Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần chỉ đạo thực hiện tốt Quyếtđịnh số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về mộtsố biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bộ Kế hoạch và Đầu tưchủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan theo dõi quá trình thực hiện và đềxuất biện pháp tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trình Thủ tướng Chính phủ, tạo điềukiện thuận lợi cho các dự án đang thực hiện đầu tư và đang hoạt động sản xuấtkinh doanh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự giảm sút đầu tư trực tiếp nướcngoài. Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủđề án về tiêu chí cho phép các doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài và đầu tư mới theo phương thức này.
2.Huy động thêm 4000 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước để bổ sung chocác công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục; cho chương trình cung cấpnước sạch miền núi, vùng sâu, vùng xa; cho chương trình giải quyết việc làm, didân tự do và phát triển kinh tế, xã hội các xã nghèo biên giới chưa được đầu tưtrong diện 1000 xã nghèo.
Sốvốn nêu trên được ưu tiên bố trí cho những công trình cần đẩy nhanh tiến độ xâydựng để đưa vào sử dụng trong năm 1999 và năm 2000; bố trí đủ vốn đối ứng củacác dự án có vốn ODA; các công trình cấp bách thuộc ngành giao thông, thuỷ lợi,y tế, giáo dục đã đủ thủ tục cần khởi công mới nhưng đầu năm chưa có vốn để bốtrí.
3.Thực hiện các biện pháp kích cầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở nôngthôn.
a)Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựngtrình Chính phủ kế hoạch kiên cố kênh mương với cơ chế huy động vốn: đối vớiviệc kiên cố hoá kênh mương liên huyện, liên xã, nguồn vốn đầu tư đượctrích từ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu thuỷ lợi phí hàng năm, nếu thiếusẽ được vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, ngân sách nhà nước sẽ bù chênh lệchlãi suất; đối với việc kiên cố hoá kênh mương liên thôn, nội đồng, thựchiện theo phương thức dân đóng góp lao động, Nhà nước hỗ trợ vật tư xây dựng.Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện tốt ở tỉnhThanh Hoá và tỉnh Nghệ An, sau đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các địa phươngkhác.
Trongtháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương việc sử dụng các nguồnthu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác để thựchiện kiên cố hoá kênh mương.
b)Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Chính phủ kế hoạch nâng cấp mặt đườnggiao thông nông thôn. Việc nâng cấp mặt đường giao thông nông thôn được thựchiện theo phương thức huy động đóng góp của nhân dân, ngân sách hỗ trợ một phầnkinh phí.
c)Nhà nước dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi cho ngân sách cấp tỉnh, thành phốvay xây dựng các công trình kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp mặt đường giaothông và điện khí hoá nông thôn thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách để đẩynhanh tiến độ thực hiện, ngân sách cấp tỉnh, thành phố sẽ bố trí vốn trả trongmột số năm sau. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhànước xác định nhu cầu vốn cần bố trí cho vay trong năm 1999 trình Thủ tướngChính phủ quyết định.
4.Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm, tăng sức mua của dân cư.
a)Các Bộ, ngành cần chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các giải phápđồng bộ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, có phương án hạ giábán một số sản phẩm, nhất là các sản phẩm còn tồn đọng lớn hoặc các sản phẩmthiết yếu.
Đốivới một số mặt hàng còn tồn đọng lớn như than, xi măng, thép xây dựng, có thểthực hiện phương thức bán hàng trả chậm cho các hộ tiêu dùng, Nhà nước sẽ chodãn nợ vốn vay của Ngân hàng và kéo dài thời hạn nộp thuế tương ứng với giá trịhàng hoá bán trả chậm. Trong tháng 7 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện cơ chế này.
Trongtháng 7 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế mua, bán hàng trả gópnhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ một số mặt hàng sản xuất trong nước.
b)Các bộ và địa phương chỉ đạo thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sản cho nông dân,biện pháp quan trọng là đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, khuyến khích các thànhphần tham gia xuất khẩu.
c)Mở rộng mô hình liên kết giữa cơ sở chế biến với cơ sở sản xuất nguyên liệutheo các hợp đồng kinh tế lâu dài. Các cơ sở chế biến tạo điều kiện ứng vốn,vật tư, giống và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu. Đối vớicác loại nông sản không qua chế biến thì tổ chức mua trực tiếp, hỗ trợ cho nôngdân tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá của mình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chỉ đạo thực hiện việc này.
II. Các giải pháp khuyến khích xuất khẩu.
1.Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thànhlập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản. Nguồnvốn hình thành Quỹ được trích một phần từ nguồn thu chênh lệch giá hàng xuất,nhập khẩu, phí cấp hạn ngạch xuất, nhập khẩu và phí cấp chứng nhận xuất xứ hàngxuất khẩu ( C/O )...Trước mắt, chuyển toàn bộ số vốn còn lại của Quỹ bình ổngiá để làm vốn ban đầu của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
2.Bộ Thương mại cùng các ngành hữu quan đàm phán với các nước: Nga, I-Rắc,I-Ran... để tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cao su, chè,thịt, rau quả...theo phương thức hàng đổi hàng hoặc bán trả chậm. Nhà nước cóchính sách tài trợ hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này.
3.Bộ Thương mại chỉ đạo chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩutrong quá trình đàm phán với các chủ hàng hoặc các đối tác, cần kết hợp việcnhập khẩu máy móc thiết bị với việc xuất khẩu hàng hoá của ta, hạn chế nhậpsiêu.
4.Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 1999 chế độchi tiền hoa hồng trong giao dịch để đẩy mạnh xuất khẩu.
III. Các giải pháp về tài chính, tiền tệ.
1.Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Tài chính nghiên cứu để trình Chính phủ sửa đổi mộtsố quy định về thuế giá trị gia tăng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;soát xét lại biểu giá tối thiểu tính thuế xuất, nhập khẩu cho phù hợp; xem xétđiều chỉnh lại cơ chế hoàn thuế và chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, tạođiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
2.Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, các địa phương tập trung chỉ đạo ngành thuế,hải quan bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh để thu đúng, thu đủ các khoảnthu phát sinh theo luật định; tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thu, tồnđọng, ẩn lậu tiền thuế; quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách, kiểm tra, hướngdẫn việc thực hiện tiết kiệm chi, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cho cácnhiệm vụ cấp bách theo đúng quy định.
3.Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
Trongtháng 7 năm 1999, trình Thủ tướng Chính phủ phương án bỏ lãi suất trần, chuyểnsang điều hành theo lãi suất cơ bản phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.
Tiếptục hoàn chỉnh cơ chế cho vay, nâng cao năng lực thẩm định và trách nhiệm củacác tổ chức tín dụng; chỉ đạo các ngân hàng thương mại đi sát cơ sở, nắm tìnhhình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu vay vốn của các đối tượng vay vốn, bố tríđủ vốn để cho vay, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất, kinh doanh trên cơ sở bảođảm hiệu quả của vốn cho vay.
Theodõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá linhhoạt, bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng giao dịch kiềuhối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ.
IV. Các giải pháp về ổn định môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanhvà tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương triển khai việc hướng dẫn thực hiện LuậtDoanh nghiệp, nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng giữa các loạihình doanh nghiệp.
2.Tổng cục Địa chính phối hợp với các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện các biệnpháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nôngnghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn theo Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
3.Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch cổ phần hoá vàgiao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương ban hành Nghịđịnh của Chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước; lập quỹkhuyến khích cổ phần hoá; đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh lại cơ chế xác địnhgiá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, bỏ quy định khống chế tỷ lệ mua cổ phần. BộTài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại nợ của cácdoanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệptheo hướng: đối với phần nợ ngân sách đã xác định là không thu hồi được thì choxoá nợ; nợ ngân hàng không thu hồi được thì cho khoanh nợ, hoặc xoá nợ, kèmtheo biện pháp xử lý tài chính đối với ngân hàng.
4.Trong tháng 8 năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phương án thí điểm bán phầnvốn góp của Nhà nước trong các liên doanh với nước ngoài cho các nhà đầu tưtrong nước để tạo thêm kênh huy động vốn trong nước và góp phần tạo nguồn ngânsách nhà nước, bán lại cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước đãcổ phần hoá không cần thiết có vốn nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính và cácBộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vềviệc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm huy động vốn, công nghệ, nângcao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường đầu tư phát triển doanhnghiệp.
V. Tập trung chỉ đạo công tác xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ các xãđặc biệt khó khăn.
1.Các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố chỉ đạo chặt chẽ, khẩn trươngviệc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về xoá đói, giảm nghèo. Cáctỉnh, thành phố khẩn trương giúp các xã nghèo đặc biệt khó khăn xây dựng dự ánvà nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết để giải ngân nhanh nguồn vốnnày; đồng thời, cấp tạm ứng vốn để các xã triển khai thực hiện các dự án, côngtrình đã được duyệt; tăng cường việc kiểm tra, giám sát để bảo đảm vốn được đưađến dân, chống thất thoát, lãng phí vốn.
Thựchiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện Chương trình nàyđể kịp thời chỉ đạo và có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhthực hiện.
2.Ủy Ban Dân tộc và Miền núi phốihợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương xây dựng cácgiải pháp ngăn chặn di dân tự do; tập trung giải quyết ổn định đời sống củanhân dân vùng cao, các xã nghèo biên giới. Xây dựng các mô hình nông, lâm kếthợp trên đất dốc và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật đến từng hộ gia đình nhằmkhắc phục tình trạng di cư, du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy, hoặcphá rừng trồng cây công nghiệp.
3.Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Quốc gia Dân số - Kếhoạch hoá gia đình thực hiện chương trình phát triển y tế cơ sở ở các vùngnghèo, xã nghèo; phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chínhxây dựng phương án giải quyết khó khăn về bảo hiểm y tế cho 4 triệu ngườinghèo. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình phát triển giáo dục ở vùngnghèo, củng cố và xây dựng trường lớp, thu hút con em đồng bào dân tộc, đồngbào nghèo vào học tập, thực hiện chế độ miễn học phí và các chính sách ưu tiênđối với con em những gia đình nghèo.
VI. Về lĩnh vực xã hội.
1.Thực hiện các giải pháp đấu tranh và phòng ngừa nạn ma tuý trong thanh niên. BộGiáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an và các cấp chính quyền địa phương,nhất là ở các thành phố lớn, tiếp tục thực hiện kế hoạch làm trong sạch môi trườngvà phòng, chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên, kịp thời ngăn chặn,đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ về cơ bản nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên.
2.Để giảm bớt tai nạn giao thông, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ýthức chấp hành luật lệ giao thông; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghịđịnh số 36/CP của Chính phủ và có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trườnghợp vi phạm luật lệ giao thông.
3.Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, côngnghệ, văn hoá, thể dục, thể thao, quốc phòng, an ninh...theo nhiệm vụ và chươngtrình đã đề ra.
4.Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư xem xét để thực hiện việc trợ cấp một lần trong 6 tháng cuối năm 1999đối với các đối tượng chính sách.
VII. Về chỉ đạo, điều hành.
1.Các Bộ, ngành và địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch và có biện phápcụ thể để tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1), Nghị quyết của Bộ Chínhtrị về phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụnăm 1999, Chương trình công tác của Chính phủ năm 1999 và các giải pháp nêutrong Nghị quyết này.
2.Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các thành viên Chính phủ trong việcthực hiện nhiệm vụ theo dõi và giúp đỡ địa phương; các thành viên Chính phủ cầncó kế hoạch phối hợp với Chủ tịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo thực hiện tốt côngviệc. Sau phiên họp này, các thành viên Chính phủ làm việc cụ thể với các tỉnh,thành phố được phân công theo dõi để thông báo nội dung và biện pháp tổ chứcthực hiện Nghị quyết này.
3. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, côngtác kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướngChính phủ.
a)Các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáotheo Quy chế làm việc của Chính phủ, tạo nguồn thông tin thông suốt, kịp thờiphát hiện những ách tắc, khó khăn và chủ động giải quyết trong phạm vi quyềnhạn của mình; đề xuất các giải pháp cụ thể để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn...giúp Thủ tướng Chính phủ kịp thời xử lý, điều hành.
Thủtrưởng các Bộ, ngành, địa phương cần trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra, đônđốc việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.
b)Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phươngtrong việc thực hiện Chương trình làm việc, Nghị quyết của Chính phủ vàQuyết định của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt tập trung vào một số lĩnh vực côngtác trọng điểm; kịp thời báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các biệnpháp chấn chỉnh, xử lý sai phạm...
c)Các Bộ, ngành cần thường xuyên tìm hiểu và phản ảnh ý kiến của các doanh nghiệpvà của các nhà đầu tư đối với việc ban hành, tổ chức thực hiện và tính khả thicủa các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
d)Hàng tháng, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ tổ chức làm việc với cácBộ, ngành thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi để kiểm điểm, đánh giá tìnhhình thực hiện trong tháng và đề ra các biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện,để tổng hợp vào báo cáo chung do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phươngthức và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy và công tác cánbộ.
a)Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan cần tập trung chỉ đạo việc soạnthảo các văn bản được phân công, phối hợp với các cơ quan chức năng làm đúngquy trình xây dựng và thẩm định theo quy định của Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật và Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997; khắc phục tìnhtrạng văn bản của cấp trên phải chờ văn bản của cấp dưới mới thi hành được.
b)Khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc lên cấp trên và lên Thủ tướng Chính phủ.Các Bộ, ngành cần rà soát, kiểm tra để phân loại công việc thuộc thẩm quyền củacấp Bộ, ngành phải xử lý; kiên quyết trả lại những việc thuộc thẩm quyền củacấp dưới, đồng thời không trình Thủ tướng Chính phủ những việc thuộc thẩm quyềncủa mình.
c) Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiệnrà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là số cán bộ thực thi chínhsách, cán bộ quản lý doanh nghiệp, kiên quyết thay thế những cán bộ có saiphạm, cán bộ kém phẩm chất và năng lực công tác, bằng những cán bộ có đủ nănglực và phẩm chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và hiệu quảsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Chấn chỉnh lề lối và phong cáchlàm việc; tăng cường công tác phối hợp trong xử lý công việc.
5.Tiếp tục triển khai kiểm điểm theo kế hoạch 01 và 03 của Bộ Chính trị. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnhđạo địa phương cùng Ban Cán sự và cấp ủy tổ chức việc kiểm điểm ở Bộ, cơ quanmình nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)đã đề ra./.