NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toánkinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước
ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996của Chính phủ
CHÍNH PHỦ
Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửađổi, bổ sung một số điều hoặc khoản của "Quy chế quản lý tài chính và hạchtoán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước" ban hành kèm theo Nghị địnhsố 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 như sau:
1. Điều 4được sửa lại như sau:
''Điều 4. Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Nhà nước có thể xem xétđầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp.
Doanhnghiệp phải công bố công khai vốn điều lệ và các trường hợp thay đổi vốn điềulệ.
Ngoàivốn điều lệ, doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lývà sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, không ngừng nângcao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp chịu tráchnhiệm hữu hạn về dân sự đối với các hoạt động kinh doanh trước pháp luật trongphạm vi vốn của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn Nhà nước giao''.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 của Điều 7 như sau:
''1.Doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanhnghiệp, bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn dodoanh nghiệp tự tích luỹ (nếu có).
2.Đối với doanh nghiệp độc lập tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào hoặcthành lập lại trên cơ sở hợp nhất hoặc tách từ doanh nghiệp khác, trước khigiao vốn phải xác định rõ những tồn tại về tài chính, nguyên nhân và tráchnhiệm của những người liên quan đến các tồn tại đó để xử lý theo chế độ hiệnhành. Đối với những tồn tại về tài chính do thực hiện chủ trương của Nhà nướcthì doanh nghiệp phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Doanhnghiệp thành lập lại và doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào đượckế thừa các quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nướctrước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách''.
3. Điều 11 được sửa lại như sau:
''Điều11. Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp nhà nước được quyền huy độngvốn dưới các hình thức: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn gópliên kết và các hình thức khác. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy địnhcủa pháp luật, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Khiphát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn, phải tuân theo các quy định củapháp luật hiện hành''.
4. Điều 13 được sửa lại như sau:
"Điều 13. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước giaotheo đúng các quy định dưới đây:
1.Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Nhà nước;
2.Mua bảo hiểm tài sản theo quy định;
3.Được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản dựphòng rủi ro sau đây:
a)Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dựkiến sẽ xẩy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo;
b)Dự phòng các khoản thu khó đòi: là các khoản phải thu dự kiến không thu đượctrong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán;
c)Dự phòng các khoản giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính;
d)Dự phòng các khoản giảm giá giữa đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ.
BộTài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu tại khoản3 Điều 13 Quy chế này''.
5. Điều 14 được sửa lại như sau:
"Điều 14.
1.Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
a)Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền;
b)Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu;
c)Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lạitài sản).
2.Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước.Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạchtoán tăng hoặc giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp''.
6. Điều 15 được sửa lại như sau:
''Điều 15. Khi bị tổn thất về tài sản, doanh nghiệp phải xác định gía trị đãbị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1.Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thấtphải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo Hợp đồng bảo hiểm.
3.Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể,của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính củadoanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếuđược hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.
4.Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quangây thiệt hại nghiêm trọng doanh nghiệp không thể tự khắc phục được thì Hộiđồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) lậpphương án xử lý tổn thất trình cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quanquyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan tài chính quyết định việc xử lý tổnthất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định''.
7. Sửa đổi khoản 3 Điều 17 như sau:
''3.Khi doanh nghiệp cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyềncông nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, thìphải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản''.
8. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:
''1.Doanh nghiệp được chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mụcđích kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với những tài sản là toàn bộ dây chuyềncông nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, khinhượng bán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng vănbản''.
9. Sửa đổi khoản 1 Điều 19 như sau:
''1.Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏngkhông có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụnghoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng. Đối vớinhững tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quanquản lý ngành kinh tế kỹ thuật, khi thanh lý phải được cơ quan quyết định thànhlập doanh nghiệp phê chuẩn''.
10. Sửa đổi, bổ sung điểm h (khoản 1) và khoản 2 của Điều 23 nhưsau:
''h)Các khoản chi phí khác:
Tríchlập các khoản dự phòng theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 13 của Quy chếnày;
Trợcấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều trong Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động và các văn bản khác của Chínhphủ;
Tiềnăn giữa ca của người lao động, thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vậttư theo hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường, Bộ Tài chính;
Chiphí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến,chi đào tạo lao động, nâng cao tay nghề hay nâng cao năng lực quản lý, chi hỗtrợ giáo dục (nếu có), chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp theo chế độquy định;
Chiphí cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu khoản chi lớn và có tác dụng trongnhiều năm thì được phân bổ dần cho các năm sau;
Chiphí cho lao động nữ theo chế độ quy định;
Chibảo hành sản phẩm. Đối với sản phẩm mà thời gian sản xuất dài, hoặc phải bảohành trong nhiều năm như các công trình xây dựng, đóng tàu thì doanh nghiệp đượcphép trích trước vào chi phí hàng năm;
Chiphí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
Cáckhoản trích trước đã có sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan tài chính''.
''2.Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm:
Cácchi phí cho việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu; dự phòng giảm giá các loại chứngkhoán; chi phí cho thuê tài sản; chi phí nhượng bán thanh lý tài sản (bao gồmgiá trị còn lại của tài sản và các chi phí nhượng bán, thanh lý), chi phí chohoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi cáckhoản nợ đã xoá; chi phí để thu tiền phạt; khoản tổn thất tài sản còn lại saukhi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
Chiphí và dự phòng về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: theo quy định của chế độ tàichính hiện hành;
Cácchi phí khác''.
11. Điều 24 được sửa lại như sau:
''Điều 24. Không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạtđộng khác các khoản sau:
1.Các khoản tiền phạt khi vi phạm pháp luật. Tập thể, cá nhân vi phạm pháp luậtphải nộp các khoản tiền phạt này theo quy định;
2.Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chitrợ cấp khó khăn cho người lao động trong doanh nghiệp, chi ủng hộ địa phương,đoàn thể, cơ quan...;
3.Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định;
4.Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ''.
12. Điều 25 được sửa lại như sau:
"Điều 25. Xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ:
1.Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm:
a)Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụngtrực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ;
b)Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản trích nộpbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịchvụ theo quy định của Nhà nước;
c)Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất,chế biến của phân xưởng (bộ phận kinh doanh) trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịchvụ như: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộcphân xưởng (bộ phận kinh doanh); tiền lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế của nhân viên phân xưởng theo quy định (bộ phận kinh doanh), chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng (bộ phậnkinh doanh).
2.Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ bao gồm:
a)Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ;
b)Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm;
c)Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hànhdoanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ chobộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp: tiền lương, khoản trích nộp kinh phíquản lý Tổng công ty; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền như chiphí tiếp tân, khánh tiết giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao độngtheo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động; cáckhoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi theo quy địnhtại điểm a, b khoản 3, Điều 13 Quy chế này; các khoản chi nghiên cứu khoa học,nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi phí đào tạo, giáodục, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí bảo vệ môi trường,chi phí cho lao động nữ''.
13. Điều 28 được sửa lại như sau:
''Điều28.
1.Doanh nghiệp được chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại cho các hoạt động kinhdoanh, các khoản chi phí giao dịch, tiếp khách, đối ngoại, hội nghị. Doanhnghiệp phải có quy chế quản lý và công khai các khoản chi nói trên. Giám đốcdoanh nghiệp quyết định các khoản chi và chịu trách nhiệm trước Nhà nước vềquyết định của mình. Các khoản chi này không được vượt quá 7% tổng chi phí thựctế trong kỳ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với một số ngành kinh doanh đặcthù;
2.Các khoản chi bảo hộ lao động phải căn cứ vào chế độ, định mức theo quy địnhhiện hành;
3.Doanh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện việc trích nộp kinh phí quản lýTổng công ty theo quyết định của Tổng giám đốc trên cơ sở phương án do Hội đồngquản trị Tổng công ty phê duyệt được thể hiện trong kế hoạch tài chính hàng nămcủa Tổng công ty. Nếu kinh phí quản lý Tổng công ty đã huy động nhưng chi khônghết thì được chuyển sang năm sau để chi và giảm bớt mức huy động năm sau. Nếusố huy động nhỏ hơn số thực chi thì Tổng công ty được huy động thêm trong nămsau. Hội đồng quản trị phê duyệt mức huy động bổ sung này''.
14. Điều 32 được sửa lại như sau:
''Điều 32. Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp được phân phối như sau:
1.Bù khoản lỗ của các năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợinhuận trước thuế;
2.Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
3.Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;
4.Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản 1, 2, 3 của Điều này được phân phốitheo quy định dưới đây:
a)Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thìkhông trích nữa;
b)Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển;
c)Trích 5% vào quỹ dự phòng mất việc làm; khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lươngthực hiện thì không trích nữa;
d)Đối với một số ngành đặc thù mà pháp luật cho phép trích lập các quỹ đặc biệttừ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp được trích lập theo các quy định đó;
đ)Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;
e)Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c, d, đ được trích lập 2 quỹkhen thưởng và phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ này được căn cứ vào tỷsuất lợi nhuận (tính trên vốn nhà nước) như sau:
3tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay không thấp hơn năm trước.Trường hợp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanhđang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước, nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tưthì cũng được trích tối đa 3 tháng lương thực hiện.
2tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuậnnăm trước.
Hộiđồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị)sau khi tham khảo ý kiến công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ.
Sốlợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi như trên được bổsung toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển''.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 33 như sau:
''1.Quỹ đầu tư phát triển: dùng để bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp; đểtrích nộp quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quảntrị Tổng công ty quyết định.
Trongtrường hợp cần thiết, Nhà nước có quyền điều động một phần quỹ đầu tư pháttriển của doanh nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước khác''.
16. Thêm Điều 40 (mới) và chuyển Điều 40 (cũ) thành Điều 41.
''Điều40.
1.Chế độ khen thưởng, kỷ luật về quản lý tài chính đối với Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước:
a)Nếu doanh nghiệp liên tục trong 3 năm liền hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theoLuật định, có lãi hoặc giảm lỗ và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm saucao hơn năm trước, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao thì các thànhviên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc được tăng mức tiền thưởng đồngthời được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn.
b)Nếu doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ thì Tổng giám đốc, Giám đốc báo cáo giảitrình với Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị). Hộiđồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Tổng giám đốc, Giámđốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) báo cáo giải trình với BộTài chính và Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, nêu rõ mức lỗ, nguyênnhân và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc và có phươngán khắc phục.
Tuỳtheo mức lỗ, số năm bị lỗ, nguyên nhân chủ quan gây ra lỗ và mức độ trách nhiệmcụ thể, Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốcchịu xử lý trách nhiệm theo các hình thức dưới đây : giảm hoặc cắt tiền thưởng,không nâng bậc lương (nếu đã đến hạn), hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo,thôi chức đương nhiệm.
c)Khi việc thực hiện dự án đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến khôngthu hồi được vốn Nhà nước hoặc không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồngvay vốn, thì các thiệt hại do chủ quan gây ra, tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm và trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Quychế này, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc bị xử lý hành chính và bồithường vật chất theo quy định của pháp luật. Những thành viên Hội đồng quản trịcó ý kiến bảo lưu khác với Dự án được phê duyệt thì không phải xử lý tráchnhiệm theo các hình thức trên.
d)Không chấp hành chế độ báo cáo tài chính; báo cáo công khai tài chính sai sựthật; không thực hiện hoặc vi phạm quy chế này thì Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc, Giám đốc, trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 38 và Điều 39của Quy chế này, bị xử lý hành chính tùy theo tính chất và mức độ vi phạm; nếugây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cácsai phạm trên đây, nếu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hìnhsự.
đ)Người quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc, Giám đốc là người quyết định khen thưởng và xử phạt.
2.Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giaothực hiện quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, nếu đưa raquyết định sai, xử lý công việc chậm trễ hoặc không đúng thẩm quyền gây thiệthại cho doanh nghiệp và Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tậpthể, tuỳ theo mức độ sai phạm bị xử lý kỷ luật; nếu cấu thành tội phạm thì bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật''.
Điều 2.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trướcđây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái vớinội dung Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3.Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghịđịnh này.
Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanhnghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.