SắC LệNH SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 57 NGÀY 3 THÁNG 5 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu theo bản tuyên cáo ngày 28 tháng 8 năm 1945 về việc thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Chiểu theo sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 giữ tạm thời các luật lệ hiện hành;
Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1:
Trong mỗi Bộ của Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng và Thứ trưởng có một Văn phòng, các Nha và có thể có một cơ quan Thanh tra và một Ban cố vấn.
I- VĂN PHÒNG
Điều 2:
Nhân viên Văn phòng là những người trực tiếp giúp việc Bộ trưởng hay Thứ trưởng về phần nhiệm vụ chính trị.
Số nhân viên cao cấp Văn phòng sẽ định tuỳ theo sự quan trọng của mỗi Bộ, những không được quá số tối đa sau đây:
1 Đổng lý Văn phòng
1 Chánh Văn phòng
1 Phó Văn phòng
1 Bí thư
3 Tham chính Văn phòng.
Nếu quá số nói trên, phải có một sắc lệnh riêng chỉ định. Đổng lý Văn phòng và Chánh Văn phòng do Sắc lệnh bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng; sắc lệnh đưa ra Hội đồng Chính phủ thông qua.
Điều 3: Các chức vụ khác thuộc Văn phòng sẽ do nghị định Bộ trưởng chỉ định.
Những dự thảo nghị định về việc chỉ định nhân viên Văn phòng phải thương định với Bộ trưởng hai Bộ Nội vụ (Nha công chức và Tài chính về phương diện đẳng cấp và lương bổng.
Điều 4: Nhân viên Văn phòng của mỗi Bộ trưởng chỉ giữ chức vụ mình trong thời hạn Bộ trưởng tại chức.
Nếu là tư nhân, những nhân viên đó sẽ coi như từ chức cùng với Bộ trưởng thôi việc.
Nếu là công chức, những nhân viên đó sẽ được trả lại ngạch cũ, để nhận một chức vụ khác.
Điều 5: Nhân viên Văn phòng của Bộ trưởng,
a) Nếu là tư nhân, sẽ hưởng một số phụ cấp nhất định ấn định trong một sắc lệnh sau, chiểu đề nghị của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
b) Nếu là viên chức, sẽ hưởng lương bổng theo ngạch cũ và có thể được một khoản phụ cấp chức vụ ấn định sau.
II- CÁC NHA
Điều 6:
Trong các Bộ sẽ đặt một chức Đổng lý sự vụ và nếu cần, một hay 2 Phó đổng lý sự vụ, để giúp Bộ trưởng điều khiển công việc hành chính và chuyên môn trong Bộ.
Điều 7: Chức Đổng lý sự vụ và Phó đổng lý sự vụ có thể chọn trong hàng công chức cao cấp hoặc ở các tư nhân và do sắc lệnh bổ nhiệm, theo đề nghị của Bộ trưởng. Sắc lệnh sẽ đưa ra Hội đồng Chính phủ thông qua.
Điều 8: Đổng lý sự vụ và Phó đổng lý sự vụ có nhiệm vụ tiếp tục công việc hành chính trong Bộ, nên không bắt buộc phải từ chức mỗi khi đổi Bộ trưởng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn có quyền cử Đổng lý sự vụ và Phó đổng lý sự vụ khác.
Điều 9: Đổng lý sự vụ và Phó đổng lý sự vụ chọn ngoài giới công chức sẽ được hưởng lương bổng do một sắc lệnh ấn định sau.
Công chức được cử làm Đổng lý sự vụ hay Phó đổng lý sự vụ được giữ nguyên số lương ở ngạch cũ nếu số lương ấy cao hơn số lương do sắc lệnh ấn định. Nếu số lương cũ kèm số lương do Sắc lệnh ấn định thì sẽ được hưởng thêm một khoản phụ cấp bằng số lương do sắc lệnh ấn định trừ với số lương ở ngạch cũ.
Điều 10: Các Nha sẽ do Giám đốc Nha quản trị.
Giám đốc sẽ do Sắc lệnh chỉ định, theo đề nghị của Bộ trưởng, Sắc lệnh sẽ đưa Hội đồng Chính phủ thông qua.
Điều 11: Trong các Nha quan trọng, có thể đặt ra một chức Phó Giám đốc.
Phó giám đốc do nghị định Bộ trưởng bổ nhiệm.
III- CƠ QUAN THANH TRA
Điều 12:
Nếu cần, mỗi Bộ có thể đặt ra một Nha thanh tra do một ông Tổng thanh tra điều khiển và có một số thanh tra giúp việc.
Tổng thanh tra và các thanh tra do sắc lệnh bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng. Sắc lệnh sẽ đưa Hội đồng Chính phủ thông qua.
Điều 13: Nha thanh tra có nhiệm vụ kiểm soát các công việc của các cơ quan các cấp thuộc Bộ, về mọi phương diện.
IV- BAN CỐ VẤN
Điều 14:
Mỗi Bộ có thể lập một Ban cố vấn có nhiệm vụ giúp ý kiến Bộ trưởng về các vấn đề chuyên môn.
Các Cố vấn sẽ do nghị định Bộ trưởng cử.
V- PHỤ CẤP DI CHUYỂN
Điều 15:
Trong khi thừa hành chức vụ, nhân viên Văn phòng, Thanh tra, Giám đốc các Nha và Cố vấn, mỗi khi phải đi kinh lý hay đi công cán ngoài Thủ đô, sẽ được hưởng phụ cấp di chuyển theo cách xếp đặt sau đây:
Chức vụ | Phân thứ hạng (1) | Chú thích |
Công chức hay tư nhân được cử ra Di chức: Đổng lý Văn phòng Chánh Văn phòng Phó Văn phòng Bí thư Tham chính Văn phòng Tổng thanh tra và Thanh tra Đổng lý sự vụ và Phó đổng lý sự vụ Giám đốc các Nha Phó giám đốc các Nha Cố vấn | Hạng nhất A Hạng nhất A Hạng nhất B Hạng nhất B Hạng nhì A Hạng nhất A Hạng nhất A Hạng nhất A Hạng nhất B Hạng nhất B | (1)- Khi nào một công chức theo trật của mình được ở vào trong một hàng cao hơn, thì vẫn được giữ hàng cũ. ³ |
Điều 16:
Các Bộ trưởng phụ trách thi hành sắc lệnh này./.