CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả
Trongnhững năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của cácBộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sảnxuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phứctạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Tình hình đó không chỉ là mối longại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệthại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởngxấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường.
Đểđấu tranh có hiệu quả đối với việc sản xuất và buôn hàng giả nhằm bảo vệ quyềnlợi chính đáng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, lập lạitrật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, Thủ tướng Chínhphủ chỉ thị:
1.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả lànhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiênquyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bánhàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả đượcphát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ nghiêm trọng phải kịpthời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung.
2.Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị -xã hội và Ủy ban nhân dân các địa phươnglàm tốt công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở thị trường nộiđịa. Trước mắt Bộ Thương mại cùng các Bộ, ngành liên quan rà soát lại các vănbản pháp quy về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả để sửa đổi, bổsung cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, đồng thời cùng với Bộ Công an, Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường, Ủyban nhân dân địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sảnxuất, buôn bán hàng giả có hại đến sức khỏe và an toàn tính mạng của người tiêudùng, ảnh hưởng xấu đến môi sinh, môi trường, sản xuất và buôn bán hàng giả viphạm quyền sở hữu công nghiệp.
3.Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các đườngdây, các ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là: giấy tờ, hóa đơn,tem, tiền và các ấn phẩm giả có giá trị như tiền; chủ động, bố trí lực lượngtham gia khi có yêu cầu phối hợp của các Bộ, ngành.
4.Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quankịp thời công bố danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý chất lượng, gắn công tácbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý chất lượng hàng hóa; chịutrách nhiệm chính trong việc kiểm nghiệm, xác định hàng giả và ban hành quytrình tiêu hủy hàng giả, độc hại có liên quan đến môi sinh, môi trường.
5.Bộ Y tế chủ trì cùng với Bộ Công an, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quantrong công tác kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buôn bán hàng giả tronglĩnh vực y tế, dược phẩm, dược liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm.
6.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Thủy sản, Bộ Côngan, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra chống sản xuất,buôn bán hàng giả trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: phân bón, thuốc thúy, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống, con giống, thức ăn gia súc; làm đầu mốithu gom các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giả và ngoài danh mục đượcphép sử dụng để tiêu hủy theo quy định.
7.Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì với sự tham gia của Bộ Công an, Bộ Thương mại vàcác Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra chống sản xuất, buôn bán các loại ấnphẩm giả và sản phẩm văn hóa giả khác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăngthời lượng thông tin cho việc giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức liên quanđến việc phòng, chống hàng giả.
8.Tổng cục Hải quan cùng với Bộ đội biên phòng cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặnviệc vận chuyển, buôn bán qua biên giới các loại hàng giả.
9.Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc để lại và sử dụng tiền thu được từ hoạt độngchống sản xuất và buôn bán hàng giả (tiền phạt, tiền bán tang vật tịch thu đượcphép lưu thông) cho địa phương và đơn vị để phục vụ cho hoạt động chống hànggiả, đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các lực lượng chức năng như Quảnlý thị trường, Công an... xây dựng, bổ sung kế hoạch tài chính phục vụ cho hoạtđộng chống sản xuất và buôn bán hàng giả, để trong năm 2000 các lực lượng chứcnăng có kinh phí phục vụ công tác này.
10.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cần cókế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc pháthiện, điều tra xử lý các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả; tổ chức tốtphối hợp các lực lượng trong các chiến dịch kiểm tra, truy quét hàng giả trênđịa bàn.
11.Việc xử lý hàng giả, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vựcsản xuất, buôn bán hàng giả được áp dụng theo Điều 19, Nghị định số12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 1999 của Chính phủ và các quy định hiện hànhcủa pháp luật.
12.Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt việc đăng ký chất lượng, xáclập quyền sở hữu công nghiệp, chủ động nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệsản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả đồng thời phối hợp chặt chẽ vớicác cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả.
13.Đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là trách nhiệm của toàn xã hội,trước hết là của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp. Các tổ chức xãhội - nghề nghiệp, Hội Luật gia Việt Nam, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng các cấp, các tổ chức sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng trongviệc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh vớitệ sản xuất và buôn bán hàng giả.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này; hàngtháng gửi báo cáo kết quả việc thực hiện về Bộ Thương mại để tổng hợp báo cáoThủ tướng Chính phủ./.