NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Tàinguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1.Nghị định này quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;xả nước thải vào nguồn nước; cấp giấy phép về tài nguyên nước và phòng, chống,khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2.Nghị định này cũng được quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển;quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông,thuỷ lợi, thuỷ sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đêlấn biển, thoát lũ; phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn, làm muối,nuôi trồng thuỷ, hải sản và các hoạt động khác có liên quan.
3.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống tổchức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước về tàinguyên nước Chính phủ có quy định riêng.
Điều 2.Quy hoạch lưu vực sông quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Tài nguyên nước đượcquy định cụ thể như sau:
1.Quy hoạch lưu vực sông phải đảm bảo yêu cầu sử dụng tổng hợp nguồn nước, đápứng các yêu cầu về cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông thuỷ, nuôi trồngthuỷ, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng,nghiên cứu khoa học và các mục đích khác; đảm bảo các yêu cầu về phòng, chốnglũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra.
2.Quy hoạch lưu vực sông nhánh, quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi và các quyhoạch chuyên ngành về phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, cấp thoát nước, giao thôngthuỷ, quy hoạch thuỷ điện và các quy hoạch khai thác, sử dụng nước khác phảicăn cứ vào quy hoạch lưu vực sông.
Chương II
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 3.Việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều11 Luật Tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liênquan, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a)Tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;
b)Lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch lưu vực sông đểbảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán;
c)Lập kế hoạch khôi phục, nâng cấp và xây dựng bổ sung, làm mới các công trìnhthuỷ lợi để tăng khả năng cung cấp nước, khôi phục các nguồn nước bị suy thoái,cạn kiệt;
d)Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất; có biện pháp xử lýkịp thời để bảo vệ nguồn nước dưới đất ở các vùng, khu vực đang có nguy cơ suygiảm về trữ lượng và bị ô nhiễm;
đ)Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước; quy định việc áp dụngcác biện pháp xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch sử dụng kinh phíhàng năm để thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định.
Điều 4.Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Tàinguyên nước được quy định cụ thể như sau:
1.Các Bộ : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp và Tổng cục Khí tượngthuỷ văn theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a)Xây dựng mạng lưới trạm khảo sát, đánh giá lại chất lượng nước mặt và nước dướiđất; thu thập số liệu, lập ngân hàng dữ liệu;
b)Lập kế hoạch ngăn ngừa và tiến hành xử lý ô nhiễm nguồn nước.
2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và Tổng cục Khí tượngthuỷ văn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch kinh phí hàng năm đểthực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.
Điều 5.Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Điều 18 Luật Tài nguyênnước được quy định cụ thể như sau:
1.Đối tượng cấp phép:
Tổchức, cá nhân sử dụng nước để sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bệnhviện, đô thị, khu dân cư tập trung và các hoạt động khác, nếu xả nước thải vàonguồn nước, thì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy địnhtại khoản 5 Điều này.
2.Điều kiện cấp phép:
Việccấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ:
a)Luật Tài nguyên nước và các pháp luật khác có liên quan;
b)Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước và phòng, chống tác hại do nướcgây ra của lưu vực sông và quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi;
c)Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; tiêu chuẩn nước thải;
d)Đề nghị của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông; tổ chức, cá nhân quản lý,khai thác công trình thuỷ lợi.
3.Thời hạn của giấy phép:
a)Thời hạn của giấy phép từ 3 đến 5 năm đối với việc xả nước thải vào nguồn nước;
b)Trường hợp thời hạn sử dụng giấy phép đã hết hạn, cơ quan có thẩm quyền cấpgiấy phép quyết định việc gia hạn, nhưng mỗi lần gia hạn giấy phép không quá 3năm;
c)Thời hạn sử dụng giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra một trong các trườnghợp sau :
Nguồnnước không thể bảo đảm khả năng tiếp nhận nước thải;
Nhucầu sử dụng nước và thải nước tăng nhiều mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
Xuấthiện tình huống đặc biệt khác cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước.
4.Thu hồi và đình chỉ sử dụng giấy phép:
Việcthu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đượcáp dụng trong các trường hợp sau:
a)Tổ chức, cá nhân xả nước thải vi phạm nội dung quy định trong giấy phép;
b)Tổ chức, cá nhân xả nước thải vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Tàinguyên nước;
c)Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước bị giải thể, chuyển nhượng hoặc bịtuyên bố phá sản;
d)Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
đ)Giấy phép không sử dụng trong thời gian 01 năm mà không có lý do chính đáng;
e)Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉhiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng.
5.Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép:
a)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc cấp, thu hồi Giấy phép xảnước thải vào nguồn nước và các hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh;
b)Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cấp, thuhồi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và hệ thống công trình thuỷ lợi thuộctỉnh quản lý; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và hệ thống công trình thuỷlợi liên tỉnh do tỉnh quản lý nhưng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c)Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép loạinào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó.
6.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp phép và quy địnhviệc uỷ quyền cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 6.Việc nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước, phí phòng, chống ônhiễm nguồn nước quy định tại Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 19 Luật Tài nguyênnước được quy định cụ thể như sau:
1.Tổ chức, cá nhân khi xin phép xả nước thải vào nguồn nước phải nộp lệ phí cấpphép;
2.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả nước thải vào nguồn nước, hệ thống công trìnhthủy lợi phải nộp phí xả nước thải;
3.Tổ chức, cá nhân xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống tiêu thoát nước chung củathành phố, đô thị, khu dân cư tập trung phải nộp phí phòng, chống ô nhiễm;
4.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nướcchung của thành phố, đô thị, khu dân cư tập trung phải nộp phí xả nước thải; trườnghợp tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến bảo đảmkhối lượng xả ít hơn, mức độ xử lý nước thải tốt hơn so với quy định thì đượcxét miễn, giảm phí xả nước thải;
5.Lệ phí cấp phép, phí xả nước thải, phí phòng, chống ô nhiễm được sử dụng choviệc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu, nộp, quản lý, sử dụng phí xả nướcthải, phí phòng, chống ô nhiễm và các trường hợp miễn, giảm.
BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cácBộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức thu lệ phícấp phép, phí xả nước thải, phí phòng, chống ô nhiễm nguồn nước.
Chương III
KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 7.Việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước quy định tại Điều 20 Luật Tài nguyên nướcđược quy định cụ thể như sau:
1.Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước căn cứ vào quy hoạch lưu vực sôngvà tiềm năng thực tế của nguồn nước, thông báo khả năng của nguồn nước cho cácngành, các địa phương liên quan lập kế hoạch bố trí dân sinh, kinh tế - xã hộiphù hợp với tiềm năng của nguồn nước.
Khinguồn nước không đáp ứng nhu cầu dùng nước, thì các ngành, các địa phương phảiđiều chỉnh kế hoạch, bố trí dân sinh, kinh tế - xã hội cho phù hợp với khả năngthực tế của nguồn nước.
2.Khi xảy ra hạn hán, gây thiếu nước nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước vềtài nguyên nước thực hiện việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước theo nguyêntắc:
a)Bảo đảm chủ động nước cho sinh hoạt với định mức tối thiểu;
b)Nhu cầu nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi, trồng thủy, hải sản;
c)Bảo đảm nước cho các cơ sở công nghiệp và cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng;
d)Bảo đảm nước phục vụ cho chương trình an ninh lương thực và cây trồng có giátrị kinh tế cao;
đ)Các mục đích khai thác, sử dụng nước khác.
Cơquan quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 và 2 Điềunày chịu trách nhiệm lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước.
Điều 8.Nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23Luật Tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
1.Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trừ trường hợp không phảixin phép quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tài nguyên nước phải nộp thuế tàinguyên theo quy định của pháp luật;
2.Trả phí sử dụng nước theo quy định của pháp luật;
3.Bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nướctheo quy định của pháp luật;
4.Trả lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
5.Lệ phí cấp phép khai thác, phí sử dụng nước được sử dụng cho việc quản lý vàbảo vệ tài nguyên nước.
BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cácBộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức thu phí, lệphí cấp phép khai thác, sử dụng nước.
Điều 9. Việccấp phép và việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại khoản 1 Điều24 Luật Tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
1.Đối tượng cấp giấy phép:
Tổchức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt,sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện và các mục đích khácthì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy địnhtại khoản 5 Điều này.
2.Điều kiện cấp giấy phép:
Việccấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước phải căn cứ:
a)Pháp luật về tài nguyên nước và pháp luật khác có liên quan;
b)Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước và phòng, chống tác hại do nướcgây ra của lưu vực sông và quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi; kết quả đánhgiá các đề án thăm dò và báo cáo thăm dò nước dưới đất của các cơ quan chuyênmôn hoặc hội đồng chuyên môn;
c)Khả năng thực tế của nguồn nước, tiêu chuẩn cấp nước, nhu cầu dùng nước;
d)Đề nghị của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông, tổ chức, cá nhân quản lý,khai thác công trình thuỷ lợi.
3.Thời hạn sử dụng của giấy phép:
a)Thời hạn sử dụng của giấy phép là 20 năm đối với khai thác, sử dụng nước mặt;15 năm đối với khai thác, sử dụng nước dưới đất;
b)Trường hợp giấy phép sử dụng đã hết hạn, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quyếtđịnh việc gia hạn, nhưng mỗi lần gia hạn thì thời hạn giấy phép không quá 10năm;
c)Thời hạn của giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra một trong các trường hợpsau đây:
Nguồnnước không thể bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
Việckhai thác nước dưới đất vượt quá mức quy định gây suy thoái, cạn kiệt hoặcnguồn nước dưới đất bị ô nhiễm nghiêm trọng;
Nhucầu sử dụng nước tăng nhiều mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
Xuấthiện tình huống đặc biệt khác cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước.
4.Thu hồi và đình chỉ sử dụng giấy phép:
Việcthu hồi và đình chỉ hiệu lực của giấy phép khai thác, sử dụng nước được thựchiện trong các trường hợp sau:
a)Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước vi phạm nội dung quy định trong giấyphép;
b)Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước vi phạm quy định tại Điều 23 của LuậtTài nguyên nước;
c)Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản;
d)Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
đ)Giấy phép không sử dụng trong thời gian 1 năm mà không có lý do chính đáng;
e)Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉhiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng.
5.Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép:
a)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi các loại giấy phép khaithác, sử dụng nước sau:
Giấyphép khai thác, sử dụng nước đối với các công trình quan trọng quốc gia đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Giấyphép thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình khai thác nước tậptrung với lưu lượng từ 1000 m3/ngày/đêm trở lên.
Giấyphép lấy nước mặt cho nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và sinh hoạt với lưulượng từ 2 m3/s trở lên;
Giấyphép khai thác, sử dụng nước để phát điện với công suất từ 500 kW trở lên.
b)Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thu hồi các loạigiấy phép khai thác, sử dụng nước sau:
Giấyphép thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với các công trình khai thác nước dướiđất, lưu lượng khai thác dưới 1.000 m3/ngày/đêm;
Giấyphép lấy nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, sinh hoạtvới lưu lượng dưới 2 m3/s;
Giấyphép khai thác, sử dụng nước cho phát điện với công suất dưới 500 kW.
c)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nướccho các mục đích khác thuộc lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi liêntỉnh;
d)Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép khai thác, sửdụng tài nguyên nước cho các mục đích khác thuộc lưu vực sông, hệ thống côngtrình thuỷ lợi trong phạm vi địa phương; thực hiện việc cấp phép khai thác, sửdụng nước thuộc lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh theo uỷquyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ)Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép loạinào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó.
6.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp phép khai thác, sửdụng tài nguyên nước.
Điều 10.
1.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức quy mô nhỏvề khai thác sử dụng nước trong phạm vi gia đình quy định tại điểm a, b, ckhoản 2 Điều 24 Luật Tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn.
2.Các trường hợp khai thác, sử dụng nước quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 LuậtTài nguyên nước là các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cácmục đích lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất muối,thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học không nhằm mụcđích kinh doanh.
Điều 11.
Quyềndẫn nước chảy qua quy định tại Điều 33 Luật Tài nguyên nước được thực hiện theoquy định tại các Điều 274, 275, 282 và 283 của Bộ Luật dân sự.
Trườnghợp dẫn nước bằng các biện pháp công trình, thì Chủ đầu tư phải tuân theo quyhoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi và phải được cơ quanquản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tạikhoản 5 Điều 9 Nghị định này.
Điều 12.Tổ chức, cá nhân khi cần bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụngtài nguyên nước quy định tại Điều 35 Luật Tài nguyên nước thì phải có đơn xinphép, lập đề án trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyđịnh tại khoản 5 Điều 9 Nghị định này.
Chương IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 13.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước, baogồm:
1.Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; lập danh mục các lưuvực sông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
2.Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bảnpháp quy, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức về bảo vệ, khai thác, sửdụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
3.Tổng hợp, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nướctrong phạm vi cả nước; xây dựng ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước và thựchiện công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước thuộc chức năng, nhiệm vụ quảnlý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4.Quyết định theo thẩm quyền việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này; cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép hoặcuỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thuhồi, gia hạn giấy phép về tài nguyên nước, giấy phép hành nghề khoan điều tra,khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất theoquy định của Nghị định này;
5.Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp,huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ,lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại khác do nước gâyra;
6.Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; giải quyết cáctranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về tài nguyên nước;
7.Tổng hợp và đề xuất trình Chính phủ xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế vềlĩnh vực tài nguyên nước;
8.Đề xuất, trình Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chứccơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luậttài nguyên nước;
9.Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, công tác phòng, chốnglụt, bão và xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn.
Điều 14. CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ của mìnhcó trách nhiệm:
1.Tổng Cục Khí tượng thuỷ văn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và tổchức thực hiện kế hoạch hàng năm và dài hạn việc điều tra cơ bản về số lượng,chất lượng về tài nguyên nước mặt;
2.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quanxây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước; kiểm soát và hạn chế mưa axít;
3.Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiệnkế hoạch hàng năm và dài hạn việc điều tra cơ bản địa chất tài nguyên nước dướiđất; xây dựng quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, phương án bảo đảm an toàncông trình thuỷ công của công trình thuỷ điện, khai thác tổng hợp nguồn nướctrình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
4.Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vàcác Bộ, ngành có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới giaothông thuỷ và xây dựng các công trình giao thông thuỷ;
5.Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ,ngành có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước đôthị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung;
6.Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ,ngành có liên quan xây dựng tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác, sửdụng nguồn nước cho việc phát triển thuỷ sản nội địa;
7.Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp kế hoạchđầu tư kinh phí cho các dự án về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyênnước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trình Thủ tướngChính phủ quyết định;
8.Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cácchính sách về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 15.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ, khai thác, sửdụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại donước gây ra tại địa phương;
2.Hướng dẫn thi hành các quy định của Chính phủ và các Bộ về quản lý, bảo vệ,khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hạido nước gây ra tại địa phương;
3.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nướctại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cácBộ, ngành có liên quan;
4.Cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép về tài nguyên nước, giấy phép hành nghề khoanđiều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dướiđất theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; điều hoà, phân phối nước tại địa phương theo hướng dẫn của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn;
5.Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống,khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán; xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các táchại do nước gây ra tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn;
6.Tổ chức công tác thanh tra về tài nguyên nước; giải quyết hoặc tham gia giảiquyết các tranh chấp về tài nguyên nước và xử lý các vi phạm pháp luật về tàinguyên nước tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 62 của Luật Tàinguyên nước và các quy định khác của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến phápluật về tài nguyên nước tại địa phương;
7.Thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia;
8.Quy định vùng bảo hộ vệ sinh và mức quy mô nhỏ trong khai thác, sử dụng tàinguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
Điều 16.
1.Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước theo quy định tại Điều 63 Luật tài nguyênnước có nhiệm vụ tư vấn giúp Chính phủ:
a)Chiến lược, chính sách tài nguyên nước quốc gia;
b)Xét duyệt quy hoạch các lưu vực sông lớn;
c)Chuyển nước giữa các lưu vực sông lớn;
d)Các dự án về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Chính phủ quyếtđịnh; phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt và các tác hại khác do nước gâyra;
đ)Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn nước quốc tế và giải quyết cáctranh chấp phát sinh;
e)Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành với nhau và giữacác Bộ, ngành với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữacác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.Việc lập, quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nướcdo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 17.Cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông quy định tại Điều 64 Luật Tài nguyênnước được quy định cụ thể như sau:
1.Căn cứ vào danh mục các lưu vực sông đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lập, quy chế cụ thể về tổ chức vàhoạt động của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông CửuLong;
2.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định lập,quy chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sôngđối với các sông thuộc phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.
Điều 18.Hệ thống tổ chức Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước:
1.Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước ở Trung ương trực thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn;
2.Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước ở địa phương trực thuộc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn.
Việclập, ban hành Quy chế hoạt động của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nướccác cấp do Chính phủ quyết định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đâytrái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 20.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng các Bộ, ngành cóliên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 21.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thihành Nghị định này./.