NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về đăng ký giao dịch bảo đảm
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Dânsự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghịđịnh này quy định về việc đăng ký cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản (sauđây gọi chung là đăng ký giao dịch bảo đảm); về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và trình tự, thủ tục đăng ký, trừ trườnghợp luật, pháp lệnh hoặc nghị định có quy định khác.
Điều 2. Đối tượng đăng ký
1.Những trường hợp sau đây phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảođảm:
a)Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyềnsở hữu;
b)Việc cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc quy định tại điểm a, khoản 1 Điều nàynhưng các bên thoả thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tàisản;
c)Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
d)Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.
2.Khi có yêu cầu, thì việc bảo lãnh bằng tài sản cũng được đăng ký.
3.Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc đăng ký giaodịch bảo đảm
1.Các giao dịch bảo đảm được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn của ngườiyêu cầu đăng ký.
Cácnội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải chính xác, đầy đủ, trung thực.Người yêu cầu đăng ký phải chịu trách nhiệm về nội dung đăng ký.
Trongtrường hợp cần thiết, cơ quan đăng ký có quyền yêu cầu người yêu cầu đăng kýcung cấp giấy tờ liên quan đến việc đăng ký.
2.Cơ quan đăng ký phải đăng ký kịp thời, chính xác theo đúng nội dung đơn mà ngườiyêu cầu đăng ký đã kê khai và tạo điều kiện cho việc đăng ký, tìm hiểuthông tin.
3.Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm và sổ đăng ký giao dịch bảo đảmđược mở công khai để mọi người có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin khi có yêucầu.
Điều 4. Lệ phí
1.Người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu đăng ký thay đổi, người yêu cầu đăng ký giahạn, người yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phải nộp lệ phí khinộp đơn yêu cầu; trường hợp gửi đơn yêu cầu qua đường bưu điện hoặc qua các phươngtiện thông tin liên lạc khác, thì phải nộp lệ phí vào tài khoản của cơ quanđăng ký giao dịch bảo đảm.
2.Mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và cung cấp thông tin vềgiao dịch bảo đảm do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp quy định.
Chương II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM,
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn củaBộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
Bộ Tư pháp là cơ quan giúpChính phủ thực hiện quản lý thống nhất về đăng ký giao dịch bảo đảm, có nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:
1.Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;
2.Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cánbộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm;
3.Quản lý cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm;
4.Ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử dụng các mẫu đơn, giấytờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý "Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịchbảo đảm";
5.Thống kê đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng hợp và báo cáo Chính phủ về công tácđăng ký giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước;
6.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền;
7.Hợp tác quốc tế về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam trong việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảođảm
BộGiao thông vận tải, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện quản lý nhà nướcvề đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay, có nhiệm vụ, quyền hạn sauđây:
1.Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàubay;
2.Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thựchiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay theo quy định củapháp luật;
3.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giaodịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay;
4.Báo cáo định kỳ sáu tháng và báo cáo hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng kýgiao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay;
5.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảmđối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất tại địa phương mình,có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký giao dịchbảo đảm đối với bất động sản và quyền sử dụng đất theo quy định của Nghị địnhnày và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
2.Xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bất động sản và quyền sửdụng đất tại địa phương mình;
3.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giaodịch bảo đảm đối với bất động sản và quyền sử dụng đất;
4.Báo cáo định kỳ sáu tháng và báo cáo hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng kýgiao dịch bảo đảm đối với bất động sản và quyền sử dụng đất;
5.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
Điều 8. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
1.Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:
a)Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh;
b)Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực;
c)Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
d)Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất;
đ)Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn.
2.Thẩm quyền đăng ký của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định nhưsau:
a)Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh thực hiện việc đăng kýgiao dịch bảo đảm đối với các loại tài sản, trừ các trường hợp được đăng ký tạicác cơ quan theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;
b)Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, nơi đã đăng ký tàu biển thựchiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển;
c)Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đốivới tàu bay;
d)Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất, nơi có bất động sản thực hiện việcđăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền vớiđất trong trường hợp bên bảo đảm là tổ chức;
đ)Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi có bất động sản đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất,bất động sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo đảm là hộ gia đình, cánhân.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
Cơquan đăng ký giao dịch bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Đăng ký giao dịch bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký; đăng ký giahạn; xoá đăng ký;
2.Cấp giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm và bản sao giấy chứng nhận đăngký giao dịch bảo đảm;
3.Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
4.Từ chối đăng ký hoặc từ chối cung cấp thông tin khi người yêu cầu đăng ký hoặcngười yêu cầu cung cấp thông tin không khai đầy đủ theo mẫu đơn hoặc không nộplệ phí theo quy định;
5.Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký;
6.Thu lệ phí đăng ký, lệ phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm;
7.Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bảo quản các thông tin đã được đăng ký.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều 10.Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, gửi đơn yêu cầu đăng ký giao dịchbảo đảm
1.Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảmhoặc người được uỷ quyền. Trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảođảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầuđăng ký thay đổi đó.
2.Người yêu cầu đăng ký có thể nộp đơn trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc gửi đơnqua đường bưu điện, qua các phương tiện thông tin liên lạc khác đến cơ quanđăng ký.
Điều 11. Nội dung đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
Đơnyêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
1.Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm:
a)Trường hợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân(nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);
b)Trường hợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa chỉtrụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chinhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).
2.Mô tả tài sản bảo đảm.
Điều 12. Trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1.Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ theo mẫu đơn, đúng sự thật, đúng thoảthuận của các bên về giao dịch bảo đảm.
2.Trường hợp người yêu cầu đăng ký ghi vào đơn các nội dung không đúng sự thật,không đúng thoả thuận của các bên về giao dịch bảo đảm mà gây thiệt hại, thìphải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 13. Hiệu lực của việc đăng ký
Việcđăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong năm năm, kể từ ngày đăng ký, trừ trườnghợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký giahạn. Thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn là năm năm.
Điều 14. Nhận đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
1.Khi nhận đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đã được ghi đầy đủ các nội dungtheo mẫu, cơ quan đăng ký phải ghi vào đơn thời điểm nhận (giờ, ngày, tháng,năm) và cấp cho người yêu cầu đăng ký bản sao đơn yêu cầu có ghi thời điểm nhậnđơn hợp lệ.
2.Trường hợp đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm không ghi đầy đủ các nội dungtheo mẫu hoặc người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí, thì cơ quan đăng ký trảlại đơn yêu cầu đăng ký và nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Điều 15. Cấp giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
Cơquan đăng ký phải kịp thời nhập các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng kývào Hệ thống dữ liệu hoặc sổ đăng ký và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhậnđơn hợp lệ phải cấp cho người yêu cầu đăng ký giấy chứng nhận đăng ký giao dịchbảo đảm.
Điều 16.Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm
Cácgiao dịch bảo đảm đối với động sản, tàu biển, tàu bay, quyền sử dụng đất, bấtđộng sản gắn liền với đất được lưu giữ trong "Hệ thống dữ liệu quốc giacác giao dịch bảo đảm" theo tên của bên bảo đảm (sau đây gọi là Hệ thốngdữ liệu).
Hệthống dữ liệu là cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc và do cơ quan đăng ký quốcgia giao dịch bảo đảm thống nhất quản lý.
Điều 17. Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm
1.Các giao dịch bảo đảm đối với tàu biển, tàu bay được ghi vào Sổ đăng ký tàubiển quốc gia, Sổ đăng bạ tàu bay.
2.Các giao dịch bảo đảm đối với bất động sản và quyền sử dụng đất của tổ chức, cánhân và hộ gia đình được ghi vào sổ đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bất độngsản theo tên của bên bảo đảm.
Điều 18. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
Giấychứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
1.Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm:
a)Trường hợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân(nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);
b)Trường hợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa chỉtrụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chinhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).
2.Tài sản bảo đảm: ghi các nội dung về tài sản bảo đảm như trong đơn đề nghị đăngký;
3.Thời điểm đăng ký;
4.Thời hạn đăng ký có hiệu lực;
5.Thời điểm đăng ký hết hạn;
6.Số đăng ký;
7.Danh mục các giao dịch bảo đảm theo tên của bên bảo đảm hiện đang lưu giữ trongHệ thống dữ liệu hoặc trong sổ đăng ký tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đăngký giao dịch bảo đảm.
Điều 19. Thay đổi nội dung đã đăng ký
1.Người yêu cầu đăng ký có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký thay đổi nội dung đãđăng ký. Người yêu cầu thay đổi nội dung đã đăng ký phải gửi đơn đề nghị thayđổi đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2.Đơn yêu cầu thay đổi đăng ký có nội dung chủ yếu sau đây:
a)Người yêu cầu đăng ký thay đổi:
Trườnghợp là cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân (nếucó), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax ( nếu có);
Trườnghợp là tổ chức: tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa chỉ trụ sởchính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chi nhánh, sốđiện thoại hoặc số fax (nếu có).
b)Nội dung thay đổi: bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thay đổi thứtự ưu tiên thanh toán (nếu có) và các nội dung khác đã đăng ký.
Điều 20. Sửa chữa sai sót
Trườnghợp người yêu cầu đăng ký phát hiện trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc giấy chứngnhận đăng ký giao dịch bảo đảm có sai sót, thì có quyền yêu cầu cơ quan đăng kýsửa lại cho đúng với nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký. Việc nộpđơn yêu cầu sửa chữa sai sót được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị địnhnày.
Khinhận đơn yêu cầu sửa chữa sai sót, cơ quan đăng ký phải ghi vào đơn thời điểmnhận (giờ, ngày, tháng, năm). Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đơn hợplệ, cơ quan đăng ký phải cấp cho người yêu cầu sửa chữa sai sót giấy chứng nhậnđăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 21. Thời điểm đăng ký
1.Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn hợplệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2.Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp dưới đây được tính nhưsau:
a)Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót trong đơn yêucầu đăng ký, thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn yêucầu sửa chữa sai sót đó;
b)Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu sửa chữa sai sót trong giấychứng nhận đăng ký, thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơnyêu cầu đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c)Trường hợp người yêu cầu đăng ký có đơn yêu cầu đăng ký thay đổi, thì thời điểmđăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn yêu cầu đăng ký theo quy định tạikhoản 1 Điều 14 Nghị định này; nếu là yêu cầu đăng ký bổ sung tài sản bảo đảm,thì thời điểm đăng ký là thời điểm cơ quan đăng ký nhận đơn yêu cầu bổ sung tàisản bảo đảm đó.
Điều 22. Giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm
1.Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thờiđiểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký theo quy định tại Điều 13 Nghịđịnh này.
2.Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản đượcxác định theo thứ tự đăng ký.
3.Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảmkhông có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch bảo đảm.
Điều 23. Xoá đăng ký
Việcxoá đăng ký được thực hiện như sau:
1.Trước ngày thời hạn đăng ký chấm dứt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này,bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm đề nghị xoá đăng ký trong các trường hợp quyđịnh tại các điều 343, 362, 375 và 418 Bộ Luật Dân sự và trong trường hợp nghĩavụ được bảo đảm chấm dứt; người yêu cầu xoá đăng ký phải kê khai đầy đủ vào đơnyêu cầu xoá đăng ký theo mẫu và gửi cho cơ quan đăng ký theo quy định tại Điều10 Nghị định này. Người yêu cầu xoá đăng ký không phải trả lệ phí.
2.Cơ quan đăng ký xoá đăng ký trong Hệ thống dữ liệu hoặc trong sổ đăng ký. Trongthời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu xoá đăng ký, cơ quan đăng ký cấpcho người có đơn yêu cầu giấy chứng nhận xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theomẫu. Trong trường hợp người yêu cầu xoá đăng ký là bên bảo đảm, thì cơ quanđăng ký phải gửi cho bên nhận bảo đảm bản sao giấy chứng nhận xoá đăng ký giaodịch bảo đảm.
Điều 24. Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
1.Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm. Cơquan đăng ký có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức trongviệc tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm.
2.Việc cung cấp thông tin được thực hiện theo tên của bên bảo đảm nêu trong đơnyêu cầu.
Cơquan đăng ký cung cấp cho người yêu cầu cung cấp thông tin về các giao dịch bảođảm theo tên của bên bảo đảm đang được lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu hoặctrong sổ đăng ký tại thời điểm cung cấp.
Điều 25. Thẩm quyền cung cấp thông tin của các cơ quan đăng ký giaodịch bảo đảm
Thẩmquyền cung cấp thông tin của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được quyđịnh như sau:
1.Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh cung cấp thông tin vềgiao dịch bảo đảm đã được lưu giữ trong Hệ thống dữ liệu;
2.Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam cung cấp thôngtin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký đối với tàu biển;
3.Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đãđăng ký đối với tàu bay;
4.Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất, nơi có bất động sản cung cấp thôngtin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký đối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắnliền với đất của tổ chức;
5.Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn, nơi có bất động sản cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng kýđối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ giađình.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Chuyển đổi việc đăng ký lại các giao dịch bảo đảm
Cácgiao dịch bảo đảm đối với động sản đã đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệulực mà nay thuộc thẩm quyền đăng ký của cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảođảm và chi nhánh được đăng ký lại theo đơn của người yêu cầu đăng ký.
Trongthời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu cá nhân, tổ chứccó đơn yêu cầu đăng ký lại, thì không phải trả lệ phí đăng ký và ngày đăng kýcũ vẫn được bảo lưu; nếu quá thời hạn này mới có yêu cầu đăng ký lại, thì yêucầu đăng ký đó được coi là yêu cầu đăng ký mới và có hiệu lực, kể từ thời điểmđăng ký theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Điều 27. Hiệu lực của Nghị định
Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Nhữngquy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 28. Thi hành Nghị định
1.Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghịđịnh này.
2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.